Nhận xét về thực trạng văn hóa đọc của học sinh trường THCS Quốc

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường THCS quốc khánh tại huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 74)

7. Cấu trúc của đề tài

2.4. Nhận xét về thực trạng văn hóa đọc của học sinh trường THCS Quốc

Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

2.4.1. Ưu điểm

45

Nhìn chung học sinh của nhà trường có nhu cầu đọc rất phong phú và đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, những nhu cầu về tài liệu sách giáo khoa và sách tham khảo phục vụ cho việc học tập là chủ yếu. Mục đích đọc thường xuất phát và liên quan đến nhu cầu đọc tài liệu, do mục đích đọc chủ yếu phục vụ học tập, đây được đánh giá là phù hợp với hoạt động học tập của học sinh.

- Nhu cầu đọc, hứng thú đọc của các em đã được hình thành và tương đối vững chắc

Nhận thức của học sinh về vấn đề đọc sách và phát triển văn hố đọc trong

nhà trường có tiến bộ đáng kể. Chính vì lẽ đó, văn hố đọc của học sinh có nhiều thay đổi. Nhu cầu đọc của học sinh nhà trường phong phú, đa dạng ở nhiều lĩnh vực. Sách và việc đọc sách đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong quá trình học tập và sinh hoạt của các em. So với các hoạt động khác, các em có hứng thú hơn với việc đọc sách, nhất là tại thư viện. Điều này được thể hiện qua bảng 2.3: Tần suất đọc sách của học sinh: học sinh thường xuyên đọc tài liệu chiếm 35,8% số học sinh thi thoảng đọc sách chiếm 42,8%, học sinh ít khi đọc sách chiếm 21,4%.

46

- Kỹ năng đọc và kỹ năng lĩnh hội của một bộ phận học sinh đã được phát triển tương đối tốt

Một số bộ phận các em học sinh đã hình thành một số kỹ năng đọc sách tương đối tốt. Sau khi đọc xong một quyển sách các em đã có thể nhớ được tên cuốn sách, tên tác giả và tóm tắt nội dung là 26,4%, những chi tiết ấn tượng của tác phẩm 31,5%, học sinh hiểu và ghi nhớ nội dung của cuốn sách 22,1%. Học sinh hiểu, nhớ và vận dụng những điều trong sách vào bài học là 20%. Các em đã có ý thức vận dụng những điều đã đọc vào cuộc sống. Và đã bắt đầu hình thành khả năng lĩnh hội tài liệu thể hiện ở việc các em đã bước đầu nắm được phương pháp đọc tăng khả năng hiểu nội dung tài liệu và đặc biệt cũng đã có một số rất ít em đã bước đầu biết vận dụng kiến thức đã đọc vào hoạt động học tập. Bên cạnh đó, một phần các em đã có ý thức noi gương các nhân vật tốt trong sách để rèn luyện đạo đức trong cuộc sống hàng ngày. Một số em tham gia các hoạt động tập thể trong thư viện như thi viết thư, thi kể chuyện, về tranh theo sách, là những hoạt động đem lại cơ hội thể hiện lại những ấn tượng, cảm xúc thu nhận được khi đọc sách.

Ở mức độ lĩnh hội cao hơn, các em cùng đã có những nhận thức quan trọng

trong việc vận dụng tri thức đã được được vào bài học cũng như thực tế cuộc sống

như có một số em có thể ghi lại những cảm xúc cảm nhận của bản thân về cuốn sách chiếm 17,9% . Bên cạnh đó, các học sinh ghi lại những thông tin về cuốn sách là 25% hay kể lại cho bạn bè, người thân nghe về những gì các em đã được đọc chiếm 36,4%. Đây là những ưu điểm trong việc xây dựng kỹ năng đọc và cảm thu nội dung sách cho học sinh trường THCS Quốc Khánh mà thư viện đạt được trong qua trình thực hiện.

- Thái độ, cách ứng xử văn hóa khi đọc sách của học sinh cũng được hình

thành rõ hơn

Qua khảo sát thực tế và điều tra số liệu cho thấy phần lớn các em học sinh trường THCS Quốc Khánh đều đã hình thành quan niệm, nhận thức đúng đắn về tài liệu với 55,7% học sinh cho rằng sách cần được bảo quản, giữ gìn và sử dụng đúng mục đích và 44,3% học sinh quan niệm sách, báo cần được trân trọng. Việc

thực hiện các hành vi đối với sách trong quá trình đọc cũng được hạn chế. Đây là những dấu hiệu tích cực trong hình thành và phát triển văn hóa đọc cho các em, nhất là ở lứa tuổi các em cũng đã có được nhận thức của riêng mình, hiểu được vai trị quan trọng của sách báo đồng thời có thái độ trân trọng, giữ gìn và bảo quản chúng. Một số em đã có ý thức giữ vệ sinh trong khi đọc sách như ngồi đọc đúng tư thế, biết trân trọng sách và tác giả viết sách, không làm rách hay bôi bẩn sách khi đọc. Thái độ, cách ứng xứ có văn hóa của các em đối với sách phản ánh dược sự hưởng dẫn, dạy dỗ từ phía giáo viên chủ nhiệm, nhân viên thư viện trong suốt quả trình các em tiếp xúc với sách. Hi vọng sau khi biết được thực trạng này, ban lãnh đạo nhà trường, GVCN và nhân viên thư viện sẽ làm tốt hơn vai trị của mình trong việc hướng dẫn và hình thành cho các em có ý thức trong việc ứng xử với sách, báo giúp các em thêm yêu sách, góp phần quan trọng trong công tác giáo dục của trường.

2.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những mặt tích cực trong cơng tác văn hố đọc cho học sinh, hiện tại thư viện vẫn cịn gặp khơng ít khó khăn, nên đã phần nào có những mặt hạn chế nhất định và làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển văn hoá đọc của học sinh trong nhà trường.

- Nhu cầu đọc của một số bộ phận học sinh còn phiến diện và cảm tính Qua số liệu khảo sát có thể thấy được nhu cầu đọc của học sinh

trường

THCS Quốc Khánh còn phiến diện. Bảng 2.1 Nhu cầu đọc theo loại hình tài liệu cũng đã chỉ rõ điều đó: Nhu cầu đọc sách truyện thiếu nhi và báo tạp chí chiếm tỉ lệ 22,8%. tại cả hai nhóm đối tượng. Trong khi, số lượng học sinh đọc sách tham khảo chỉ có 22 bạn (chiếm 15,7%) trên tổng số 140 bạn được hỏi trả lời. Vì vậy, các em cần được GVCN và nhân viên thư viện hướng dẫn đọc những cuốn sách có giá trị nội dung và nghệ thuật như những sách văn học Việt Nam của các tác giả như: Nguyễn Nhật Ánh, Tơ Hồi...hay sách văn học nước ngoài như: Hạt giống tâm hồn... thì ngơn từ của các em trong văn viết mới trở nên phong phú và tình cảm hơn. Bên cạnh đấy, nhân viên thư viện cũng chưa nắm bắt được nhu cầu đọc của học sinh, vì vậy việc định hướng, giới thiệu cho các em những cuốn sách

có giá trị nội dung cao chưa thực hiện tốt. Vì vậy, vẫn để điều tra nhu cầu doc của học sinh từ đó đưa ra các giải pháp để kích thích, tạo hứng thú đọc cho các em là vấn để nhân viên thư viện cần quan tâm và thực hiện.

- Học sinh khi lựa chọn sách vẫn còn thụ động

Các em lựa chọn sách vẫn rất cảm tính, thích sách nào lấy sách đấy vẫn cịn

thụ động. mà chưa chủ ý đến sách được xuất bản bởi nhà xuất bản nào, tác giả nào. Như vậy, rất có thể các em sẽ chọn phải những loại sách kém chất lượng với nội dung khơng lành mạnh. Ví dụ: Khi được hỏi vì sao đọc sách thì đến 70 bạn (chiếm 50%) trên tổng số 140 bạn trả lời là vì thích", chỉ có 20 bạn (chiểm 14%) trên tổng 140 bạn được hỏi trả lời là bố mẹ khuyên đọc, thầy cô giáo yêu cầu. Khi học sinh khơng có kỹ năng lựa chọn tài liệu rất có thể dẫn tới tình trạng các em sẽ lựa chọn các cuốn sách có nội dung kém chất lượng hoặc có lời lẽ thơ tục. Tính thụ động cũng thế hiện kĩ năng đọc tài liệu của các còn chưa cao. Thiếu sự quan tâm của nhân viên thư viện cùng với giáo viên trong trường và các bậc phu huynh là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này.

- Một bộ phận các em học sinh chưa hình thành thói quen ứng xử văn hóa đối với tài liệu

Tuy rằng đại bộ phận các em học sinh đều có ý thức trong việc trần trọng, giữ gin tài liệu, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ các em học sinh chưa ý thức được hành vi, ứng xử của mình đối với tài liệu, cụ thể: việc cắt xé tài liệu là 10%, nhàu bẩn tài liệu 20% trên tổng số 100 bạn được hỏi. Tuy đây không phải là con số lớn nhưng cũng là những hành vi không đúng trong quá trình đọc của các em mà nhân viên thư viện và ban lãnh đạo nhà trưởng cần hướng dẫn, bồi dường để các em hiểu rõ hơn về vai trò của sách báo cũng như thái độ ứng xứ của mình như thể nào cho phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng văn hóa đọc trong nhà trường, nâng cao hiệu qua giáo dục toàn diện.

- Hiệu quả phát triển văn hóa đọc trong thư viện chưa cao

Các hoạt động phục vụ việc đọc cho học sinh chư được tổ chức thường xuyên. Thư viện chỉ áp dụng một số hình thức đơn giản nên chưa thực sự thu hút được các em. Chất lượng của công tác hướng dẫn đọc chưa cao vẫn còn một số

49

thư viện chưa quan tâm hướng dẫn kỹ lưỡng cho bạn đọc có các kỹ năng đọc đúng. Mặc dù có sự phát triển, tăng cường về số lượng, nâng cao về chất lượng nhưng hoạt động của thư viện vẫn chưa thỏa mãn được nhu cầu đọc, sử dụng thơng tin và khai thác thơng tin một cách có hiệu quả.

- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa thư viện với gia đình, nhà trường

Văn hóa đọc được hình thành và phát triển dưới tác động của cả gia đình và nhà trường…; do đó sự phối hợp của các yếu tố trên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc hco các em. Tuy nhiên trong thực tế thư viện trường THCS, gia đình vànhà trường chưa có sự liên kết phối hợp trong việc phát triển văn hóa đọc cho các em do chưa tìm ra cơ chế và mơ hình tổ chức thích hợp. Phần lớn gia đình các em chưa có sự quan tâm đến việc độc ủa con em mình và chưa có sự trao đổi thường xuyên với nhà trường và

thư viện về kế hoạch và biện pháp hướng dẫn cụ thể cho các em.

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

Qua việc khảo sát, tiến hành thu thập thơng tin tại trường THCS Quốc Khánh nhóm nghiên cứu có nhận xét về thư viện của trường có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc cho học sinh, nhưng mức độ đáp ứng nhu cầu thực tế chưa cao. Vai trò của thư viện đối với hoạt động giảng dạy, học tập của nhà trường chưa được Ban Lãnh đạo nhà trường nhìn nhận một cách đúng mực. Những hạn chế này, theo nhóm nghiên cứu xác định là do chịu tác động của hai mặt nguyên nhân: khách quan hoặc chủ quan.

- Các em ít có thời gian đọc sách

Nhìn vào hoạt động của các em, nhất là các em ở lứa tuổi nhỏ, chúng ta có thể nhận thấy thời gian học ở trường và ở nhà chiếm gần hết thời gian nghỉ ngơi, thời gian tối còn lại các em dành cho xem phim và trò chơi điện tử. Hiện nay xã hội rất phát triển, một số học sinh đã có điện thoạt di động lên mạng xem các video khơng lành mạnh, chơi cái trị chơi bạo lực. Vì vậy, các em cịn rất ít thời gian để đọc, để chơi. Chúng ta nên xác định những hình thức giải trí lành mạnh, có ích, và thơng minh, để tránh những phương thức giải trí khơng lành mạnh, hoặc

50

có hại đang tràn ngập hiện nay. Một cuốn sách có tác dụng giải trí lành mạnh, có ích, bằng chữ hoặc bằng tranh, chắc chắn sẽ được các em vui thích đón đọc; và sau tác dụng giải trí, sẽ là tác dụng thanh lọc và làm giàu thế giới tâm hồn con người, thay vì những căn dặn, ép buộc về đạo đức hoặc các lý thuyết khó hiểu về lý tưởng. Đọc sách giúp các em có năng lực cảm thụ và bồi dưỡng tâm hồn.

- Thiếu sự định hướng của người lớn

Sự định hướng của người lớn như giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh và nhân

viên thư viên là rất cần thiết trong quá trình hình thành văn hóa đọc của học sinh. Nhưng qua số liệu thống kê và quan sát thực tế của tác giá luận văn, hoạt động định hướng của người lớn chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Qua khảo sát điều tra, có thể thấy có tới 70% các em tự mình lựa chọn tài liệu, bố mẹ khuyên đọc chi chiếm (15%), thầy cô giáo yêu cầu (5%), bạn bè giới thiệu (5%) và lý do khác (5%). Đây là một tỉ lệ đáng buồn và cần phải được điều chính. Khi xã hội ngày càng phát triển, một bộ phận bố mẹ cùng bận rộn với công việc và làm kinh tế, càng có ít thời gian quan tâm đến con cái và việc học tập của con, nhiều gia đình cịn giao phó tồn bộ trách nhiệm cho nhà trường và giáo viên của con. Trong khi đó, nhiều giáo viên chủ nhiệm cịn chưa quan tâm nhiều đến sách thiếu nhi và chưa biết cách hướng dẫn các em học sinh đọc sách như thể nào cho hiệu quả. Học sinh cũng thiếu đi sự định hướng từ người lớn việc thiếu sự định hướng của người lớn cũng dẫn đến văn hóa ứng xứ của học sinh đối với tài liệu chưa cao. Có rất nhiều học sinh có những hành vi khơng đúng khi đọc sách như: Dùng bút đánh dấu linh tinh lên sách, cắt xé tài liệu, làm nhàu, vẽ bẩn lên tài liệu hay vứt sách bừa bãi sau khi đọc đây là những hành động cần được phải điều chính của các em trong q trình đọc.

- Sách báo khơng có được sự kiểm duyệt nghiêm ngặt

Quy mô, năng lực hoạt động xuất bản chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người đọc về thông tin, tri thức và thưởng thức văn học, nghệ thuật. Một số nhà xuất bản còn chạy theo lợi nhuận, chưa thật sự chú trọng đến chất lượng của xuất bản phẩm dành cho lứa tuổi thiếu niên. Lượng xuất bản phẩm tuy xuất bản ngày một nhiều nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu. Khơng

51

ít nhà sách chạy theo thị trường mà bán ra các cuốn truyện có nội dung nhảm nhí, phi giáo dục, nội dung khơng phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam. Giá cả xuất bán phẩm khơng được kiểm sốt, quyền đặt giá hoàn toàn nằm trong giới xuất bản mà hiện nay đa phần là doanh nghiệp tư nhân, nhiều xuất bản phẩm có giá cả quá cao... cũng là một trở ngại lớn đối với các em học sinh.

- Thư viện chưa có nhiều hình thức hoạt phong phú, đa dạng

Căn cứ vào thực trạng các hoạt động văn hóa đọc cho học sinh trường THCS Quốc Khánh, có thể nhận thấy các hình thức văn hóa đọc được tổ chức rất lẻ tẻ, rời rại khơng có nhiều hoạt động mới phong phú và da dạng để thu hút học sinh, các hoạt động có nội dung chưa sâu, chưa được tổ chức một cách thường xuyên. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc văn hóa đọc cho học sinh chưa mang lại được những hiệu quả như mong đợi.

- Ban Iãnh đạo nhà trường chưa nhận thức rõ được vai trò của thư viện

nhân viên thư viện trong văn hóa đọc

Thực tế trên cho thấy, văn hóa đọc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với học sinh, giúp các em hình thành lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử gây hại sức khỏe và mạng xã hội thiếu kiểm soát ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý học sinh. Thiết nghĩ, để văn hóa đọc hình thành trong mỗi học sinh thì cùng với sự nỗ lực của nhà trường, các bậc phụ huynh cần dành thời gian đọc sách, kể chuyện cùng con, giới thiệu định hướng những cuốn sách hay để khơi gợi hứng

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường THCS quốc khánh tại huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w