Kỹ năng lĩnh hội các giá trị nội dung trong tài liệu

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường THCS quốc khánh tại huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 59)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2. Kỹ năng đọc của học sin hở thư viện trường học

2.2.1. Kỹ năng lĩnh hội các giá trị nội dung trong tài liệu

Theo Phó giáo sư. Tiến sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, kỹ năng đọc là khả năng hiểu, cảm thụ và lĩnh hội tác phẩm, biến tri thức, kinh nghiệm trong sách thành tri thức, kinh nghiệm của chính mình để có thể vận dụng một cách nhuẩn nhuyễn trong khi tiến hành các hoạt động sống khác nhau. Kĩ năng đọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tri thức, kinh nghiệm, năng lực và tính chất các q trình tâm lý trong mỗi cá nhân - chủ thể của hoạt động đọc, đồng thời cũng là kết quả của quá trình rèn luyện lâu dài của chính họ. [6]

Bảng 2.7 Kỹ năng lĩnh hội giá trị nội dung tài liệu của học sinh

Kỹ năng lĩnh hội

Ghi nhớ tên cuốn sách, tên tác giả, tóm tắt nội dung Ghi nhớ những chi tiết ấn tượng

Hiểu và ghi nhớ nội dung Hiểu, nhớ và vận dụng những điều trong sách vào bài học

100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%

Biểu đồ 2.7. Thể hiện kỹ năng lĩnh hội giá trị nội dung tài liệu của học sinh

Theo số liệu khảo sát học sinh Trường THCS Quốc Khánh thì đa số các em sau khi đọc đều có những lĩnh hội nhất định với cuốn sách mình mới vừa đọc từ mức độ thấp nhất là ghi nhở tên cuốn sách, tên tác giả (26,4%), đến ghi nhớ những chi tiết ấn tượng (31,5%), trong đó khối 8, 9 chiếm ti lệ cao nhất (40%); ở mức độ hiểu và ghi nhớ nội dung cuốn sách có 31 bạn trả lời chiếm 22,1%, trong đó học sinh khối 8, 9 chiếm tỉ lệ cao hơn (20%). Ở mức độ lĩnh hội cao nhất là hiểu, nhớ và vận dụng những điều trong sách vào bài học có 28 bạn được hỏi trả lời, chiếm 20% và mức độ chênh nhau giữa 2 nhóm đối tượng bạn đọc tương đối rõ nét với nhóm học sinh khối 6 ,7 (15,7%), nhóm học sinh khối 8, 9 (21,4%), điều này tỉ lệ thuận với các mức độ lĩnh hội của học sinh theo mức độ tăng dần từ thấp đến cao. Tuy mức độ ghi nhớ những chi tiết ẩn tượng chiếm tỉ lệ cao nhất (31,5%) nhưng cũng cho thấy mức độ tiếp thu và lĩnh hội tri thức từ sách của các em rất đáng khích

lệ. Chứng tỏ các em đã biết lĩnh hội những điều đã đọc vào bài học cũng như cuộc sống ở một mức độ nhất định tuy chưa phải là mức cao. Nhưng với các em trung học thì tỉ lệ như vậy là đáng khen ngợi. Tỷ lệ học sinh nhớ được tên tác giả và nhớ rõ các chi tiết của tài liệu tuy chưa cao, nhưng cũng cho thấy các em có khả năng hiểu, cảm thụ tài liệu. Việc so sánh giữa hai khối lớp cũng cho thấy các em khối 8, 9 có khả năng cảm thụ tài liệu ở mức độ cao hơn, tốt hơn các em

37

khối 6, 7. Vì vậy nhân viên thư viện cũng như GVCN cần hướng dẫn, giúp đỡ các em để các em có thể hình thành những kỹ năng đọc và khả năng linh hội những điều đà đọc trong sách vào bài học một cách tốt nhất. Đọc sách muốn có hiệu quả nhất thiết phái gắn liền với việc ghi chép. Thói quen ghi chép buộc người đọc hiểu sâu hơn và ghi nhớ những điều đã lĩnh hội khi đọc. Nó tạo nên lợi thế khơng gì so sánh nổi, mã hóa trí thức để chuyển vào não bộ để trở nên đễ dàng hơn: luyện tập khả năng hệ thống hóa và phân loại tài liệu. Đây là cơ sở để phát triển khá năng đọc sáng tạo của học sinh.

2.2.2. Kỹ năng vận dụng tri thức đã đọc vào thực tế

Kỹ năng vận dụng tri thức đã đọc trong sách vào cuộc sống của các em được thế hiện ở khả năng các em kể trao đổi, bình luận với bạn bè về những điều đã đọc, tham gia các hoạt động tập thể có liên quan đến đọc sách trong thư viện và nhà trường, đồng thời thể hiện ở kết quả học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức của các em. Đây cũng là kỹ năng lĩnh hội cao nhất trong văn hóa đọc.

Bảng 2.8 Kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh

Kỹ năng vận dụng

Ghi lại những thông tin về cuốn sách

Kể lại cho bạn bè, người thân

Ghi lại những cảm xúc, cảm nhận về cuốn sách Khơng làm gì cả

38

khối 6,7

18,6 25,7

17,1

38,6

Ghi lại những thông tin về cuốn sách

Ghi lại những cảm xúc, cảm nhận về cuốn sách

khối 8,9

15,7

31,4

18,6

34,3

Ghi lại những thông tin về cuốn sách

Ghi lại những cảm xúc, cảm nhận về cuốn sách

Biểu đồ 2.8. Thể hiện kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh

39

Bên cạnh việc hiểu và lĩnh hội các giá trị của tài liệu thì việc ghi chép cũng góp phần quan trọng giúp học sinh ghi nhớ và hiểu sâu hơn những điều đã đọc. Việc ghi chép giúp các em luyện tập kỹ năng lựa chọn thông tin cần thiết để đưa vào bộ nhớ, biết cách chất lọc những thông tin cần thiết và cô đọng, đây là một trong những kỹ năng cần thiết của học sinh trong quá trình đọc. Đây là những kỹ năng của học sinh sau khi các em đã đọc xong cuốn sách và cảm nhận sâu sắc. Không dừng lại ở mức ghi nhớ những chi tiết ấn tượng hay nội dung mà là áp dụng các bài học, những cảm nhận sau khi đọc vào thực tế như ghi chép lại thông tin hay về tranh theo sách, kê lại cho mọi người nghe và ghi lại những cản xúc, cảm nhận về sách. Nhìn tổng thể học sinh trường THCS Quốc Khánh đã vận dụng tri thức trong tài liệu vào học tập hiệu quả hơn so với các em tiểu học. Ở lứa tuổi này sự phát triển hồn thiện hơn về trí não giúp các em ghi nhớ kiến thức tốt. Những kiến thức thu nhận được thông qua tài liệu thường là kiến thức cơ bản nền tảng… giúp các em tiếp thu bài giảng nhanh, tốt hơn. Chính vì vậy tỷ lệ học sinh tiếp thu bài giảng nhanh và tốt hơn tăng lên đáng kể so với ở các cấp học thấp hơn.

Hầu hết các em học sinh trường THCS Quốc Khánh sau khi đọc xong sách đều có ghi lại những thơng tin nhất định về tác phẩm đã đọc. Tuy nhiên hoạt động sau khi đọc sách của các em có các mức độ khác nhau. Trong đó kể lại cho bạn bè, người thân chiếm tỉ lệ cao nhất (36,4%), mức độ này chiếm tỉ lệ cao nhất ở khối 6 , 7 (38,6%); tiếp đến là hoạt động ghi lại những thông tin về cuốn sách (25%), hoạt động này chiếm tỉ lệ cao nhất ở khối 8, 9 (31,4%). Tuy nhiên, hoạt động khơng làm gì cả của học sinh cũng đang chiếm một tỉ lệ khá cao (20,7%), và khối 6, 7 chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm đối tượng khối 8 ,9 (25,7%). Có thể thấy hoạt động chủ yếu của các em sau khi đọc sách là kể lại cho người thân và bạn bè nghe. Khi các em kể lại cho người thân và bạn bè nghe, chính các em sẽ có những nhận xét và nhữmg quan diểm riêng của mình về tác phẩm, đối chiếu với ý kiến của bạn bè và người thân, từ đó mở rộng hơn tầm hiểu biết, biết vận dụng cái hay cái đẹp vào cuộc sống và tránh xa những thói hư tật xấu. Các hoạt động này có

40

thể phát triển sự năng động, sáng tạo và tinh thần ham học hỏi, chia sẻ hiểu biết của các em. Tính tích cực, sáng tạo trong mỗi học sinh có thể dần hình thành và phát triển cùng với sự giáo dục của gia đình và nhà trường. Do vậy, việc rèn luyện cho các em phát triển kỹ năng ghi nhớ và vận dụng những điều đã tiếp thu trong sách vào cuộc sống là hết sức cần thiết và quan trọng.

2.3. Ứng xử đối với tài liệu

Ứng xử của học sinh trường THCS Quốc Khánh với tài liệu được thể hiện qua quan niệm, nhận thức của các em với tài liệu đối với tài liệu, về ý nghĩa của tài liệu đối với học sinh và thái độc ứng xử của học sinh khi sử dụng tài liệu đối

2.3.1. Quan niệm, nhận thức đối với tài liệu

Quan niệm, nhận thức đối với tài liệu của học sinh trường THCS Quốc Khánh được thể hiện ở dưới bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.9 Quan niệm, nhận thức của học sinh đối với tài liệu

Quan niện, nhận thức

Cần được trân trọng

Cần được bảo quản, giữ gìn và sử dụng đúng mục đích

41

Chart Title

Cần được trân trọng

Biểu đồ 2.9. Thể hiện quan niệm, nhận thức của học sinh đối với tài liệu

Số liệu bảng trên cho thấy hơn 100% học sinh trong trường THCS Quốc Khánh có quan niệm, nhận thức đúng đắn và tích cực về tài liệu. Với các em, sách là vật lưu giữ thông tin và tri thức về những kinh nghiệm quý báu, là nơi truyền bá tri thức và bồi dưỡng tâm hồn. Chính vậy, với các em khi sử dụng tài liệu cần phải trân trọng và cần thận giữ gìn, cũng như cần được bảo quản và sử dụng đúng mục đích. Ở quan niệm tài liệu cần được trân trọng có 62 học sinh được hỏi trả lời (chiếm 44,3%), trong đó tỉ lệ chênh lệch giữa các nhóm học sinh là khơng đáng kể. Ở quan niệm tài liệu cần được bảo quản, giữ gìn và sử dụng đúng mục đích, có 78 học sinh được hỏi trả lời (chiếm 55,7%), và sự chênh lệch giữa hai nhóm đối tượng cũng có sự khác biệt khơng cao. Bên cạnh đó nhóm học sinh khối 8, 9 do có sự hiểu biết nên tài liệu cần được trân trọng chiếm tỷ lệ lớn hơn so với khối 6, 7. Tóm lại, quan niệm, nhận thức đúng đắn đối với tài liệu đã giúp học sinh có thái độ rất đúng mực trong tiếp xúc với tài liệu, có tâm trạng, tỉnh cảm tốt với tài liệu, phát sinh hứng thú và nhu cầu sử dụng tài liệu. Đây đồng thời là yếu tố quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển văn hóa trong học sinh trong trường.

2.3.2. Thái độ ứng xử đối với tài liệu

42

được nâng niu, trân trọng. Thái độ ứng xử có văn hóa với tài liệu của các em được thể hiện qua cách thức các em đọc sách. Qua các thức đọc sách cũng là một phần trong ứng xử đối với tài liệu học sinh.

Bảng 2.10 Tư thế đọc sách của học sinh

Tư thế đọc

Ngồi vào bàn đọc Vừa đi đường vừa đọc Nằm trên giường

Vừa làm việc khác vừa đọc

Chart Title 60 52,9 52,8 52,8 50 40 30 20 10 0 Ngồi vào bàn đọc

Biểu đồ 2.10. Thể hiện tư thế đọc sách của học sinh

Qua bảng số liệu thống kê trên đây, có thể nhận thấy rõ ý thức của học sinh trường THCS Quốc Khánh đối với việc đọc sách: Tư thế ngồi vào bàn đọc chiếm tỉ

lệ cao nhất (52,9%), trong đó nhóm đối tượng lớp 6, 7 và khối lớp 8, 9 là bằng nhau đều chiếm tỉ lệ (52,8%). Tuy nhiên tỉ lệ các em nằm trên giường đọc sách

43

còn khá cao (24,3%), trong đó tỉ lệ cao nhất ở nhóm đối tượng lớp 6, 7 (27.2%), cịn lớp 8, 9 là 22,9%. Tư thế vừa đi trên đường vừa đọc sách chỉ chiếm tỉ lệ thấp (12,9%). Có thể thấy ý thức về hành vi đọc của học sinh trong trường tương đối cao, nhưng bên cạnh đấy việc vừa làm việc khác vừa đọc chiếm tỉ lệ ít nhất là (7,8%): lớp 6, 7 có tỉ lệ 7,1% trong đó lớp 8, 9 chiếm tỉ lệ cao hơn là 8,6%. Do ý thức của các em học sinh lớp 6, 7 cao hơn các anh chị lớp lớn, bởi các em ở độ tuổi này vẫn còn nghe lời GVCN trong việc hướng dẫn tư thế ngồi học, còn với các anh chị lớp lớn lời nói của thầy cơ trong nhắc nhở đã giảm bớt sự ảnh hưởng, các em dần bộc lộ cá tính và cái tơi của bản thân hơn. Nếu tình trạng khơng ngồi đọc sách đúng tư thế thì trong thời gian dài sẽ rất ảnh hưởng tới cột sống và đôi mắt của các em. Để đảm bảo cơ thể các em phát triển một cách toàn diện cần phải hướng dẫn các em tư thế đọc sách thích hợp: sách đặt vừa tầm mắt, đọc ở nơi có đủ ánh sáng, ngồi đọc tại bàn có độ cao theo tiêu chuẩn, đồng thời tiếp thu tốt nội dung tri thức chứa đựng trong tài liệu.

Bên cạnh đó, các hành vi đối với tài liệu khi đọc và sau khi đọc của các em cũng thế hiện thái độ ứng xử của các em đối với tài liệu. Các hành vi không tốt của các em hộc sinh trường THCS Quốc Khánh được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.11 Các vi phạm trong ứng xử đối với tài liệu

Hành vi ứng xử

Cắt, xé tài liệu

Làm nhàu, bẩn tài liệu Ký tên, viết bậy bạ nên tài liệu

Vứt tài liệu bừa bãi không đúng nơi quy định

Chart Title 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%

Biểu đồ 2.11. Thể hiện các vi phạm trong ứng xử đối với tài liệu

Hầu hết học sinh trường THCS Quốc Khánh có thức tốt trong việc giữ gìn tài liệu. Tuy nhiên cũng cịn tồn tại những thói quen khơng tốt khi đọc tài liệu. Việc phạm các hành vi đối xử với tài liệu cũng được các em học sinh giảm tới mức thấp. Cụ thể: Cắt, xẻ tài liệu chiếm (10%), làm nhàu, bẩn tài liệu (20%), ký tên, viết về bậy lên tài liệu (17%), vứt tài liệu bừa bãi (53%). Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng của trường THCS Quốc Khánh khi học sinh nhận thức được hành vi, thái độ ứng xử của mình đối với tài liệu. Tuy nhiên, các em cũng cần được hướng dẫn, dạy do từ người lớn để hiểu được những hành vi nào không nên thực hiệm với sách, giúp các em biết trân trọng, giữ gìn sách báo của thư viện nói chung và của bản thân các em nói riêng. Tuy đây khơng phải là một kết quả cao nhưng cũng đánh giá phần nào ý thức, thái độ ứng xử của các em đối với việc đọc sách, chứng tỏ đối với các em, sách cũng là một phần quan trọng trong cuộc sống thường ngày, đây cũng là những dấu hiệu tích cực để trường THCS Quốc Khánh phát triển văn hóa đọc cho các em được hiệu quả và chất lượng hơn.

2.4. Nhận xét về thực trạng văn hóa đọc của học sinh trường THCSQuốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

2.4.1. Ưu điểm

45

Nhìn chung học sinh của nhà trường có nhu cầu đọc rất phong phú và đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, những nhu cầu về tài liệu sách giáo khoa và sách tham khảo phục vụ cho việc học tập là chủ yếu. Mục đích đọc thường xuất phát và liên quan đến nhu cầu đọc tài liệu, do mục đích đọc chủ yếu phục vụ học tập, đây được đánh giá là phù hợp với hoạt động học tập của học sinh.

- Nhu cầu đọc, hứng thú đọc của các em đã được hình thành và tương đối vững chắc

Nhận thức của học sinh về vấn đề đọc sách và phát triển văn hố đọc trong

nhà trường có tiến bộ đáng kể. Chính vì lẽ đó, văn hố đọc của học sinh có nhiều thay đổi. Nhu cầu đọc của học sinh nhà trường phong phú, đa dạng ở nhiều lĩnh vực. Sách và việc đọc sách đã trở thành hoạt động khơng thể thiếu trong q trình học tập và sinh hoạt của các em. So với các hoạt động khác, các em có hứng thú hơn với việc đọc sách, nhất là tại thư viện. Điều này được thể hiện qua bảng 2.3: Tần suất đọc sách của học sinh: học sinh thường xuyên đọc tài liệu chiếm 35,8% số học sinh thi thoảng đọc sách chiếm 42,8%, học sinh ít khi đọc sách chiếm 21,4%.

46

- Kỹ năng đọc và kỹ năng lĩnh hội của một bộ phận học sinh đã được phát triển tương đối tốt

Một số bộ phận các em học sinh đã hình thành một số kỹ năng đọc sách

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa đọc cho học sinh trường THCS quốc khánh tại huyện tràng định, tỉnh lạng sơn (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w