Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH bền VỮNG tại TỈNH hà GIANG (Trang 48 - 53)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.2. Tổchức thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà

2.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Những năm qua, du lịch tỉnh Hà Giang đã có những bước phát triển khá tồn diện, đã tích cực khai thác và phát huy lợi thế, tiềm năng vị thế của khu vực. Tuy nhiên, những kết quả trên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; quy mơ và trình độ phát triển du lịch của thành phố còn thấp:

- Sự phát triển của dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng trong những năm qua chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh Hà Giang. Quy hoạch ngành, lĩnh vực, các khu, điểm du lịch còn thiếu và chưa có tính gắn kết, đồng bộ, q trình triển khai cịn chậm. Đặc biệt còn thiếu về đề án phát triển du lịch

41

bền vững.

- Các tuyến đường đã được quy hoạch khi triển khai xây dựng còn chậm, kéo dài. Mạng lưới điện cung cấp trên địa bàn và các khu du lịch yếu và

đã xuống cấp. Hệ thống đèn chiếu sáng cịn thiếu. Chưa có hệ thống cấp, thốt nước khu trung tâm thành phố và khu du lịch. Môi trường tại các khu du lịch tập trung đang có nguy cơ bị ơ nhiễm đặc biệt đối với nước thải.

- Hình ảnh du lịch chưa sâu đậm, thiếu hấp dẫn và dịch vụ cịn nghèo nàn. Chất lượng một số loại hình dịch vụ bổ trợ như khu mua sắm, dịch vụ ăn uống thiếu tính chun nghiệp, đơn điệu về hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách. Chưa có các khu vui chơi cho trẻ em, các khu vui chơi lớn; khách sạn, nhà hàng cao cấp, các khu nghỉ dưỡng, các khu sinh thái còn thiếu. - Sự liên kết trong phát triển du lịch Hà Giang với các địa phương khác cịn yếu. Vì thế, hầu như khách quốc tế, nhất là khách đi theo đoàn đến với Hà Giang rất ít, thêm vào đó là sự cạnh tranh một cách gay gắt giữa các doanh nghiệp du lịch, làm ăn chụp giật của một số cơ sở kinh doanh... điều đó đã làm hạn chế sự phát triển du lịch bền vững của tỉnh.

* Nguyên nhân của những hạn chế:

- Nền kinh tế tỉnh Hà Giang còn kém phát triển nên khả năng đầu tư và huy động vốn đầu tư cho phát triển du lịch còn rất hạn chế. Hà Giang là tỉnh miền núi, hệ thống giao thơng cịn kém phát triển để kết nối với các trung tâm kinh tế, các địa điểm du lịch trong vùng.

- Năng lực, trình độ, bao gồm cả sự năng động, nhạy bén của bộ máy quản lý và nhân lực cho thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững còn hạn chế.

- Quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển du lịch trên địa bàn

Hà Giang chưa được lập; các tuyến du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa… chưa được khảo sát thiết lập cụ thể, các khu dịch vụ, điểm tập kết phương tiện giao thông chưa được xây dựng và triển khai.

42

- Tính liên kết trong tổ chức phát triển du lịch bền vững của du lịch tỉnh Hà Giang với các khu vực khác trong và ngoài tỉnh Hà Giang (Cao Bằng, Lào

Cai, Tuyên Quang,…) còn yếu và lỏng lẻo.

- Công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch chưa được chú trọng và còn ở quy mô nhỏ, lẻ, chưa rộng khắp.

- Số lượng và quy mô của các cơ sở du lịch, doanh nghiệp du lịch cịn ít và nhỏ, chưa kết nối tốt với nhau và với các cơ quan quản lý du lịch ở đại phương.

2.2.4. Những vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang trong thời gian tới

Trên cơ sở nghiên cứu thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững tỉnh Hà Giang, cho thấy những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới là:

1) Nhận thức và tư duy về phát triển du lịch bền vững cần được đổi mới mạnh mẽ; (2) Công tác quy hoạch phát triển du lịch bền vững cần được đẩy mạnh phù hợp với bối cảnh phát triển mới. (3) Thể chế, cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển du lịch cần được hoàn thiện theo hướng cụ thể hóa phù hợp với đặc thù du lịch vùng miền núi, dân tộc và tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng tham gia các hoạt động phát triển du lịch theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố; (4) Cơ sở hạ tầng du lịch cần được chú trọng phát triển nhiều hơn để có thể kết nối phát triển du lịch Hà Giang với du lịch vùng; (5) Công tác phổ biến, tuyên truyền, xúc tiến đầu tư, quảng bá tiềm năng du lịch của Thành phố cần được đẩy mạnh nhiều hơn;

(6) Chất lượng nguồn nhân lực cần được nâng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững; (7) Sự phối hợp trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững trên địa bàn thành phố cần được tăng cường, cả trong bộ máy quản lý du lịch và cả với các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân địa phương.

43

Tiểu kết chương 2

Phát triển du lịch bền vững là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, ngành cơng nghiệp khơng khói này đang thu hút rất nhiều lao động tham gia. Trong chương 2 của khóa luận, đã đề cập đến thực trạng tài nguyên du lịch của tỉnh Hà Giang, đặc biệt là q trình thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững của tỉnh Hà Giang trong giai đoạn nghiên cứu, các văn bản chính sách về du lịch, phát triển bền vững đã đựợc ban hành trên địa bàn thành phố, đánh giá ưu, khuyết điểm và hạn chế trong q trình thực hiện chính sách thơng qua 07 bước cơ bản cụ thể: kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững; cơng tác phổ biến, tun truyền về thực hiện chính sách này; phân cơng phối hợp giữa các cơ qua, ban, ngành; UBND các xã, phường của thành phố, cơng tác duy trì, điều chỉnh, kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách đối với thực trạng phát triển du lịch bền vững.

44

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH HÀ GIANG

3.1. Định hướng phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang - -

Định hướng phát triển thị trường

Thị trường khách quốc tế: tập trung vào thu hút khách Đông Nam Á trong đó chủ yếu là khách Trung Quốc; Bắc Mỹ, Đơng Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc), Tây Âu, Ấn Độ... Thị trường khách nội địa: chủ yếu khách từ Hà Nội, Phú Thọ, Hải Phịng, Thái Ngun, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh... và khách trong tỉnh.

- Định hướng hợp tác du lịch

Định hướng hợp tác du lịch trong nước của du lịch Hà Giang lấy sự liên kết phát triển du lịch của các tỉnh miền núi phía Bắc; cùng với hợp tác trao đổi những kinh nghiệm về phát triển với các khu vực khác trong nước như: Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên… Định hướng hợp tác du lịch quốc tế của tỉnh Hà Giang là Nhật Bản, Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kơng, Đài Loan, Macao), ASEAN làm đối tác hợp tác chính.

- Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch

Xây dựng quy hoạch và kế hoạch đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Tăng cường liên doanh liên kết thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước. Ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng các cơng trình thể dục thể thao tổng hợp, hội chợ triển lãm, hội nghị... Phát triển hệ thống các điểm vui chơi giải trí. Đầu tư tơn tạo, nâng cấp và quy hoạch lại các điểm di tích lịch sử, di tích cách mạng, các di sản văn hoá...

- Định hướng về tổ chức hoạt động du lịch

Trên cơ sở tiềm năng phong phú, đa dạng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, tỉnh Hà Giang chủ trương phát triển mạnh các loại hình du lịch

45

đặc trưng và có ưu thế; liên kết với các địa phương khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch; tổ chức chu đáo các lễ hội truyền thống trên từng địa bàn; phát triển, kết hợp các loại hình kinh doanh du lịch lữ hành; khuyến khích phát triển các hình thức du lịch “Tour trọn gói”.

- Định hướng phát triển du lịch gắn với bảo vệ mơi trường và đảm bảo an ninh – quốc phịng

Cần có sự đổi mới về tư duy đảm bảo an ninh quốc phòng gắn với phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch ở vùng biên giới nhằm tạo điều kiện tốt nhất trong khả năng có thể cho du lịch phát triển. Trong thực tế, nhiều đề án phát triển các sản phẩm du lịch mới như dù lượn, khinh khí cầu, v.v. thường gặp khó khăn trong thẩm định bởi tư duy cịn chưa cởi mở và phù hợp với tình hình, bối cảnh mới.

Cần có sự tham gia tích cực hơn của ngành quốc phịng đối trong q trình lập quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng và kế hoạch phát triển khu du lịch tỉnh Hà Giang theo từng thời kỳ để đảm bảo các cơng trình hạ tầng du lịch có thể phát huy có hiệu quả khơng chỉ trong điều kiện thời bình mà cả trong trường hợp xảy ra chiến tranh, cũng như để đảm bảo các hoạt động du lịch được phát triển trong điều kiện tốt nhất về an ninh quốc phịng.

Đối với một số vị trí chiến lược về phòng thủ quốc phòng đã được xác định trong quy hoạch phòng thủ biên giới cần xây dựng kế hoạch phòng thủ trong mối quan hệ với hoạt động du lịch với tư cách là một hoạt động dân sự nhằm khẳng định chủ quyền và tạo điều kiện để người dân sống ở đây đó có thêm cơ hội việc làm, tăng thu nhập và vì vậy họ có thể n tâm định cư, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc ở vùng biên giới Thành phố Hà Giang.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH bền VỮNG tại TỈNH hà GIANG (Trang 48 - 53)

w