Chính sách phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH bền VỮNG tại TỈNH hà GIANG (Trang 25 - 29)

8. Cấu trúc của khóa luận

1.5. Chính sách phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam

1.5.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển của du lịch bền vững

- Quan điểm

Phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan; bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội. Phát triển du lịch trong sự cân đối các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường, đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, góp phần tích cực trong cơng việc bảo tồn, bảo vệ mơi trường tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển du lịch có trách nhiệm, tơn trọng lợi ích các bên, các vùng miền, tơn trọng văn hóa truyền thống, tơn trọng du khách trong mối quan hệ với các cộng đồng điểm đến. Phát triển du lịch luôn gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và văn hóa dân tộc, đảm bảo du lịch tạo động lực và nguồn lực cho bảo tồn văn hóa, bảo vệ mơi trường và ngược lại cơng tác bảo tồn và tôn vinh những giá trị tự nhiên và văn hóa góp phần tich cực đẩy mạnh hoạt động du lịch; giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới mơi trường và văn hóa bản địa. Phát triển du lịch gắn với giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống người dân, cải thiện hạ tầng, thay đổi diện mạo đất nước và là cầu nối hịa bình, hữu nghị với các quốc gia trên thế giới. Phát triển du lịch gắn liền với nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, đặc biệt ở các vùng

18

biên giới , hải đỏa, bảo vệ chủ quyền của quốc gia, đảm bảo trật tự, an tồn xã hội, giữ gìn truyền thống, đạo đức, thuần phong mỹ tục và nhân phẩm con người Việt Nam.

- Mục tiêu

Dựa trên các quan điểm chung về phát triển bền vững, về vị trí đặc biệt của ngành du lịch và những thỏa thuận đã đạt được trên các diễn đàn quốc tế đã xác lập 11 mục tiêu cụ thể được hoạt động du lịch bền vững như sau:

a, Hiệu quả kinh tế: Đảm bảo tính hiệu quả kinhh tế và tính cạnh tranh để các doanh nghiệp và các điểm du lịch có khả năng tiếp tục phát triển phồn thịnh và đạt tới lợi nhuận lâu dài.

b, Chất lượng việc làm: Tăng cường số lượng và chất lượng việc làm tại địa phương do ngành du lịch tạo ra và được ngành du lịch hỗ trợ, bao gồm mức thu nhập, điều kiện và khả năng dịch vụ, khơng có sự phân biệt đối xử về giới, chủng tộc, bệnh tật và các mặt khác.

c, Cơng bằng xã hội: Cần có sự phân phối lợi ích kinh tế và xã hội thu được từ hoạt động du lịch một cách công bằng và rộng rãi cho tất cả những người trong cộng đồng đáng được hưởng, kể cả những cơ hội cải thiện cuộc sống, nâng cao mức thu nhập và cung cấp dịch vụ cho người nghèo.

đ, Sự thỏa mãn của khách du lịch: Cần cung cấp những dịch vụ an toàn, thỏa mãn đầy đủ của khách du lịch, không phân biệt về giới, chủng tộc và các mặt khác.

e, Khả năng kiểm soát của địa phương: Thu hút và trao quyền cho các cộng đồng địa phương trong việc xây dựng kế hoạch và đề ra quyết định về quản lý du lịch và phát triển du lịch trong tuong lai tại địa phương, có sự tham khảo tư vấn của các thành phần hữu quan khác.

f, An sinh cộng đồng: Duy trì và tăng cường chất lượng cuộc sống của người dân địa phương, bao gồm cơ cấu tổ chức xã hội và cách tiếp cận các nguồn tài nguyên, hệ thống hỗ trợ đời sống, tránh làm suy hoái và khai thác quá mực môi trường cũng như xã hội dưới mọi hình thức.

19

g, Đa dạng văn hóa: Tơn trọng và tăng cường các giá trị di sản lịch sử, bản sắc văn hóa, truyền thống và những bản sắc đặc biệt của cộng đồng tại các điểm du lịch.

h, Thống nhất về tự nhiên: Duy trì và nâng cao chất lượng của cảnh vật, kể cả ở nông thôn cũng như thành thị, tránh để môi trường xuống cấp về thực thể và nhãn quan.

i, Đa dạng sinh học: Hỗ trợ cho việc bảo tồn khu vực tự nhiên, môi trường sống, sinh vật hoang dã và giảm thiểu thiệt hại đối với các yếu tố này.

j, Hiệu quả của nguồn lực: Giảm thiểu mức sử dụng những nguồn tài nguyên quý hiếm và không thể tái tạo được trong việc phát triển và khai thác các sơ sở phương tiện và dịch vụ du lịch.

k, Mơi trường trong lành: Giảm thiểu ơ nhiễm khơng khí, đất, nước và rác thải từ du khách và các hãng du lịch.

1.5.2. Các chính sách phát triển du lịch bền vững

Luật Du lịch được Quốc hội Khố XI, kỳ họp thứ 7 thơng qua năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 và đến năm 2017 được ban hành mới, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.

Trên cơ sở quy định của Luật Du lịch, Chính phủ và các bộ ngành, UBND các địa phương đã cụ thể hóa thành các chính sách cụ thể, thể hiện trong các nghị định, thơng tư, quyết định hướng dẫn thi hành, trong đó trước hết phải kể đến: Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch và nay là Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 thay thế Nghị định số 92/2007/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch; biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch đối với những sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch; điều kiện công nhận điểm du lịch, khu du lịch; ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành; cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch; điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du

20

lịch của cơ sở lưu trú du lịch và nguồn hình thành Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư số 06/2017/TT- BVHTTDL ngày 15/12/2018 quy định chi tiết một số Điều của Luật Du lịch, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2018 và thay thế cho một loạt quy định tại các thơng tư trước đó (số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2008, số 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2008, số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011, số 19/2014/TT- BVHTTDL ngày 08 tháng 12 năm 2014, 04/2016/TT-BVHTTDL ngày 29 tháng 6 năm 2016).

Trên cơ sở Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Du lịch do Trung ương ban hành, UBND các địa phương cũng ban hành các chính sách quản lý phát triển du lịch phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương theo thẩm quyền.

Ngồi ra, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030 tại Quyết định số 2473/QĐ- TTg ngày 30/12/2011; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” tại Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013; Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 18/02/2012 phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2013-2020; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch. Các bộ ngành có liên quan ban hành chính sách có liên quan về phát triển du lịch, như Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã ban hành Quyết định số 297/QĐ-BVHTTDL ngày 06/02/2012 phê duyệt Chương trình phối hợp chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.

Ngoài một số văn bản quy phạm pháp luật kể trên cịn có rất nhiều thông tư, nghị định, nghị quyết, quyết định do Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành để thực hiện phát triển du lịch bền vững.

21

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH bền VỮNG tại TỈNH hà GIANG (Trang 25 - 29)