8. Cấu trúc của khóa luận
2.2. Tổchức thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà
2.2.1. Các văn bản chính sách về phát triển du lịch bền vững của tỉnh Hà
+ Lễ hội, phong tục: Mỗi dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Hà Giang đều có nếp sinh hoạt và tập tục lễ hội riêng góp phần làm nên bản sắc văn hóa đa sắc tộc của Hà Giang. Các lễ hội đặc sắc được đánh giá là tài nguyên du lịch gồm lễ hội Lồng Tồng của đồng bào Tày, Nùng; lễ hội Cấp sắc của đồng bào Dao; lễ hội Lẩu then của đồng bào Tày hay Lễ hội bàn Vương của đồng bào dân tộc Dao. Bên cạnh các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thì tỉnh Hà Giang cịn có nhiều lễ hội mang tính chất tín ngưỡng và văn hóa tâm linh phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân như: Lễ hội Đền, lễ hội đền Thác Con, lễ hội Đường phố. Những năm trở lại đây, chính quyền địa phương đều kết hợp tổ chức Lễ hội Đền với quy mô cấp thành phố, được kết hợp với các tour du lịch tâm linh của các vùng Đông Bắc, Tây Bắc đến với Cơng viên địa chất tồn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.
+ Ẩm thực: Hà Giang có nhiều món ẩm thực độc đáo, hấp dẫn du khách
có thể kể đến như: Thắng Cố, Cháo Ấu Tẩu, Thịt trâu khô, Lạp Xường, Xôi
ngũ sắc, Cơm Lam…
2.2. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang thời gian qua tỉnh Hà Giang thời gian qua
2.2.1. Các văn bản chính sách về phát triển du lịch bền vững của tỉnhHà Giang Hà Giang
Trên cơ sở Luật Du lịch (ban hành năm 2005 và tiếp đó là năm 2017 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2018) đã có những văn bản hướng dẫn thực hiện triển khai phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang như sau:
Nghị định của Chính phủ số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch năm 2017 (thay thế các Nghị định trước đó hướng dẫn thi hành Luật Du lịch năm 2005). Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về điều tra, đánh giá, phân loại tài
30
nguyên du lịch; biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch đối với những sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch; điều kiện công nhận điểm du lịch, khu du lịch; ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành; cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch; điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch của cơ sở lưu trú du lịch và nguồn hình thành Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch…
Thơng tư của Bộ VHTTDL số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.Thông tư này quy định chi tiết một số Điều của Luật Du lịch về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; nội dung bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa và nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế; trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành; tiêu chuẩn cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác; tiêu chuẩn thành thạo ngoại ngữ; nội dung bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; nội dung kiểm tra nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm; khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch quốc tế; mẫu đơn đề nghị, thông báo, biên bản; mẫu giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, thẻ hướng dẫn viên du lịch; mẫu chứng chỉ, giấy chứng nhận và các mẫu biển hiệu trong lĩnh vực du lịch.
Quyết định số 1646/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2014 của UBND tỉnh Hà Giang về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quyết định này cụ thể hóa quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch thành những nhiệm vụ, giải pháp mang tính khả thi phát triển có định hướng, theo lộ trình nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chỉ đạo các hoạt động du lịch trên địa bàn; nhằm bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch của tỉnh; Đến năm 2020, du lịch Hà Giang cơ bản trở thành ngành kinh tế
31
có vị trí quan trọng trong cơ cấu khối dịch vụ, tạo tiền đề đến năm 2030 là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung.
Nghị quyết số 35/2016/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang ưu tiên hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch thiết yếu, có tính cấp bách trong bối cảnh hiện nay.
Nghị quyết số 123/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng Nhân dân thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết này đưa ra một số mục tiêu nhằm phát triển du lịch với tốc độ nhanh, tập trung phát triển có chiều sâu, theo hướng nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp để đảm bảo sản phẩm du lịch có thương hiệu và tính cạnh tranh cao. Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm và bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị tự nhiên; giữ vững quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an tồn xã hội; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường;
Kế hoạch số 331/KH-UBND ngày 08/08/2017 của UBND tỉnh Hà Giang thực hiện Chương trình số 29-CTr/TU ngày 24/7/2017 của BTV Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Kế hoạch này nhằm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn gắn với phát triển bền vững; phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, có tính chun nghiệp, có hệ thống vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; Du lịch Hà Giang thuộc nhóm các tỉnh đứng đầu về phát triển du lịch ở phía Bắc.
32