Nâng cao năng lực chủ thể thực hiện chính sách và các bên liên quan

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH bền VỮNG tại TỈNH hà GIANG (Trang 56 - 57)

8. Cấu trúc của khóa luận

3.2. Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển du lịch bền

3.2.3. Nâng cao năng lực chủ thể thực hiện chính sách và các bên liên quan

liên quan

Để du lịch tỉnh Hà Giang có được đội ngũ lao động tương xứng với yêu cầu phát triển du lịch, cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch với một số hướng tiếp cận cụ thể bao gồm:

Tổ chức điều tra xác định nhu cầu đào tạo cụ thể đối với đội ngũ cán bộ quản lý du lịch, đội ngũ lao động trực tiếp trong các hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là hướng dẫn viên làm việc trong khu, điểm du lịch; đối với cộng đồng tham gia hoạt động dịch vụ du lịch ở các khu du lịch để làm căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo/bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cụ thể cho tỉnh Hà Giang.

Chủ động tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ cho đội ngũ lao động du lịch hiện có của địa phương, đặc biệt là bao gồm cả lao động cộng đồng trực tiếp tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch ở Hà Giang.

Khuyến khích các lao động có chất lượng về làm việc tại địa phương. Có chính sách phù hợp, hấp dẫn tạo điều kiện thuận lợi để các lao động trẻ, con em Hà Giang và các huyện trong tỉnh về làm việc tại địa phương.

Để du lịch tỉnh Hà Giang nói chung có được đội ngũ lao động tương xứng với yêu cầu phát triển du lịch, cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch với một số hướng tiếp cận cụ thể bao gồm:

Chủ động tranh thủ sự giúp đỡ và hỗ trợ của Tổng cục Du lịch và các tổ chức quốc tế trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch Hà Giang. Chú trọng đối với đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên ở các khu du lịch tại tỉnh Hà Giang. Về lâu dài, cần có kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực du lịch trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chung cho tỉnh Hà Giang.

49

3.2.4. Tăng cường huy động nguồn lực cho thực hiện chính sách

Tập trung huy động các nguồn vốn thực hiện mục tiêu phát triển du lịch để giải quyết về nhu cầu đầu tư, đảm bảo nhu cầu tài chính cho việc thực hiện thành cơng các định hướng phát triển với nhiều hình thức huy động khác nhau trên quan điểm huy động từ nguồn nội lực là chủ yếu, sử dụng nguồn vốn ngân sách hợp lý.

Tập trung vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển hạ tầng, bảo vệ tài nguyên và môi trường cũng như cho quảng bá xúc tiến (trong giai đoạn đầu), đầu tư cho công tác quy hoạch, lập dự án kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Khuyến khích các nguồn vốn đầu tư đa dạng cho phát triển du lịch, đặc biệt coi trọng huy động vốn (nhiều hình thức) của cộng đồng địa phương. Khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp đóng góp và tham gia trực tiếp vào cơng tác phát triển nguồn nhân lực.

Với nguồn vốn này cần ưu tiên cho các nhà đầu tư có đủ năng lực để đầu tư xây dựng các dự án du lịch trọng điểm đã được xác định trên địa bàn khu du lịch Hà Giang.Vốn ngân sách Nhà nước (cả TW và địa phương) ưu tiên sử dụng vào việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nội bộ tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch của khu du lịch Hà Giang; vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Hà Giang và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Vốn vay ngân hàng với tỷ lệ lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp du lịch sử dụng nguồn vốn này vào việc đầu tư tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng. Bên cạnh đó, cần đồng thời cải tiến các thủ tục cho vay đảm bảo rút ngắn thời gian xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các hạng mục cơng trình dịch vụ.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH bền VỮNG tại TỈNH hà GIANG (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w