Tiềm năng phát triển du lịch

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH bền VỮNG tại TỈNH hà GIANG (Trang 34 - 37)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.1. Khái quát về du lịch tỉnh Hà Giang

2.1.2. Tiềm năng phát triển du lịch

Tiềm năng, tài nguyên du lịch tỉnh Hà Giang đa dạng, phong phú, hấp 27

dẫn, kết hợp hài hịa giữa văn hóa điển hình các dân tộc và thiên nhiên sinh thái đã làm nên sự đặc thù của sản phẩm du lịch. Đó là những yếu tố để phát triển nhiều loại hình du lịch như: văn hóa, sinh thái, thể thao núi, thể thao nước, thể thao nhảy dù, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch khảo cổ,… Du lịch tại tỉnh Hà Giang đang từng bước khai thác những thế mạnh trên, phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư và du khách trong nước và quốc tế. Bên cạnh những tài nguyên về điều kiện tự nhiên nhằm tạo ra những tiềm năng du lịch của tỉnh thì các tài nguyên sau là lợi thế nhằm phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.

- Tài nguyên vị thế:

Tỉnh Hà Giang có thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tồn tỉnh, là cửa ngõ lên Cơng viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn; Thành phố cũng là nơi kết nối các tuyến du lịch đến khu di tích quốc gia Ruộng bậc thang huyện Hồng Su Phì; khu du lịch lịng hồ thủy điện Bắc Mê và tiếp giáp Cao Bằng; cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, sang huyện Malypho, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Vị trí này tạo ra những điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Giang vươn lên phát triển du lịch cũng như phát triển nhiều ngành kinh tế khác đưa Thành phố Hà Giang lên một vị thế quan trọng trong sự phát triển chung của toàn Tỉnh và Thành phố.

- Tài nguyên nhân văn:

+ Di tích lịch sử văn hóa Hà Giang

Tỉnh Hà Giang là vùng đất giàu truyền thống văn hóa lịch sử.Hà Giang, nơi sinh sống của 19 dân tộc anh em, nơi hội tụ nhiều giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số với nhiều phong tục, lễ hội độc đáo; nơi cịn bảo lưu được nhiều di sản – di tích có giá trị lịch sử lâu đời. Từ xa xưa, vùng đất “trấn biên” địa đầu tổ quốc giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ giang sơn, bờ cõi. Trong quá trình sinh sống và chiến đấu của nhân dân các dân tộc tồn tỉnh Hà Giang, trong đó có đồng bào các dân tộc anh em trên địa bàn đã để lại nhiều di tích

28

lịch sử văn hóa có giá trị, tiêu biểu phải kể đến như:

Tính đến nay, tồn tỉnh Hà Giang có 56 di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng (27 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 29 di tích xếp hạng cấp tỉnh). Trên nền tảng tiềm năng, thế mạnh của mình, cùng với vị thế nằm trong khơng gian du lịch Đông - Tây Bắc.

Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Hà Giang chủ trương gắn kết chặt chẽ các chương trình, kế hoạch, đề án giữa bảo tồn phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa với phát triển du lịch bền vững. Nhiều di tích lịch sử - văn hóa trở thành điểm du lịch khó có thể bỏ qua đối với mọi du khách trong và ngoài nước khi tới Hà Giang, là “địa chỉ đỏ” trên bản đồ du lịch của tỉnh cũng như của Việt Nam.

Một trong những di tích khơng thể khơng nhắc tới đó là: Di tích cấp quốc gia kiến trúc nghệ thuật dòng họ Vương, nơi gắn liền với câu chuyện lịch sử nhân vật Vương Chí Sình - “Vua Mèo”, người dân tộc Mơng duy nhất được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I và II trên Cao nguyên đá Đồng Văn. Với thời gian trải qua hơn 100 năm, với những thăng trầm của lịch sử, khu dinh thự vẫn uy nghi, sừng sững trên mơ đất có hình mai Rùa dưới thung lũng xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn. Đặc biệt, di tích cấp quốc gia lịch sử và danh lam thắng cảnh Cột cờ Lũng Cú - nơi địa đầu của Tổ quốc, nơi được mệnh danh là “nóc nhà” Việt Nam, nơi mà bất cứ một người dân gốc Việt nào cũng ước ao, mong muốn được một lần đặt chân tới, được ngắm mình trong lá cờ Tổ quốc rộng 54m² tung bay trên đỉnh núi Rồng. Năm 2017, di tích cấp quốc gia kiến trúc nghệ thuật dịng họ Vương và di tích cấp quốc gia lịch sử và danh lam thắng cảnh Cột cờ Lũng Cú được Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang ra quyết định công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh. Ngồi ra, di tích cấp quốc gia danh lam thắng cảnh Mã Pì Lèng, danh lam thắng cảnh thác Tiên đèo Gió, ruộng bậc thang Hồng Su Phì cũng trở thành sản phẩm du lịch chính của vùng với những câu chuyện kể sinh động, hấp dẫn, có sức lan tỏa trong và ngồi nước

29

giữ chân du khách đến và dừng lại. Nói cách khác, du lịch đã tạo ra “linh hồn” cho các di tích lịch sử - văn hóa ở Hà Giang.

+ Lễ hội, phong tục: Mỗi dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Hà Giang đều có nếp sinh hoạt và tập tục lễ hội riêng góp phần làm nên bản sắc văn hóa đa sắc tộc của Hà Giang. Các lễ hội đặc sắc được đánh giá là tài nguyên du lịch gồm lễ hội Lồng Tồng của đồng bào Tày, Nùng; lễ hội Cấp sắc của đồng bào Dao; lễ hội Lẩu then của đồng bào Tày hay Lễ hội bàn Vương của đồng bào dân tộc Dao. Bên cạnh các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thì tỉnh Hà Giang cịn có nhiều lễ hội mang tính chất tín ngưỡng và văn hóa tâm linh phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân như: Lễ hội Đền, lễ hội đền Thác Con, lễ hội Đường phố. Những năm trở lại đây, chính quyền địa phương đều kết hợp tổ chức Lễ hội Đền với quy mô cấp thành phố, được kết hợp với các tour du lịch tâm linh của các vùng Đông Bắc, Tây Bắc đến với Cơng viên địa chất tồn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.

+ Ẩm thực: Hà Giang có nhiều món ẩm thực độc đáo, hấp dẫn du khách

có thể kể đến như: Thắng Cố, Cháo Ấu Tẩu, Thịt trâu khô, Lạp Xường, Xôi

ngũ sắc, Cơm Lam…

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH bền VỮNG tại TỈNH hà GIANG (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w