Bài học kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển du lịch

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH bền VỮNG tại TỈNH hà GIANG (Trang 29 - 31)

8. Cấu trúc của khóa luận

1.6. Bài học kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển du lịch

bền vững

- Bài học kinh nghiệm rút ra

+ Phát triển du lịch phải gắn liền với công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường. Lấy hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và mơi trường là mục tiêu tổng thể của phát triển; chất lượng và thương hiệu là yếu tố quyết định; doanh nghiệp nghiệp là động lực, đòn bẩy cho phát triển; cần phân cấp mạnh về quản lý và phi tập trung về không gian là phương châm.

+ Tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm đối tượng xúc tiến trọng tâm; huy động các tổ chức, doanh nghiệp chủ động tham gia theo cơ chế “cùng mục tiêu, cùng chia sẻ”.

+ Tổ chức phát triển các dịch vụ du lịch tại các điểm phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế nơng nghiệp, văn hóa dân tộc, nhất là các địa bàn trọng điểm du lịch tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch.

+ Tăng cường hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân, phân cấp mạnh về Ban quản lý các khu du lịch và UBND các huyện, thành phố nhằm khai thác tốt tính chủ động, năng động của doanh nghiệp, cộng đồng và vai trò kết nối của Hiệp hội du lịch.

+ Đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết. Mọi quyền lợi thu được từ phát triển du lịch phải chia đều cho lợi ích các bên tham gia trong đó có cộng đồng dân cư là cơ bản.

+ Các cơng ty lữ hành phải tích cực tham gia tun truyền quảng cáo, thu hút khách du lịch đến tham quan, các tổ chức dịch vụ bồi dưỡng cho cộng đồng về kinh nghiệm, phong cách phục vụ và bồi dưỡng cho cộng đồng về kinh nghiệm, phong cách phục vụ và bồi dưỡng ngoại ngữ cho họ.

+ Tăng cường kiểm sốt chất lượng, bảo vệ và tơn vinh thương hiệu; huy động tối đa nguồn lực về tài ngun, tri thức, tài chính trong và ngồi tỉnh;

22

tăng cường hợp tác quốc tế và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là trong phát triển thương hiệu và xúc tiến quảng bá. Hình thành những cơng ty du lịch có tiềm lực mạnh, thương hiệu nổi bật làm tiên phong cho phát triển dịch vụ.

+ Trong điều kiện cho phép phải lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội vùng sâu vùng xa, khai thác nguồn tài nguyên du lịch kết hợp với việc xóa đói giảm nghèo hướng các nguyên tắc và tiêu chí phát triển du lịch dựa vào cộng đồng có ý nghĩa thiêt thực.

Kết luận chương 1

Chương 1 của khóa luận đã đi sâu phân tích, nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận về chính sách phát triển du lịch và làm rõ các vấn đề có liên quan. Đồng thời, chương này cũng đề cập tới các bước trong quy trình đánh giá thực hiện chính sách cơng, các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện chính sách cũng như các quan điểm, mục tiêu, chính sách phát triển du lịch bền vững của Đảng và Nhà nước.

Nội dung nghiên cứu chương tạo căn cứ lý luận và thực tiễn cho phân tích, đánh giá thực hiện chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Hà Giang thời gian qua cũng như đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững trong thời gian tới sẽ được trình bày ở các chương tiếp theo.

23

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH HÀ GIANG

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH bền VỮNG tại TỈNH hà GIANG (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w