Thực trạng về giá trị gia tăng trong hoạt động chế biến hàng nơng sản chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng một số mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu của việt nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 56 - 59)

2.5 Thực trạng việc nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất, chế biến và xuất

2.5.2 Thực trạng về giá trị gia tăng trong hoạt động chế biến hàng nơng sản chủ

chủ lực

2.5.2.1 Đối với mặt hàng lúa gạo

Hoạt động chế biến chủ yếu nhất là xay xát. Vì vậy, xem xét giá trị gia tăng và nhân tố ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của khâu chế biến chủ yếu là hoạt động xay xát. Tuy nhiên, việc nghiên cứu giá trị gia tăng của xay xát cũng được xem xét trong mối tương quan với các hoạt động chế biến khác để tìm ra hoạt động cĩ hiệu quả cao.

Hoạt động xay xát lúa được chia thành 2 cơng đoạn: hoạt động xay xát thơng thường và hoạt động đánh bĩng, phân loại phục vụ xuất khẩu. Hoạt động xay xát thơng thường hầu hết do các cơ sở tư nhân đảm nhận. Hoạt động phân loại, đánh bĩng phần lớn do các doanh nghiệp nhà nước đảm nhận và thường gắn luơn với khâu xuất khẩu.

- Đối với hoạt động xay xát thơng thường: Giá trị gia tăng phần lớn phụ thuộc vào

giá thu mua lúa nguyên liệu và giá bán gạo xay xát. Ngồi ra, phần giá trị gia tăng cịn phụ thuộc vào tỷ lệ thu hồi sản phẩm (do chất lượng nguyên liệu, phương tiện bảo quản và cơng nghệ xay xát).

Trên thực tế, giá lúa nguyên liệu và giá bán gạo xay xát biến động bởi nhiều nhân tố trong đĩ quan hệ cung cầu chi phối mạnh mẽ nhất. Các cơ sở xay xát gạo phục vụ xuất khẩu nằm ở khâu trung gian giữa những người sản xuất và các cơ sở xuất khẩu. Quan hệ với các cơ sở xuất khẩu là quan hệ phụ thuộc theo phương thức xác định giá trừ lùi. Giá bán gạo xay xát là giá thoả thuận với các cơ sở xuất khẩu. Trên cơ sở đĩ, giá lúa thu mua nguyên liệu được xác lập, vì vậy hoạt động của các cơ sở xay xát gạo luơn cĩ sự chủ động và cĩ hiệu quả kinh tế, cĩ giá trị gia tăng ổn định.

Giá trị gia tăng của các cơ sở chế biến khác nhau phụ thuộc vào cơng nghệ, các cơ sở phới sấy, bảo quản và phương thức tổ chức thu gom, chế biến. Trên thực tế, cơng nghệ chế biến của các cơ sở xay xát tư nhân ở trình độ trung bình, các cơ sở phơi sấy và bảo quản ở trình độ thấp nên giá trị gia tăng và hiệu quả xay xát thấp. Vì vậy, chi phí trung gian lớn, tỷ lệ hao hụt trong chế biến cao, tỷ lệ tấm cũng lớn, mức độ chênh lệch về giá trị gia tăng giữa các cơ sở chế biến khơng nhiều vì cơng nghệ và các cơ sở phục vụ xay xát khơng chênh lệch nhau. Trong bối cảnh trên, các cơ sở cố gắng ép giá thu mua thĩc nguyên liệu và tìm nguồn bán sản phẩm xay xát giá cao để nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả của chế biến. Trong cuộc chiến đĩ các cơ sở chế biến thường

43

thắng những người trồng lúa nhưng chịu lép vế trước các cơ sở xuất khẩu lớn. Tình trạng giá bán lúa thấp cĩ những nguyên nhân này.

- Đối với các cơ sở chế biến gắn với xuất khẩu: một phần gạo xuất khẩu được xay xát, phân loại và đánh bĩng; phần khác được thu mua gạo của các cơ sở tư nhân về phân loại đánh bĩng và xuất khẩu. Các cơ sở cĩ các hoạt động này chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước với các thiết bị máy mĩc quy mơ lớn và khá hiện đại.

Do kết hợp 2 loại hoạt động xay xát và đánh bĩng; do gắn kết giữa xay xát với xuất khẩu nên giá trị gia tăng và hiệu quả của chế biến thường cao hơn các cơ sở chỉ cĩ hoạt động xay xát thơng thường. Khảo sát giá lúa và chi phí các hoạt động xay xát, phân loại và đánh bĩng của doanh nghiệp cho thấy:

Giá trị gia tăng và giá thành sản phẩm của các cơ sở chế biến phụ thuộc rất lớn vào giá thu mua nguyên liệu. Giá lúa nguyên liệu biến động theo xu hướng tăng khá nhanh, tính từ năm 2005 đến nay đã tăng hơn 1.5 lần, năm 2005 giá 2.100 đồng/kg thì năm 2008 giá lúa nguyên liệu đã lên đến 3.700đồng/kg. Đối với sản phẩm gạo: lúa nguyên liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản xuất. Đây là áp lực buộc các cơ sở chế biến phải ép giá đầu vào, tổ chức tốt hoạt động chế biến để giảm bớt chi phí trung gian và bán với giá cao để tăng giá trị gia tăng và hiệu quả của chế biến.

Trên thực tế, các yếu tố chi phí trung gian khác cũng theo xu thế tăng lên, đặc biệt là xăng dầu, xét riêng trong 2 năm 2007-2008, xăng dầu ở Việt Nam đã tăng 7 lần với mức tăng gấp 2 lần. Giá xăng dầu tăng làm cho chi phí xay xát, vận chuyển tăng từ 112 đồng/tấn lên 180 ngàn đồng/tấn.

- Đối với các hoạt động chế biến từ gạo: Bên cạnh gạo chế biến xuất khẩu, các hoạt động chế biến từ gạo cũng được thực hiện như chế biến bún khơ, bánh đa nem. Tuy nhiên, các hoạt động này cĩ quy mơ quá nhỏ nếu so với tổng lượng gạo xuất khẩu. Mặc dù vậy, chế biến các sản phẩm từ gạo để xuất khẩu cĩ ý nghĩa lớn nếu xét trên phương diện tăng giá trị gia tăng của xuất khẩu lúa gạo, bởi vì giá trị của gạo xuất khẩu qua chế biến đã tăng lên rất nhiều. Đây là hướng quan trọng các cơ sở chế biến lúa gạo cần đẩy mạnh trong những năm tới.

2.5.2.2. Đối với mặt hàng cà phê

Trong 5 năm trở lại đây, chi phí trung gian trong sản xuất cà phê ngày càng tăng do trượt giá và do đầu tư thâm canh càng cao. Việc chế biến cà phê nhân, chế biến ướt cĩ giá trị gia tăng cao hơn chế biến khơ vì giá bán cao hơn 1,2-1,4 lần. Nhưng do yếu tố nguyên liệu khơng đạt tiêu chuẩn và sự thiếu hụt các giải pháp ưu đãi đầu tư xây dựng

44

hệ thống chế biến ướt cũng làm cho giá trị gia tăng của khâu chế biến cà phê nhân cịn thấp.

2.5.2.3 Đối với mặt hàng cao su:

Ngành cơng nghiệp chế biến cao su của Việt Nam ra đời từ những năm 1950 nhưng đến nay vẫn chưa phát triển tương xứng với vị trí một nước cĩ nguồn nguyên liệu cao su dồi dào. Khối lượng cao su tiêu thụ trong cơng nghiệp chế biến chỉ mới đạt khoảng 10%, tương đương 50.000 tấn/năm.

Nhân tố ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của sản xuất cao su rất đa dạng, nhưng nhìn chung cĩ các nhân tố chủ yếu sau:

Trình độ khoa học kỹ thuật đang được áp dụng trong các cơng ty chế biến cao su khơng cao, thiết bị khơng hiện đại, chưa áp dụng đại trà các thiết bị cơng nghệ tiên tiến như máy ép tiêm, máy ép chân khơng. Cơng nghệ làm khuơn mẫu chưa cao. Đến 80% trang thiết bị lạc hậu, chỉ cĩ 20% trang thiết bị trung bình và tiên tiến.

Một hạn chế nữa của ngành cơng nghiệp chế biến cao su là cơ cấu sản phẩm và định hướng đầu tư quá thiên về các loại săm lốp xe đạp, xe máy, ơ tơ, trong khi khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới cịn yếu. Những mặt hàng chế biến từ mủ ly tâm như condom, ống xơng, găng tay y tế... chưa được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư.

Bên cạnh đĩ, nguồn nguyên liệu cao su phục vụ sản xuất cho các nhà máy luơn bị động, gây khĩ khăn trong hoạt động sản xuất, nhất là trong tình hình giá xăng dầu tăng, do đĩ, nhiều doanh nghiệp khác cũng khơng yên tâm khi đưa ra các quyết định mở rộng sản xuất hoặc đầu tư mới, đặc biệt là hướng đến sản xuất những sản phẩm mới như sản phẩm latex.

Thực tế cho thấy, để sản xuất sản phẩm đạt chất lượng khơng đơn giản chỉ phụ thuộc ở một khâu nào đĩ, mà nĩ địi hỏi được giám sát và thực hiện theo một chuỗi tồn bộ các cơng đoạn liên quan để sản xuất ra một sản phẩm. Với sản phẩm cao su, đĩ là từ khâu khai thác, trút mủ, bảo quản mủ (khâu nguyên liệu đầu nguồn) cho đến hệ thống xử lý, chế biến, đĩng gĩi, bảo quản… để xuất khẩu. Nếu buơng lỏng một trong những khâu nêu trên, đều ảnh hưởng đến chất lượng cuối cùng của sản phẩm.

2.5.2.4: Nhận xét:

Nhìn chung, giá trị gia tăng khâu chế biến hàng nơng sản chủ lực xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào cơng nghệ, các cơ sở phới sấy, bảo quản và phương thức tổ chức thu gom, chế biến và giá thu mua nguyên liệu; phụ thuộc vào quy trình, xử lý đĩng gĩi,

45

bảo quản sản phẩm và địi hỏi cĩ sự kết hợp chặc chẽ các yếu tố lại với nhau để đảm bảo cho ra đời sản phẩm chất lượng cao. Giá trị gia tăng trong khâu chế biến các mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng một số mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu của việt nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)