Các nhân tố tác động đến giá trị gia tăng ngoại sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng một số mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu của việt nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 63 - 67)

2.6.2.1 Tác động theo hướng cĩ lợi, cĩ các nhân tố sau:

Thứ nhất, khi gia nhập WTO, theo nguyên tắc tối huệ quốc, nước ta sẽ khơng phải

đàm phán hiệp định thương mại song phương với từng nước. Và nhờ được hưởng những thành quả của các vịng đàm phán giảm thuế và hàng rào phi thuế quan, hàng hố nơng sản của nước ta vì vậy sẽ cĩ cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế. Như vậy hoạt động xuất khẩu nơng sản cĩ lợi thế như gạo, cà phê và cao su sẽ tăng trưởng mạnh do tiếp cận thị trường rộng mở, cĩ cơ hội phát huy thế mạnh cạnh tranh.

Thứ hai, Việt Nam sẽ cĩ lợi từ việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp khi cĩ

quan hệ với các cường quốc thương mại chính. Việc tham gia WTO sẽ cho phép Việt Nam cải thiện vị trí của mình trong các cuộc đàm phán thương mại, cĩ điều kiện tiếp cận các quy tắc cơng bằng và hiệu quả để giải quyết các tranh chấp thương mại.

2.6.2.2 Tác động theo hướng bất lợi, cĩ các nhân tố sau:

Thứ nhất, nguy cơ bị áp dụng các biện pháp tự vệ: việc gia nhập WTO một mặt làm

tăng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là sang các thị trường đang áp dụng hạn ngạch đối với Việt Nam, nhưng một mặt cũng kèm theo nguy cơ bị các thành viên, đặc biệt là các thành viên lớn như Hoa Kỳ, EU áp dụng biện pháp tự vệ: như các vụ kiện chống bán phá giá. Gạo, cà phê và cao su của Việt nam hiện nay vẫn chưa bị kiện bán phá giá, nhưng các mặt hàng này của chúng ta đang tràn ngập thị trường thế giới với nhiều lợi thế về giá do cĩ lợi thế cạnh tranh về lao động và điều kiện canh tác nên nguy cơ các mặt hàng này bị kiện cũng rất lớn.

Thứ hai, VN cũng đã cam kết thực hiện những điều khoản vệ sinh an tồn thực phẩm (SPS) ngay sau khi hội nhập. Nên trong quá trình sản xuất, sản phẩm nơng

50

nghiệp Việt Nam phải cĩ chứng chỉ an tồn để chứng minh mặt hàng này luơn đảm bảo an tồn vệ sinh, chẳng hạn như chứng chỉ xác định nguồn gốc giống (chứng chỉ xác nhận giống khơng thuộc loại cây biến đổi gen), chứng chỉ báo cáo chất lượng (hàm lượng protein, chống oxy hĩa...), và các điều kiện khác như mức độ dư lượng thuốc trừ sâu cho phép,... Nhưng do tập quán canh tác của ta lạc hậu, trình độ sản xuất của nơng dân chưa được nâng cao và chưa cĩ được những quy trình kiểm định nghiêm ngặt nên hiện nay các mặt hàng nơng sản của chúng ta vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các điều khoản của WTO dẫn đến hàng nơng sản của ta cĩ sức cạnh tranh yếu trên thị trường thế giới.

Thứ ba, sau khi hội nhập WTO, Việt Nam phải cạnh tranh với các sản phẩm nơng

nghiệp của các nước thành viên cả trong và ngồi. Sản xuất nơng nghiệp vẫn lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, giá trị gia tăng thấp, chi phí cao và nhất là sự yếu kém của ngành cơng nghiệp chế biến sẽ là những thách thức rất lớn của nơng sản Việt Nam. Mặc dù, Việt Nam xuất khẩu nhất nhì thế giới về gạo, cà phê, cao su… nhưng chỉ mới là xuất thơ, hàm lượng chất xám trong nơng sản xuất khẩu chưa nhiều.

Thứ tư, sự trợ giá của các nước phát triển: hiện vẫn cịn nhiều nước phát triển vẫn

duy trì các hình thức hỗ trợ, trợ cấp nơng nghiệp ở mức cao, gây ảnh hưởng đến sự cơng bằng, kìm hãm phát triển sản xuất ở các nước đang phát triển trong đĩ cĩ nước ta, Sự hỗ trợ khiến cho người nơng dân sản xuất ngày càng nhiều nơng sản, mà thực tế giá thành thực chất dưới giá trị của sản phẩm, dẫn đến sự gia tăng sản lượng nơng nghiệp làm dư thừa trên thị trường nội địa của các nước phát triển dẫn đến nhu cầu xuất khẩu ngày càng lớn. Việc xuất khẩu các sản phẩm nơng nghiệp được trợ cấp này chính là sự cạnh tranh phá giá đối với sản phẩm các nước đang phát triển, trong đĩ cĩ gạo, cà phê và cao su của nước ta.

Thứ năm, khả năng chuyển từ xuất khẩu thơ lên chế biến với thương hiệu riêng để

tăng giá trị gia tăng của hàng nơng sản địi hỏi cả một quá trình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong những năm thực hiện cơng cuộc đổi mới ở nước ta, việc sản xuất, chế biến và xuất khẩu nơng sản nĩi chung, đặc biệt là lúa gạo, cà phê, cao su đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhờ đĩ năng suất và sản lượng hàng hố tăng nhanh, hệ thống chế biến lúa gạo đặc biệt chế biến cho xuất khẩu, đã được chú ý cải tạo nâng cấp, đầu tư xây dựng mới. Xuất khẩu gạo nước ta đã tăng nhanh chĩng cả về số lượng, giá trị xuất khẩu và đang trở thành một nước xuất khẩu gạo quan trọng trên thế giới. Tuy vậy, chất

51

lượng sản xuất và chế biến lúa gạo cho xuất khẩu chưa cao, nên giá trị gia tăng chưa cao.

Cây cà phê đã trở thành cây cơng nghiệp dài ngày, chủ lực cĩ giá trị xuất khẩu cao của cả nước. Những năm qua, cà phê phát triển nhanh về diện tích, nâng cao năng suất và sản lượng, đặc biệt sản lượng và giá trị xuất khẩu gia tăng mạnh mẽ. Quá trình đĩ gắn liền với việc thực hiện nhiều biện pháp thu hút nhiều nguồn lực đầu tư phát triển cà phê, tạo thành các vùng sản xuất tập trung, nâng cao trình độ thâm canh, xây dựng các dây chuyền chế biến hiện đại tập trung, kết hợp với các cơ sở chế biến cĩ quy mơ nhỏ, thúc đẩy các hoạt động giao dịch thương mại điện tử theo các hợp đồng kỳ hạn. Bên cạnh những kết quả trên đây, do việc đầu tư vào khâu sản xuất chưa chú ý thích đáng cơ cấu giống cà phê, chưa đồng bộ về hệ thống chế biến, nên chất lượng cà phê chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong và ngồi nước.

Tình hình sản xuất cao su của nước ta trong những năm qua cĩ bước phát triển đáng kể. Diện tích, năng suất và sản lượng cao su cĩ mức tăng trưởng khá cao. Chất lượng chế biến cao su từng bước nâng lên, sản phẩm chế biến ngày càng đa dạng, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Lượng cao su xuất khẩu tăng đều. Những năm gần đây chúng ta chú trọng thâm canh, nhiều giống cao su mới được đưa vào sản xuất, xây dựng các vùng cao su tập trung, nhiều mơ hình trồng cao su theo phương thức nơng lâm kết hơp, phát triển hệ thống chế biến bước đầu chú ý xây dựng thương hiệu cao su Việt Nam. Tuy vậy, nhìn chung chất lượng cao su, phần lớn xuất khẩu cịn dưới dạng sơ chế, cơng nghệ chế biến cịn lạc hậu và bố trí cơ sở chế biến mang tính tự phát, mối liên kết giữa sản xuất, chế biến và xuất khẩu cịn nhiều hạn chế. Hơn nữa, việc gia nhập WTO, ngồi những thuận lợi trong việc mở rộng thị trường, tiếp thu học hỏi cơng nghệ mới tromg việc nghiên cứu, sản xuất, chế biến, kinh doanh thì ngành hàng gạo, cà phê và cao su cũng phải đối mặt với khơng ít các thách thức như phải nâng cao giá trị gia tăng hàng hĩa, giảm chi phí sản xuất, xây dựng thương hiệu vững mạnh, đối diện với các hàng rào bảo vệ và trợ cấp nơng sản của các nước.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO HÀNG HỐ NƠNG SẢN

XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015

52

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO HÀNG HỐ NƠNG SẢN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015.

Từ những vấn đề lý luận cơ bản, từ thực tiễn nước ta và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, để nâng cao giá trị gia tăng của hàng hố nơng sản chủ lực xuất khẩu của nước ta, cần phải quan tâm các giải pháp sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng một số mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu của việt nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)