Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng của cao su

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng một số mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu của việt nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 73 - 74)

3.2 Các giải pháp ở tầm vĩ mơ

3.2.1.3. Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng của cao su

Từ những dự báo về tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su trên thế giới, từ những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tiềm năng phát triển của ngành cao su về đất đai, khí hậu, con người, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, để cĩ thể cạnh tranh với cao su của thế giới chúng ta cần phải nâng cao giá trị gia tăng cao su xuất khẩu với việc phải hướng vào các nội dung cơ bản sau đây:

- Chuyển dịch cơ cấu thị trường là việc cần thiết với ngành cao su Việt Nam

thời điểm này. Cụ thể, ngành cao su cần hướng mạnh vào các thị trường mới phát triển như Hàn Quốc, Ấn Độ đĩn bắt sự tăng tốc ngành ơ tơ của các nước này, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, muốn làm được thế trước hết ngành cao su phải thay đổi được cơ cấu sản phẩm, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh.

- Cải thiện các mặt yêu kém sau để nâng cao vị thế sản phẩm:

o Việt Nam hiện đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu cao su, song nếu so với các nước xuất khẩu hàng đầu như Thái Lan (3 triệu tấn), Indonesia (2 triệu tấn) sản lượng cao su của Việt Nam vẫn rất khiêm tốn. Bởi thế, các doanh nghiệp trong nước thường khơng chủ động được về giá cũng như nguồn cầu sản lượng, mà hồn tồn phụ thuộc vào biến động của thị trường thế giới.

o Một điểm yếu khiến cao su cũng như các mặt hàng nơng sản khác của Việt Nam luơn “mất giá” so với các nước khác là khơng cĩ thương hiệu.

o Sản phẩm làm ra cũng chưa gắn với khâu chế biến, thường bị tư thương ép giá khiến người nơng dân thua thiệt.

o Cơng nghệ chế biến mủ cao su của các cơng ty hiện cũng chỉ mới dừng lại ở mức sơ chế, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là bán thành phẩm.

o Xét về yếu tố cạnh tranh về chất lượng hàng hố với các nước các nước, doanh nghiệp cao su Việt Nam sẽ khĩ giành được thị phần.

Giải pháp tối ưu thời điểm này là thúc đẩy phát triển ngành chế biến bằng cách đa dạng hố sản phẩm, giảm xuất khẩu nguyên liệu thơ, thay đổi cơ cấu ngành hàng mà đặc biệt là nâng cao thương hiệu cao su trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của các thị trường khĩ tính như EU, Bắc Mỹ.

Cụ thể, ngành cao su cần nâng cao năng suất vườn cây như các yếu tố về giống, mật độ trồng, đầu tư đúng và đủ để rút ngắn thời gian chăm sĩc, năng suất tăng nhanh trong

59

ngay những năm đầu. Ngồi ra, cần thanh lý và trồng lại những vườn cây cĩ chất lượng kém, ít hiệu quả nhằm nâng cao năng suất bình quân.

- Một số giải pháp khác như đẩy mạnh khâu chế biến ra sản phẩm cuối cùng để nâng cao giá trị gia tăng của ngành, bao gồm cả gỗ cao su và mủ cao su, cũng như gia tăng tính hàng hố của sản phẩm trồng xen để tăng giá trị sản xuất/ha diện tích.

- Việc mở rộng đầu tư, nâng cao chất lượng và xây dựng uy tín thương hiệu cao su Việt Nam cũng là việc cần thiết để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm. Theo đĩ, trên cơ sở các nhà máy hiện cĩ, đối với sản xuất cao su tiểu điền sẽ phát triển các cơ sở sản xuất nhỏ với cơng suất 100-1000 tấn/năm với các loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng một số mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu của việt nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)