Về thị trường trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng một số mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu của việt nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 78 - 80)

Thị trường nội địa phát triển là cơ sở thương mại nội địa phát triển, là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững. Phát triển thị trường nội địa sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo cơ sở phát triển xuất khẩu và tạo tiền đề để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Những giải pháp đối với thị trường nội địa là:

- Xây dựng và phát triển các mơ hình tổ chức thị trường trong nước của từng mặt hàng. Cần kết hợp chặc chẽ giữa lưu thơng với sản xuất bằng hợp đồng ổn định và dài hạn như hợp đồng bao tiêu lâu dài, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau…để đảm bảo việc tiêu thụ nơng sản và cung ứng vật tư, hàng tiêu dùng giữa nhà lưu thơng với nhà nơng. Xây dựng khung pháp lý và cơ sở hạ tầng phục vụ cho những giao dịch thương mại nơng sản hàng hố theo phương thức kinh doanh mới như các sàn giao dịch hàng hố nơng sản, đấu giá hàng hố nơng sản. Hình thành và phát triển các khơng gian kinh tế và dung lượng thị trường tại những địa bàn cụ thể, trên cơ sở đĩ xây dựng và phát triển các loại hình tổ chức mua bán hàng hố tập trung và trực tiếp như chợ cà phê Buơn Ma Thuột, chợ chè Thái Nguyên, chợ Gạo Cần Thơ, …

- Phát triển rộng mạng lưới kinh doanh trong đĩ đặc biệt quan trọng là mạng lưới các đơn vị cơ sở của doanh nghiệp ở các vùng sản xuất tập trung chuyên mơn hố. Mạng lưới này mua gom nơng sản và bán lẻ vật tư và hàng tiêu dùng cho nơng dân, tạo tiều đề về cơ sở vật chất – kỹ thuật để triển khai thực hiện các phương thức

64

mua bán theo hợp đồng giữa doanh nghiệp với người sản xuất. Chú trọng hình thành mạng lưới đại lý mua bán cho doanh nghiệp, hoặc làm người ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán cho doanh nghiệp. Cần chú ý quy mơ sản xuất kinh doanh phải phù hơp với nhu cầu của thị trường, vừa đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chất lượng, vừa đảm bảo xuất xứ nguồn gốc của quy mơ sản xuất kinh doanh với nhu cầu của thị trường khơng nên để nhà nhà, người người tham gia tiêu thụ sản phẩm một cách quá tràn lan như vừa qua, dẫn đến hàng hố nơng sản cứ chạy lịng vịng qua quá nhiều khâu trung gian, chi phí tiêu thụ tăng, giảm giá trị gia tăng. Tránh hiện tượng tranh mua, tranh bán, những “cuộc chiến” về nguyên liệu chế biến như thời gian qua.

- Xây dựng hệ thống thơng tin thị trường ổn định, đồng bộ và cĩ tính liên kết cao. Thiết lập và kết nối các kênh thơng tin về thị trường quốc tế và thị trường nội đia của các cơ quan quản lý nhà nước (Chính Phủ, các Bộ, ngành, địa phương), các hiệp hội, các tổng cơng ty, cơng ty lớn, hình thành nên các trung tâm chuyên nghiệp cĩ khả năng phân tích, xử lý, phân phối thơng tin thị trường đến người sản xuất kinh doanh một cách nhanh chĩng, hiệu quả; từng bước kết nối thơng tin thị trường đến tận các chợ đầu mối, các sàn giao dịch hàng hố, đồng thời tổ chức nhiều phương thức truyền tin về thị trường, giá cả trong và ngồi nước cho người sản xuất kinh doanh nhất là nơng dân.

- Triển khai mạnh cơng tác xúc tiến thương mại trên thị trường nội địa. Tăng cường cơng tác tiếp thị, nghiên cứu nhu cầu, đồng thời tích cực thiết lập mạng lưới tiêu thụ, tổ chức hội chợ -triễn lãm, tiến hành các hình thức quảng bá và giới thiệu hàng hố, áp dung các phương thức bán hàng, phục vụ và hồn thiện và thanh tốn tiện lợi đối với khách hàng, phát triển thương hiệu, tăng cường cơng tác quản lý nhãn mác và bảo hộ sở hữu trí tuệ, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện và xử lý kịp thời các vi phạm quy định về thương hiệu, nhãn mác, bản quyền sở hữu trí tuệ…

- Thực hiện các chính sách về giá nơng sản hàng hố một cách linh hoạt nhưng phải trên nguyên tắc thị trường và thống nhất đảm bảo tính cạnh tranh ngành, cạnh tranh quốc gia chứ khơng nên thả nổi, thiếu sự điều tiết như thời gian vừa qua. Nhà nước khơng can thiêp vào quá trình hình thành giá nơng sản mà để chúng tự hình thành theo quan hệ cung cầu trên thị trường. Tuy nhiên, trong những trường hợp, những tình thế đặc biệt, nhà nước cần phải chủ động kiềm chế những biến động về giá bất lợi đối với người sản xuất, đối với nền kinh tế quốc dân bằng các biện pháp điều tiết sản xuất, điều tiết quan hệ cung cầu…

65

- Cần cĩ chính sách kích cầu đối với nơng sản hàng hố cho tiêu dùng trong nước. Hiện nay, cĩ nhiều loại nơng sản hàng hố được sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu. Thí dụ như cà phê, trong khi mỗi người Bắc Âu uống 10 kg cà phê nhân mỗi năm, ở Tây Âu là 5 - 6 kg thì người Việt Nam mới tiêu thụ khoảng 0,5 kg. Theo hiệp hội cà phê thế giới, tiêu dùng nội địa của cà phê Việt Nam hiện chỉ đạt gần 3,6%, thấp nhất trong số các nước sản xuất cà phê. Tỷ lệ tiêu dùng nội địa của các nước thành viên hiệp hội cà phê thế giới là 25,6%. Braxin nước cĩ sản lượng cà phê cao nhất thế giới là nước tiêu thụ cà phê nội địa cao thứ nhì thế giới chỉ sau Mỹ, và là nước cĩ mức tiêu thụ nội địa cao nhất trong các nước sản xuất cà phê với bình quân đầu người đạt 4,7 kg/năm. Doanh nghiệp cà phê Thu Hà tại Playku, sản xuất cà phê bột chủ yếu cho xuất khẩu. Doanh nghiệp này cố gắng phát triển thị trường nội địa nhưng cạnh tranh hết sức khĩ khăn và doanh thu rất thấp so với giá trị kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay “chuỗi” quán cà phê Trung Nguyên, một loạt nhãn hiệu khác như Highland, Phúc Ban Mê, cà phê Buơn Mê Thuột… lần lượt mở các cửa hiệu cà phê tại các đơ thị lớn, mục đích là để quảng bá và giới thiệu sản phẩm.

- Xây dựng hệ thống thơng tin thị trường ổn định, đồng bộ và cĩ tính liên kết cao. Thiết lập và kết nối các kênh thơng tin về thị trường quốc tế và thị trường nội địa, các hiệp hội, các tổng cơng ty, cơng ty lớn, hình thành nên các trung tâm chuyên nghiệp cĩ khả năng phân tích, xử lý, phân phối thơng tin thị trường đến người sản xuất kinh doanh một cách nhanh chĩng, hiệu quả; từng bước kết nối thơng tin thị trường đến tận các chợ đầu mối, các sàn giao dịch hàng hố, đồng thời tổ chức nhiều phương thức truyền tin về thị trường, giá cả trong và ngồi nước cho người sản xuất kinh doanh nhất là nơng dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng một số mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu của việt nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)