0
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Ảnh hưởng của các loại phân bón đến sự ra hoa của lạc

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LẠC VỤ XUÂN 2009 TẠI HTX KIM LONG- T.P HUẾ (Trang 42 -42 )

Thời gian từ mọc đến khi ra hoa rất quan trọng đối với năng suất lạc vì thời gian này là thời kỳ phân hóa mầm hoa quyết định số hoa trên cây, Lạc bắt đầu phân hóa mầm hoa rất sớm, ngay từ khi có 2-3 lá thật. Quá trình phân hóa mầm hoa của lạc kéo dài, vì vậy lạc ra hoa kéo dài trong một thời gian nhất định[23,33].

. Khi lạc có hoa nở chỉ là sự biểu hiện của thời kỳ cây có hoạt động sinh lý mạnh mẽ nhất. Sự ra hoa của lạc là một đặc điểm sinh lý và là chỉ tiêu có liên quan đến năng suất cây lạc.Ở thời kỳ này cây đồng thời diễn ra 2 quá trình: Quá trình sinh trưởng sinh dưỡng có tốc độ sinh trưởng của thân, cành, lá tăng dần. Quá trình sinh trưởng sinh thực cũng trên cơ sở đó mà tăng nhanh. Hai quá trình thường thống nhất với nhau nhưng đôi khi cũng xảy ra sự cạnh tranh thiếu thống nhất. Nếu sinh trưởng sinh dưỡng quá mạnh sẽ làm cho sự hình thành hoa chậm, kéo dài thời gian chín của quả lạc [8,326]

Lạc là cây có đặc tính ra hoa vô hạn, chịu ảnh hưởng rất lớn của nhiều yếu tố như nhiệt độ, ẩm độ và dinh dưỡng. Vì vậy cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây lạc trong thời kỳ này. Nếu bón phân không đáp ứng đủ dinh dưỡng, không đủ liều lượng, không cân đối, không đúng thời kỳ sẽ làm cho tỷ lệ hoa hữu hiệu, số quả chắc, khối lượng quả giảm và cuối cùng sẽ làm giảm năng suất.

Qua theo dõi sự ra hoa của lạc, chúng tôi thu được số liệu ở bảng 15:

Bảng 15: Một số chỉ tiêu về sự ra hoa của lạc Chỉ tiêu Công thức Tổng thời gian ra hoa (ngày) Tổng số hoa/cây (hoa) Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) I(đ/c) 20 56,90 22,03 II 21 61,02 24,80 III 20 56,92 24,95 IV 21 63,38 23,77 V 21 60,16 28,04 Qua bảng chúng tôi nhận xét:

Tổng thời gian ra hoa: Tổng thời gian ra hoa của cây lạc phụ thuộc

vào đặc tính của giống, nhóm giống, và nhiệt độ lúc cây nở hoa.

Giống lạc chúng tôi tiến hành nghiên cứu trong thí nghiệm này là giống L 14 có đặc tính ra hoa tập trung, hơn nữa trong thời gian tiến hành thí nghiệm thời tiết tương đối thuận lợi có mưa phùn và nhiệt độ trung bình tương đối cao nên lạc ra hoa tập trung hơn.

Tổng thời gian ra hoa ở các công thức dao động từ 20-21 ngày trong đó công thức II, IV, V có tổng thời gian ra hoa dài hơn đối chứng 1 ngày; công thức III bằng công thức đối chứng là 20 ngày.

Tổng số hoa/cây: Tổng số hoa trên cây là chỉ tiêu quyết định đến tổng

số quả cuối cùng. Nếu lạc được cung cấp dinh dưỡng kịp thời lạc sẽ ra hoa sớm tạo tiền đề cho việc nâng cao tổng số hoa và tăng tỷ lệ hoa hữu hiệu.

Nhìn chung các công thức có sự chênh lệch về số hoa khá lớn, trong đó công thức IV có tổng số hoa/cây cao nhất đạt 63,38 hoa cao hơn so với đối chứng 6,18 hoa. Tiếp đến là các công thức II, V, III có tổng số hoa lần lượt là 61,02hoa; 60,16 hoa; 56,92hoa. Công thức I có tổng số hoa thấp nhất đạt 56,90 hoa.

Tỷ lệ hoa hữu hiệu: Qua bảng số liệu chúng tôi tháy rằng: tỷ lệ hoa

hữu hiệu dao động trong khoảng 22,03 - 28,04%. Tuy công thức IV có số hoa đạt cao nhất nhưng tỷ lệ hoa hữu hiệu đạt cao nhất là ở công thức V: 28,04%. Thấp nhất là công thức đối chứng với tỷ lệ hoa hữu hiệu đạt 22,03%. Công thức III có tỷ lệ hoa hữu hiệu cao thứ 2 đạt 24,95%. Các công thức còn lại là II, IV có tỷ lệ hoa hữu hiệu lần lượt là 24,80% và 23,77%.

Các công thức sử dụng phân bón lá đều có tỷ lệ hoa hữu hiệu cao hơn công thức đối chứng, điều đó cho thấy khi sử dụng các loại phân bón lá có thành phần nguyên tố đa lượng và vi lượng hay chất kích thích sinh trưởng đã cung cấp đủ dinh dưỡng, kịp thời và hợp lý do đó đã làm tăng được tỷ lệ hoa hữu hiệu. Đây chính là tiền đề cho năng suất lạc cao.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT LẠC VỤ XUÂN 2009 TẠI HTX KIM LONG- T.P HUẾ (Trang 42 -42 )

×