Chiều cao cây ngoài yếu tố di truyền quy định, nó cịn chịu ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh như nước, nhiệt độ, đất đai, phân bón. Ở mức độ nhất định nó là chỉ tiêu để đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và cho năng suất cây lạc. Nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cây lạc sẽ sinh trưởng, phát triển tốt đạt chiều cao tiềm năng của giống. Trong điều kiện không đủ dinh dưỡng, cây thấp nhỏ, số lá trên cây ít, sự sinh trưởng về chiều cao sớm kết thúc, khối lượng thân lá giảm ngay cả số hoa, số quả và khối lượng 100 quả cùng giảm. Ngược lại trong điều kiện thừa dinh dưỡng cây bị vống, chiều cao vượt quá giới hạn cần thiết cần thiết, đặc biệt là thời kỳ cuối cây sinh trưởng thân lá mạnh gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng sinh thực làm giảm năng suất lạc. Vì vậy cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, cân đối kịp thời để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả ở bảng 9:
Bảng 9 : Chiều cao thân chính qua các thời kỳ ĐVT: cm Thời kỳ Công thức 5 - 6 lá Bắt đầu ra hoa Kết thúc ra
hoa Thu hoạch
I (đ/c) 5,34 6,96 19,07 36,67
II 5,64 7,47 19,67 38,40
III 5,54 7,85 19,20 38,07
IV 5,50 7,49 23,03 37,47
V 5,19 7,90 22,40 39,07
Thời kỳ 5 - 6 lá: Đây là thời kỳ bộ rễ mới chỉ phát triển hồn chỉnh, có
đủ rễ chính, rễ phụ nhưng hoạt động của bộ rễ còn yếu. Đặc biệt là giai đoạn này vi khuẩn nốt sần đang xâm nhập và hình thành nhưng chưa có khả năng cố định đạm nên chúng lấy dinh dưỡng từ cây con.
Thời kỳ này chiều cao thân chính có tốc độ tăng trưởng chậm nên lượng chất khơ tích lũy được rất ít.
Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy: chiều cao thân chính ở các cơng thức dao động từ 5,19 - 5,64cm. Trong đó cơng thức II có chiều cao thân chính cao nhất đạt 5,64 cm, thấp nhất là cơng thức V đạt 5,19cm. Các công thức I, IV, III có chiều cao thân chính lần lượt đạt là: 5,54cm; 5,50cm; 5,34cm. Các công thức II, III, IV đều cao hơn so với đối chứng chỉ có cơng thức V là thấp hơn so với đối chứng.
Thời kỳ bắt đầu ra hoa: Được bắt đầu khi lạc tích luỹ đủ về chất sẽ
bước vào giai đoạn ra hoa. Giai đoạn này do hoạt động của bộ rễ mạnh nên sức sinh trưởng cũng tăng dần. Đây là thời kỳ cây tạo ra một bước chuyển biến trong quá trình sinh trưởng.
Qua bảng số liệu chúng tơi nhận thấy: chiều cao thân chính ở giai đoạn này đã có sự biến đổi hơn nhiều so với giai đoạn trước. Các công thức
sử dụng phân bón lá đều cao hơn so với đối chứng tuy nhiên sự chênh lệch chiều cao thân chính giữa 2 giai đoạn 5-6 lá và bắt đầu ra hoa này cịn thấp.
Chiều cao thân chính giai đoạn này dao động từ 6,96cm-7,90cm.Trong đó cơng thức V có chiều cao thân chính cao nhất đạt 7,90cm. Thấp nhất là cơng thức I đạt 6,96cm; cịn 7,85cm; 7,49cm; 7,47cm là chiều cao thân chính lần lượt của các cơng thức III, IV, II.
Thời kỳ kết thúc ra hoa: Từ giai đoạn bắt đầu ra hoa đến kết thúc ra hoa chiều cao thân chính tăng lên mạnh mẽ nhất. Qua bảng ta thấy rằng, so với giai đoạn trước thì giai đoạn này tăng lên được từ 12,1-14,5cm. Chiều cao thân chính giai đoạn này dao động trong khoảng 19,07-23,03cm. Trong đó cao nhất là cơng thức IV đạt 23,03cm và cao hơn so với cơng thức đối chứng(cơng thức I có chiều cao thân chính đạt thấp nhất 19,07cm) là 3,96cm. Các cơng thức cịn lại có chiều cao thân chính lần lượt đạt là: cơng thức V:22,40cm; công thức II: 19,67cm; công thức III: 19,20cm.
Thu hoạch: Sau khi kết thúc ra hoa chiều cao thân chính tăng chậm
dần và ổn định. Đây chính là chiều cao cây cuối cùng. Lúc này lạc đang ở thời kỳ vận chuyển vật chất hữu cơ về quả nên chỉ một phần dinh dưỡng dùng để duy trì sự phát triển của thân lá. Chiều cao thân chính ở cuối thời kỳ này dao động trong khoảng 36,67-39,07cm. Trong đó cơng thức V cao nhất đạt 39,07 cm cao hơn so với đối chứng (công thức I: 36,67cm) là 2,40cm.
Như vậy việc sử dụng phân bón lá đã có tác động đến tốc độ tăng trưởng của chiều cao thân chính tuy nhiên mức độ tác động tương đối thấp. Điều này cũng nói lên một phần chiều cao thân chính cũng phụ thuộc nhiều vào đặc tính di truyền của giống.