Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2009 tại htx kim long- t.p huế (Trang 48 - 53)

Mục đích của người sản xuất và người làm cơng tác khoa học là đạt được năng suất cao và phẩm chất tốt. Năng suất là kết quả cuối cùng, là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một cách sâu sắc nhất, đầy đủ nhất quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Năng suất của bất kì một loại cây trồng nào cũng đều có sự chi phối của nhiều yếu tố như: đặc tính di truyền, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật. Năng suất được hình thành từ các yếu tố: mật độ cây/m2, số quả chắc/cây; khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt.

Các yếu tố này được hình thành trong thời gian khác nhau, có quy luật khác nhau, chịu tác động của điều kiện khác nhau nhưng lại có quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Trong đó mật độ cây/m2, khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt ít thay đổi do đặc tính di truyền của giống, cịn số quả chắc trên cây là yếu tố có thể thay đổi được. Cho nên trong sản xuất lạc người ta thường quan tâm đến việc tạo điều kiện thuận lợi để làm tăng số quả chắc/cây.

Một trong những hướng giải quyết tác động đến yếu tố cấu thành năng suất là bổ sung dinh dưỡng khống và đạm. Bón phân qua lá cũng là một trong những biện pháp tác động nhằm nâng cao năng suất lạc. Qua q trình thí nghiệm chúng tơi thu được kết quả ở bảng 18.

Bảng 18: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Chỉ tiêu Công thức Tổng số quả/cây (quả) Số quả chắc/cây P100 quả (g) P100 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) NSTT so với đối chứng (%) I (đ/c) 19,27a 12,52a 100,6 0 46,03 31,14a 22,29a 100,00 II 23,20ab 15,13ab 103,0 7 47,63 38,50bc 27,44b 123,10 III 22,27ab 14,20ab 104,17 47,20 36,44ab 25,52ab 114,50 IV 21,80ab 15,07ab 104,27 47,97 38,64bc 26,41ab 119,02 V 24,00b 16,87b 105,23 52,97 43,92c 28,45b 127,64 LSD0,05 4,34 2,99 - - 6,54 4,47 -

(Ghi chú: Các công thức giống nhau biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05).

Qua bảng 18 chúng tơi thấy rằng: Phun phân bón lá đã có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất như: Tổng số quả trên cây, số quả chắc trên cây và đặc biệt đã làm tăng NSLT và NSTT so với đối chứng.

Tổng số quả/cây: Ở các cơng thức có sử dụng phân bón lá đều có tổng

số quả/cây cao hơn đối chứng . Tổng số quả/cây dao động từ 19,27-24,00 quả. cơng thức V (sử dụng Kali Humat) có tổng số quả/cây nhiều nhất đạt 24,00 quả cao hơn so với đối chứng 4,73 quả. Tiếp theo là công thức II với tổng số quả/cây là 23,20 quả, cao hơn so với đối chứng 3,93 quả. Hai cơng thức III, IV có tổng số quả/cây lần lượt là 22,27 quả và 21,80 quả , trong khi đó cơng thức đối chứng chỉ đạt 19,27 quả

Số quả chắc/cây: Đây là yếu tố quyết định đến năng suất lạc, số quả

chắc/cây càng nhiều thì năng suất càng cao.

Qua bảng 18 ta thấy: Ở các cơng thức phun phân bón lá có số quả chắc/cây nhiều hơn so với đối chứng. Số quả chắc/cây dao động từ 12,52 -16,87quả. Trong đó cơng thức V cao nhất đạt 16,87 quả (tăng 4,35 quả so với đối chứng), công thức II đạt 15,13 quả (tăng 2,61 quả so với đối chứng). Tiếp theo là cơng thức IV và III có số quả chắc/cây lần lượt là 15,07 quả;14,20quả. Cuối cùng là công thức I đạt 12,52 quả. Tuy nhiên, theo kết quả xử lý thống kê thì chỉ có cơng thức V là có tổng số quả/cây và số quả chắc/cây sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng.

P100 quả và P100 hạt: Chỉ tiêu này chủ yếu do đặc tính di truyền của

giống chi phối. Tuy nhiên một số loại phân bón lá đã làm cho P100 quả và P100 hạt tăng lên đáng kể so với đối chứng.

*P100 quả : Dao động từ 100,60 - 105,23 g. Trong đó các cơng thức IV, III, II có P100 quả lần lượt đạt là 104,27g; 104,17g; 103,07g. Công thức V có P100 quả đạt cao nhất là 105,23g cao hơn so với đối chứng 4,63 g, thấp nhất là công thức I: 100,60g.

*P100 hạt: Đây là chỉ tiêu thể hiện độ chắc mẩy của hạt cũng như hàm lượng chất khơ tích luỹ trong hạt. Qua bảng số liệu chúng ta thấy: P100 hạt ở

các cơng thức sử dụng phân bón lá đều cao hơn đối chứng trong đó nổi trội nhất là công thức V với P100 hạt đạt 52,97 g, thấp nhất là công thức đối chứng

46,03 g. Công thức IV đạt 47,97g; công thức II: 47,63g; công thức III: 47,20g.

Năng suất lý thuyết(NSLT): Là cơ sở đánh giá tiềm năng cho năng

suất của cây trồng. Nó thể hiện ở các yếu tố cấu thành năng suất như: mật độ cây, số quả chắc/cây, khối lượng 100 quả.

Qua bảng 18 chúng tôi nhận thấy: năng suất lý thuyết của công thức V cao nhất đạt 43,92 tạ/ha (tăng 12,78 tạ/ha so với đối chứng); tiếp đến là cơng thức IV, II có năng suất lý thuyết đạt tương đương nhau là 38,64 tạ/ha và 38,50 tạ/ha. Công thức III đạt 36,44 tạ/ha, trong khi đó cơng thức đối chứng chỉ đạt 31,14 tạ/ha. Tuy có sai khác giữa các cơng thức nhưng theo két quả xử lý thống kê chỉ có cơng thức V là sai khác có ý nghĩa nhất so với cơng thức đối chứng.

Năng suất thực thu(NSTT): Là chỉ tiêu phản ánh một cách chính xác

và hiện thực nhất khả năng sinh trưởng, phát triển của lạc trên đồng ruộng. Từ kết quả ở bảng 18 cho thấy năng suất thực thu của các công thức đều cao hơn so với công thức đối chứng. Năng suất thực thu dao động từ 22,29-28,45 tạ/ha. Trong đó: cơng thức V (sử dụng Kali Humat) có năng suất thực thu cao nhất đạt 28,45 tạ/ha (tăng 27,64% so với đối chứng). Công thức II(sử dụng Seaweed -Rong biển 95%) có năng suất thực thu cao thứ 2 đạt 27,44 tạ/ha (tăng 23,10% so với đối chứng). Công thức IV(sử dụng Atonik 1.8 DD) đạt 26,41 tạ/ha (tăng 19,02% so với đối chứng). Công thức III (sử dụng HVP- 1610WP) đạt 25,52 tạ/ha (tăng 14,50% so với đối chứng). Cuối cùng là công thức đối chứng đạt 22,29 tạ/ha. Tuy nhiên theo kết quả xử lý thống kê thì có đến hai cơng thức là sai khác có ý nghĩa nhất so với đối chứng là công thức II và V, trong đó cơng thức V có năng suất thực thu cao nhất.

Tóm lại, thành phần các chất dinh dưỡng chứa trong các loại phân bón lá như các nguyên tố đa lượng, vi lượng, các chất kích thích sinh trưởng đã bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho lạc tạo điều kiện cho lạc sinh trưởng, phát

triển tốt và nâng cao năng suất. Để thấy rõ sự ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất chúng tôi minh họa bằng biểu đồ sau:

4.8. Hiệu quả kinh tế của các loại phân bón lá

Năng suất là chỉ tiêu đánh giá về khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng còn hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu phản ánh khả năng tồn tại và phát triển của kỹ thuật trồng trọt được ứng dụng mà quá trình sản xuất mang lại. Trong thực tế khi tính hiệu quả kinh tế của một nơng sản nào đó người ta khơng chỉ quan tâm đến năng suất sản phẩm đó có cao hay khơng mà cịn quan tâm đến chi phí bỏ ra như cơng lao động, giá phân bón bởi vì nếu năng suất cao nhưng chi phí đầu tư lớn , khó thực hiện dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp thì người sản xuất sẽ khó chấp nhận

Trong điều kiện thí nghiệm chỉ được tiến hành trên diện tích nhỏ, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế dựa vào năng suất thực thu và chi phí bỏ ra trong q trình sản xuất. Từ đó chọn ra loại phân bón lá thỏa mãn được yêu cầu trong sản xuất. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 19:

Bảng 19: Hiệu quả kinh tế của các loại phân bón lá cho lạc Chỉ tiêu Công thức NSTT (tạ/ha) Bội thu (tạ/ha) Tổng thu tăng so với đ/c (1000đ/ha ) Tổng chi phí phân bón lá (1000đ/ha) Lãi (1000đ/ha) I(đ/c) 22,29 - - - II 27,44 5,15 5.665 450 5.215 III 25,52 3,23 3.553 375 3.178 IV 26,41 4,14 4.554 324 4.230 V 28,45 6,16 6.776 750 6.026

- Giá của các loại phân bón cho một lần phun. + Seaweed - Rong biển 95% : 3000 đ/gói + HVP-1610WP : 2500 đ/gói + Atonik 1.8 DD : 4500đ/gói + Kali Humat : 5000 đ/gói - Giá lạc vỏ: 11.000 đ/kg.

Qua bảng 19 chúng tôi nhận thấy: Trong cùng một điều kiện canh tác (đất đai, phân đa lượng, công chăm sóc…), nếu chúng ta sử dụng thêm các loại phân bón lá khác nhau thì sẽ cho hiệu quả kinh tế khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả thu được cho thấy: khi sử dụng các loại phân bón lá thì mức bội thu dao động từ 3,23 - 6,16 tạ/ha và đều mang lại lợi nhuận cho người sản xuất từ 3.178.000- 6.026.000 đ/ha. Trong đó cơng thức V (sử dụng Kali Humat) tuy có tổng đầu tư chi phí cao nhất nhưng lại cho bội thu cao nhất là 6,16 tạ/ha với tổng thu 6.776.000đ/ha và lợi nhuận mang lại cũng cao nhất (6.026.000 đ/ha). Công thức II( sử dụng Seaweed - Rong biển 95%) với mức bội thu là 5,15tạ/ha làm cho tổng thu cao thứ 2 là 5.665.000 đ/ha và chi phí bỏ ra là 450.000đ/ha dẫn đến lãi suất đạt 5.215.000đ/ha. Với mức bội thu cao thứ 3 đạt 4,14 tạ/ha thì cơng thức IV( sử dụng Atonik 1.8 DD) có chi phí đầu tư thấp nhất (324.000đ/ha) cho lãi suất cao thứ 3 là 4.230.000đ/ha trong tổng số 4 cơng thức sử dụng phân bón lá. Mức bội thu thấp nhất chỉ đạt 3,23tạ/ha là công thức III( sử dụng HVP - 1610WP) và mang lại lãi suất 3.178.000đ/ha, đây là mức lãi suất thấp nhất trong 4 cơng thức sử dụng phân bón lá.

Tóm lại, sử dụng Kali Humat mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp đến là Seaweed - Rong biển 95%, Atonik 1.8 DD và cuối cùng là HVP- 1610WP.

Phần 5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2009 tại htx kim long- t.p huế (Trang 48 - 53)