Sự phát triển của cành lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2009 tại htx kim long- t.p huế (Trang 34 - 37)

Khả năng đâm cành của lạc khá lớn, nhất là những giống thuộc loại thân bị. Những giống này có thể có 4 - 7 cành với tổng số cành đạt 25-30 cành. Nhưng ở nước ta các giống lạc trồng chủ yếu thuộc loại thân đứng thường chỉ có 2 cấp cành với tổng số cành 6-10 cành, số lượng cành phụ thuộc khá lớn vào điều kiện ngoại cảnh [23].

*Chiều dài cành cấp 1 đầu tiên qua các thời kỳ: Cùng với thân

chính, sự phát triển của các cặp cành sẽ góp phần tạo nên bộ khung của cây và quyết định số lá trên cây. Cành dài sẽ cho số lá lớn, đặc biệt chiều dài của cặp cành cấp một đầu tiên có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của lạc vì hoa ở cặp cành này có tỷ lệ hữu hiệu cao, cho nhiều quả chắc. Vì vậy nghiên cứu sự phát triển của cành lạc, chúng ta đặc biệt quan tâm đến chiều dài của cành cấp 1 đầu tiên. Nếu cặp cành này to khoẻ, có góc độ phân cành hợp lý thì khả năng cho năng suất sẽ cao hơn.

Kết quả thí nghiệm của chúng tơi về sự phát triển của cành lạc được thể hiện ở bảng 11:

Bảng 11: Chiều dài cành cấp 1 đầu tiên qua các thời kỳ

Thời kỳ Công thức 5 - 6 lá Bắt đầu ra hoa Kết thúc

ra hoa Thu hoạch

I (đ/c) 3,21 9,30 21,63 41,00

II 3,24 10,10 22,40 42,33

III 3,18 9,80 22,70 41,40

IV 3,25 10,57 25,63 41,93

V 3,47 10,20 24,57 42,27

Qua số liệu ở bảng 11 chúng tôi nhận thấy:

Thời kỳ 5 - 6 lá: Cùng với sự phát triển của chiều cao thân chính,

chiều dài cành cấp I đầu tiên cũng đã phát triển nhanh nhưng so với chiều cao thân chính thì vẫn thấp hơn nhiều .Chiều dài cành cấp 1 đầu tiên dao động trong khoảng 3,18-3,47cm. Cũng giống như chỉ tiêu chiều cao thân chính thì giai đoạn này chúng tơi đã sử dụng phân bón lá nhưng tác dụng của nó ở giai đoạn đầu này chưa rõ rệt nên chiều dài cành cấp 1 ở các công thức không chênh lệch nhau lắm. Cụ thể, thấp nhất là công thức III đạt 3,18cm, cao nhất

là công thức V đạt 3,47cm, tiếp đến là các công thức IV: 3,25cm; công thức II: 3,24cm; cơng thức I có chiều dài cành cấp 1 đầu tiên thấp nhất đạt 3,21cm.

Thời kỳ bắt đầu ra hoa: Giai đoạn này chiều dài cành cấp I đầu tiên

cao hơn hẳn so với chiều cao thân chính. So với chiều cao thân chính giữa 2 giai đoạn 5-6 lá đến bắt đầu ra hoa chỉ tăng lên được 1,77 - 2,26cm thì chiều dài cành cấp I đầu tiên tăng được từ 6,12-7,10cm. Giai đoạn này chiều dài cành cấp I đầu tiên dao động từ 9,30 - 10,57cm. Trong đó cơng thức IV đạt cao nhất 10,57cm, cao hơn so với đối chứng (công thức I: 9,30cm) là 1,27cm.

Thời kỳ kết thúc ra hoa: Từ bảng số liệu chúng ta nhận thấy chiều dài

cành cấp I đầu tiên giữa các cơng thức ở giai đoạn này vẫn có sự biến động và chênh lệch nhau đáng kể. Cơng thức IV có chiều dài cành cấp I đầu tiên dài nhất đạt 25,63cm và dài hơn so với đối chứng I là 4cm. Tiếp theo là các công thức V, III, II lần lượt đạt 24,57cm; 22,70cm; 22,40cm.

Thời kỳ thu hoạch :Giai đoạn này cây tập trung dinh dưỡng về hạt nên

sự sinh trưởng của cây hầu như ngừng lại và chiều dài cành cấp I đầu tiên đạt lớn nhất. Qua bảng số liệu chúng tôi nhận thấy giữa các công thức có sự chênh lệch nhưng khơng đáng kể. Cụ thể thấp nhất là đối chứng I: 41,00cm trong khi đó cao nhất chỉ đạt 42,33cm ở cơng thức II.

Như vậy việc sử dụng phân bón lá ảnh hưởng khơng lớn đến tốc độ tăng trưởng của chiều dài cành cấp I đầu tiên.

*Số cành/cây: Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng bởi vì trên thân lạc

có thể đâm ra nhiều cành nhưng khơng phải cành nào, vị trí nào cũng đều cho kết quả được mà sự raquả chỉ tập trung ở một số cành nhất định. Số quả chắc tập trung ở cặp cành cấp 1 thứ nhất và các cành cấp 2 tới 80-90% tổng số quả chắc trên cây.

- Cành cấp 1: Thường chỉ có 2 - 6 cành, 2 cành đầu tiên mọc từ nách lá mầm nên mọc đối, thường xuất hiện khi lạc có 3 lá thật. Các cành tiếp theo có thể mọc từ nách lá thật thứ 3, thứ 4…Các cành này mọc cách vì lá lạc mọc cách.Trên cây lạc có thể có 2 - 3 tầng cành quả(thường chỉ có 2 tầng).Tầng thứ nhất dưới cùng do cành cấp 1 và 2 tạo thành. Tầng thứ 2 do cành 3 và 4 và có thể tầng thứ 3 do cành 5 và 6. Quan trọng nhất là tầng thứ nhất và thứ 2.

- Cành cấp 2: Thường trên cây lạc có 4 cành cấp 2 mọc trên cành số 1 và 2. Cành cấp 2 thường ngắn, đơi khi khó nhận biết. Lá trên cành cấp 2 cũng nhỏ hơn và ít có khả năng quang hợp. Cành cấp 2 thường xuất hiện khi thân chính có 6 - 7 lá tới khi lạc ra hoa thì cũng kết thúc sự xuất hiện của cành cấp[23,30].

Số cành trên cây lạc có liên quan trực tiếp đến số quả. Cành trực tiếp là cành quả, vì vậy cành phát triển khỏe sẽ cho nhiều hoa nhiều quả.Số cành càng nhiều, khả năng sinh trưởng càng mạnh thì khả năng quang hợp của cây càng lớn vì số cành quyết định tổng số lá trên cây, dẫn đến khả năng quang hợp tổng hợp nhiều chất hữu cơ và khả năng tích luỹ chất khơ cao hơn. Do đó sự xuất hiện đầy đủ cành ở gốc thân sớm và các cành sinh trưởng khoẻ là cơ sở để tạo năng suất cao. Vì vậy để tạo điều kiện cho cành ra sớm, tập trung và to khoẻ cần có chế độ chăm sóc bón phân hợp lý.

Bảng 12: Số cành trên cây ở thời kỳ thu hoạch

ĐVT: Cành Công thức Cành cấp I Cành cấp II Tổng cành I (Đ/C) 4,20 2,87 7,07 II 4,40 3,40 7,80 III 4,40 3,20 7,60 IV 4,47 3,27 7,74 V 4,67 3,50 8,17

Nhìn chung, số cành cấp 1 ở các công thức chênh lệch nhau không đáng kể, chỉ dao động từ 4,20 - 4,67cành/cây. Số cành cấp 2 cũng ít chênh lệch giữa các cơng thức, dao động từ 3,20-3,50cành/cây. Từ đó dẫn tới tổng số cành/cây ở các công thức như sau: cao nhất là công thức V:8,17cành/cây, công thức I thấp nhất 7,07 cành/cây, các công thức II, IV, III có tổng số cành/cây lần lượt là: 7,80 cành/cây; 7,74 cành/cây; 7,60 cành/cây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2009 tại htx kim long- t.p huế (Trang 34 - 37)