Ảnh hưởng của phân bón lá đến số lượng và khối lượng nốt sần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2009 tại htx kim long- t.p huế (Trang 40)

So với một số cây họ đậu khác ở nước ta như đậu tương, đậu xanh thì nốt sần ở lạc hình thành muộn hơn nhưng chúng đều có chức năng tốt đó là khả năng cố định nitơ của khí quyển do vi khuẩn Rhyzobium sống cộng sinh trên rễ cây hình thành [8,316].

Khi vi khuẩn sống cộng sinh với cây lạc thì nó có thể cung cấp tới 50- 70% tổng số đạm cần thiết của cây[23,32].Chính nhờ vậy mà cây lạc có thể tự đáp ứng được phần nào yêu cầu sử dụng đạm.Những nốt sần đầu tiên quan sát thấy khi lạc có 4-5 lá. Lượng nốt sần sẽ tăng nhanh từ thời kỳ ra hoa đến đâm tia hình thành quả, sau đó những nốt sần này già khô đi, dịch nốt sần tím đen lại rồi vỡ ra do đó làm giảm số lượng nốt sần trên cây.

Đại bộ phận nốt sần tập trung ở rễ phụ, phần gần rễ chính và ở độ sâu 0-25cm.Bình thường vi khuẩn nốt sần sống trong đất nhờ sự phân giải xác thực vật(sống hoại sinh). Sau khi trồng lạc, nhờ sự hoạt động hô hấp của bộ rễ lạc đã tiết ra một số hợp chất hữu cơ có tác dụng hấp dẫn và kích thích vi sinh vật nốt sần phát triển tập trung ở vùng rễ lạc[23,33].Số lượng và khối

lượng nốt sần nói lên khả năng cung cấp đạm cho cây của vi khuẩn nốt sần. Chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện môi trường, kỹ thuật trồng trọt, yếu tố dinh dưỡng ... Trong đó phải kể đến độ ẩm đất, nhiệt độ đất, cường độ ánh sáng, ngày dài ngắn và lượng N,P, K, Ca, Mg, S, Mo, Zn và B mà cây trồng có thể gấp thu được. Theo dõi sự hình thành nốt sần qua 3 thời kỳ chúng tôi được kết quả ở bảng 14:

Bảng 14: Số lượng và khối lượng nốt sần qua các thời kỳ

Thời kỳ Ra hoa rộ đợt 1 Tạo quả Thu hoạch

Chỉ tiêu Công thức Số lượng (nốt/cây) Khối lượng (g/cây) Số lượng (nốt/cây) Khối lượng (g/cây) Số lượng (nốt/cây) Khối lượng (g/cây) I (đ/c) 170,2 0,36 226,4 0,67 114,6 0,33 II 167,6 0,38 240,6 0,72 148,6 0,39 III 184,4 0,44 316,0 0,91 124,4 0,33 IV 172,6 0,37 297,0 1,05 134,6 0,36 V 200,6 0,49 277,4 0,78 151,0 0,38

Kết quả ở bảng 14 cho thấy: Số lượng và khối lượng nốt sần chênh lệch nhau khá lớn ở các công thức có phun phân bón lá so với công thức đối chứng. Cụ thể:

Thời kỳ ra hoa rộ đợt 1: Số lượng nốt sần dao động trong khoảng 167,6 - 200,6 nốt/cây còn khối lượng dao động từ 0,36 - 0,49g/cây. Trong đó công thức V có số lượng nốt sần cao nhất đạt 200,6 nốt/cây tương ứng với khối lượng cũng cao nhất đạt 0,49 g/cây. Công thức có số lượng nốt sần thấp nhất là công thức II đạt 167,6 nốt/cây nhưng khối lượng thấp nhất lại là công thức đối chứng I chỉ đạt 0,36 g/cây. các công thức III, IV có khối lượng nốt/cây là 184,4 nốt/cây và 172,6 nốt/cây tương ứng với khối lượng nốt sần là 0,44 g/cây và 0,37 g/cây.

Thời kỳ tạo quả : Đây là giai đoạn mà nốt sần hoạt động mạnh nhất,do

đó số lượng và khối lượng nốt sần tăng lên so với giai đoạn trước và đạt cao nhất trong cả 3 giai đoạn theo dõi. Qua bảng số liệu chúng tôi thấy số lượng nốt sần ở công thức dao động từ 226,4 nốt/cây 316,0 nốt/cây, trong đó công thức III có số lượng nốt sần cao nhất đạt 316,0 nốt/cây và khối lượng nốt sần đạt 0,91 g/cây. Tiếp đến là các công thức IV, V, II có số lượng nốt/cây lần lượt đạt 297,0 nốt/cây; 277,4 nốt/cây và 240,6 nốt/cây. Trong khi đó công thức I có số lượng nốt sần thấp nhất là 226,4 nốt/cây và khối lượng cũng thấp nhất đạt 0,67g/cây .

Thời kỳ thu hoạch: Ở tất cả các công thức số lượng và khối lượng nốt sần đã giảm đi đáng kể so với thời kỳ tạo quả. Số lượng nốt sần dao dộng từ 114,6- 151,0 nốt/cây và khối lượng từ 0,33 - 0,39 g/cây. Trong đó công thức V có số lượng nốt sần đạt cao nhất là 151,0 nốt/cây và khối lượng nốt sần là 0,38 g/cây. Thấp nhất là công thức đối chứng với số lượng và khối lượng nốt sần tương ứng là 114,6 nốt/cây và 0,33g/cây.

Tóm lại, sử dụng phân bón lá đã bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng nên đã làm cho số lượng và khối lượng nốt sần ở các công thức tăng lên đáng kể sovới công thức đối chứng ở tất cả các thời kỳ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2009 tại htx kim long- t.p huế (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w