Số lá trên thân chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2009 tại htx kim long- t.p huế (Trang 37 - 40)

Cũng như bất kì cây trồng nào khác lá cây lạc là một bộ phận thiết yếu

và không thể thiếu được bởi nó giữ nhiều chức năng quan trọng để duy trì sự sống cho cây lạc

Bên cạnh chức năng thực hiện quang hợp để biến năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hố học cung cấp cho cây trồng(có đến 90-95% chất hữu cơ tích lũy trong cây là nhờ quang hợp ở lá nên đời sống của lá liên quan rất nhiều đến năng suất cây trồng), lá cịn làm nhiệm vụ thốt hơi nước, điều hoà nhiệt độ trong cây và đặc biệt nó cịn có khả năng hấp thu trực tiếp chất dinh dưỡng qua các lỗ khí khổng khi chúng ta phun các loại phân bón lên lá.

Số lá trên thân chính số lá có thể đạt tới 20-28 lá, tổng số lá trên cây (gồm cả trên thân và trên cành ) có thể đạt tới 50-80 lá vào thời kỳ thu hoạch nhưng do khi thu hoạch một số lá già bị rụng, cho nên số lá xanh tồn tại trên cây khi cao nhất là 40-60 lá vào thời kỳ đâm tia-làm quả[23,31].

Số lá trên thân chính và số lá xanh cịn lại trên cây ở cuối kỳ sinh trưởng nhiều hay ít có ý nghĩa quan trọng giúp cây sinh trưởng phát triển. Tuy nhiên sự phát triển không cân đối ở các bộ phận khác nhau, đặc biệt là bộ rễ sẽ làm cho cây dễ đổ ngã dẫn đến năng suất thấp. Vì vậy để cây sinh trưởng và phát triẻn cân đối phải có chế độ chăm sóc bổ sung dinh dưỡng kịp thời

Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả ở bảng 13:

Bảng 13 : Số lá trên thân chính qua các thời kỳ

ĐVT: Lá Thời kỳ Công thức 5 - 6 lá Bắt đầu ra hoa Kết thúc ra hoa Thu hoạch Số lá xanh cịn lại/thân chính I (Đ/C) 5,40 7,33 11,13 17,60 5,87 II 5,40 7,67 11,47 18,27 6,27 III 5,47 7,40 11,13 17,93 6,07 IV 5,60 7,47 11,53 18,53 6,73 V 5,53 7,47 11,47 18,07 6,53

Thời kỳ 5 - 6 lá : Số lá/thân chính dao động từ 5,40-5,60lá trong đó

cơng thức IV có số lá đạt cao nhất là 5,60lá, thấp nhất là công thức đối chứng I và cơng thức II đều có 5,40lá. Các cơng thức V, III có số lá trên thân chính lần lượt là: 5,53lá và 5,47lá. Sở dĩ giữa các công thức ít chênh lệch nhau như thế này là do giai đoạn này chúng tơi mới sử dụng phân bón nên ảnh hưởng của nó chưa rõ rệt.

Thời kỳ bắt đầu ra hoa: Đây là thời kỳ chuẩn bị cho quá trình ra hoa

đâm tia nên số lá lúc này rất quan trọng. Trong khoảng thời gian 10 ngày số lá trên thân chính đã bắt đầu tăng lên và có sự thay đổi trật tự sắp xếp giữa các công thức so với giai đoạn trước, tuy nhiên số lá dao động giữa các công thức không lớn lắm đạt từ 7,33 - 7,67 lá. Trong đó các cơng thức phun phân bón lá đều có số lá cao hơn đối chứng. Cơng thức II có số lá cao nhất đạt 7,67 lá cao hơn đối chứng 0,34lá. cơng thức IV,V có số lá bằng nhau là 7,47 lá; 7,40 lá là số lá của công thức III.

Thời kỳ kết thúc ra hoa: Tuy khoảng thời gian từ khi ra hoa đến kết

thúc ra hoa không dài nhưng đây là thời kỳ quan trọng để lạc tích luỹ chất khơ quyết định năng suất. Biến động số lá trên thân chính giữa các công thức giai đoạn này từ 11,13 lá-11,53 lá. Trong đó cơng thức IV có số lá cao nhất đạt 11,53 lá cao hơn so với đối chứng 0,40 lá, tiếp đến là công thức V và II đều đạt 11,47 lá cao hơn đối chứng 0,34lá. cơng thức III có số lá bằng cơng thức đối chứng là 11,13 lá.

Thời kỳ thu hoạch: Sau khi kết thúc ra hoa số lá trên thân chính tăng

mạnh và giảm dần đến khi thu hoạch. Nguyên nhân là do thời tiết thuận lợi nên lá lạc phát triển tốt. Giai đoạn này số lá trên thân chính dao động khơng nhiều từ 17,60-18,53 lá. Trong đó cao nhất là cơng thức IV: 18,53 lá cao hơn so với đối chứng 0,93 lá. Các cơng thức được sử dụng phân bón lá khác cũng đều cao hơn so với đối chứng với thứ tự là II>V>III.

*Số lá xanh còn lại trên thân chính: Số lá xanh cịn lại này làm

nhiệm vụ quang hợp sau ra hoa và chúng có ảnh hưởng lớn đến yếu tố cấu thành năng suất nhất là số quả chắc và khối lượng 100 quả, từ đó ảnh hưởng tới năng suất.

Số lá cao nhất vào thời kỳ hình thành quả. Trị số này có thể giữ vững 5-7 ngày rồi giảm dần cho tới khi thu hoạch.

Lá xanh cịn lại rất ít chứng tỏ sức sống của cây kém. Còn nếu lá xanh còn lại quá lớn chứng tỏ sự không cân đối các chất dinh dưỡng hoặc bón phân khơng đúng lúc dẫn đến hiện tượng "tốt sau". Như vậy, một mặt cây không kịp tập trung dinh dưỡng về quả và hạt mặt khác lại là cây có đặc tính ra hoa vơ hạn nên khi cây tiếp tục ra hoa thì một phần dinh dưỡng bị tiêu hao vơ ích nên dẫn đến quả nhỏ, quả lép nhiều.

Qua kết quả thu được từ thí ngiệm chúng tơi thấy rằng: Số lá cịn lại trên thân chính của các cơng thức khơng nhiều, dao động trong khoảng 5,87- 6,73lá. Nhìn chung các cơng thức có sử dụng phân bón lá đều có số lá xanh cịn lại cao hơn đối chứng, trong đó cao nhất là công thức IV đạt 6,73lá, tiếp đến là công thức V, II, III lần lượt đạt là 6,53lá; 6,27lá; 6,07lá, cuối cùng là công thức I: 5,87lá.

Tóm lại, các loại phân bón lá đã có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của lạc về chiều cao, số cành, số lá tuy nhiên các sự chênh lệch này không lớn lắm giữa các công thức.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2009 tại htx kim long- t.p huế (Trang 37 - 40)