KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian sinh trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2009 tại htx kim long- t.p huế (Trang 30)

4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian sinh trưởng

Thời gian sinh trưởng là khoảng thời gian cần thiết để cây trồng hoàn thành các giai đoạn phát dục của nó được tính từ khi gieo đến khi thu hoạch. Thời gian sinh trưởng do yếu tố di truyền quyết định, tuy nhiên các biện pháp kỹ thuật như bón phân, thời vụ cũng có ảnh hưởng đến chỉ tiêu này rất nhiều. Nghiên cứu quy luật thay đổi thời gian sinh trưởng của cây lạc là cơ sở chủ yếu để xác định thời vụ, cơ cấu giống, luân canh, xen canh nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Quá trình sinh trưởng và phát triển của lạc là quá trình liên tục và kế tiếp nhau. Giai đoạn sinh trưởng và phát triển trước tạo tiền đề cho giai đoạn kế tiếp sau. Tuy nhiên có thể chia làm các thời kỳ nhỏ để nhận biết và tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp. Qua theo dõi thời gian sinh trưởng và phát triển của lạc chúng tôi thu được kết quả ở bảng 8

Bảng 8: Ảnh hưởng của phân bón lá đến thời gian sinh trưởng và phát triển của lạc

ĐVT: Ngày Thời gian Từ khi gieo đến ...

Bắt đầu mọc 5 - 6 lá Bắt đầu ra hoa Ra hoa rộ đợt 1 Kết thúc ra hoa Thu hoạch I (đ/c) 7 18 29 36 47 101 II 7 18 28 35 48 101 III 7 18 28 35 47 101 IV 7 18 28 35 48 101 V 7 18 28 35 48 101

Thời gian sinh trưởng (từ khi gieo đến mọc và đến 5 - 6 lá) giữa các công thức thí nghiệm không có sự sai khác vì chúng có cùng điều kiện thí nghiệm.

Từ giai đoạn 5-6 lá trở về sau việc sử dụng phân bón lá đã đã có những thay đổi nhất định đến thời gian sinh trưởng ở một số thời kỳ sinh trưởng của cây lạc.

Thời gian từ khi gieo đến bắt đầu ra hoa: Đây là giai đoạn quan trọng quyết định năng suất của lạc vì giai đoạn này lạc đã tích lũy đủ về chất và bước vào giai đoạn ra hoa.Ở giai đoạn này giữa các công thức chênh lệch nhau 1 ngày. Trong đó công thức II, III, IV, V có thời gian ra hoa sớm hơn dối chứng 1 ngày.

Qua đây chúng tôi có thể nhận xét: ở các công thức có phun phân bón lá đã cung cấp hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng giúp lạc ra hoa sớm so với đối chứng từ đó tạo cơ sở để nâng cao tỷ lệ hoa hữu hiệu.

Thời gian từ khi gieo đến ra hoa rộ đợt 1: Đây là thời kỳ trong cây

đồng thời diễn ra 2 quá trình sinh lý đó là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.Trong đó sinh trưởng sinh dưỡng tạo tiền đề vật chất cung cấp dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng sinh thực và tạo năng suất sau này.

Qua bảng 8 chúng tôi nhận thấy: thời gian từ khi gieo đến ra hoa rộ đợt I giữa các công thức chênh lệch nhau 1 ngày trong đó các công thức II, III, IV, V đều ra hoa rộ sớm hơn đối chứng 1 ngày.

Thời gian từ khi gieo đến khi kết thúc ra hoa: Giai đoạn này lạc

bước vào giai đoạn vận chuyển vật chất về quả, lượng chất khô tích luỹ chiếm tới 40% tổng lượng chất khô nên thời kỳ này rất quan trọng. Thời gian ra hoa dài ngắn khác nhau ngoài phụ thuộc yếu tố giống còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, chế độ bón phân chăm sóc.

Qua bảng 8 chúng tôi nhận thấy rằng: Các công thức kết thúc ra hoa chênh lệch nhau 1 ngày. Trong đó công thức II, IV, V kế thúc ra hoa muộn hơn so với đối chứng 1 ngày.

Thời gian từ gieo đến thu hoạch: Đây là thời gian cây lạc hoàn thành

các quá trình sinh trưởng phát triển. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy ở các công thức đều có tổng thời gian sinh trưởng từ khi gieo đến thu hoạch là 101 ngày.

Tóm lại: Việc sử dụng phân bón lá trong thí nghiệm có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của lạc tuy nhiên ở mức độ rất thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2009 tại htx kim long- t.p huế (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w