Ảnh hưởng của phân bón lá đến một số chỉ tiêu sinh lý của lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2009 tại htx kim long- t.p huế (Trang 44 - 47)

Khác với các cơ thể sống khác, thực vật là những cơ thể tự dưỡng chúng không sử dụng những hợp chất hữu cơ có sẵn mà bằng q trình quang hợp thông qua lá chuyển năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học để duy trì sự sống của nó. Các yếu tố ngoại cảnh như đất đai, khí hậu, thời tiết, con người sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tồn tại và phát triển của thực vật vì thực vật ln ln gắn bó chặt chẽ với các yếu tố này. Nắm đuwocj mối liên hệ giữa cây trồng với môi trường giúp con người phần nào có thể tác động tới các yếu tố đó nhằm đem lại năng suất cao nhất. Các chỉ tiêu sinh lý phản ánh mối quan hệ giữa cây trồng với môi trường một cách khoa học nhất[6]. Trong q trình thí nghiệm chúng tơi đã tiến hành phân tích một số chỉ tiêu sinh lý của lạc và thu được kết quả ở bảng 16:

Bảng 16: Một số chỉ tiêu sinh lý của lạc.

Thời kỳ

Ra hoa rộ đợt 1 Tạo quả

Diện tích lá (dm2/ cây) Chỉ số diện tích lá (m2lá/ m2đất) Khối lượng chất khơ (g/cây) Diện tích lá (dm2/ cây Chỉ số diện tích lá (m2lá/ m2đất Khối lượng chất khô (g/cây I 3,64a 1,20 5,00 9,22a 3,10 11,46 4,10 II 4,66ab 1,54 5,03 11,70ab 3,98 14,43 5,02 III 5,20ab 1,72 5,93 10,91ab 3,66 14,27 4,78 IV 5,21ab 1,72 5,65 9,94ab 3,28 13,42 4,60 V 5,55b 1,83 4,89 12,54b 4,14 15,06 5,41 LSD0,05 1,71 - - 3,09 - - -

(Ghi chú: Các công thức giống nhau biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05)

Thời kỳ ra hoa rộ đợt 1: Đây là thời kỳ lạc biểu hiện sự sinh trưởng sinh thực mạnh mẽ nhất. Lúc này ở cây đồng thời diễn ra hai quá trình hoạt động sinh lý: Q trình sinh trưởng dinh dưỡng có tốc độ sinh trưởng của thân, cành, lá tăng dần. Quá trình sinh trưởng sinh thực cũng trên cơ sở đó mà tăng nhanh.

*Diện tích lá và chỉ số diện tích lá: Chỉ tiêu này rất quan trọng nó tác

động trực tiếp đến sự quang hợp của cây trồng từ đó ảnh hưởng đến năng suất. Cây trồng cần diện tích lá lớn để quang hợp. Thời kỳ từ sau ra hoa đến khi hình thành quả là thời kỳ thân cành phát triển mạnh mẽ nhất đồng thời cũng là thời kỳ diện tích lá tăng nhanh nhất[23,31]. Cịn chỉ số diện tích lá là tỉ lệ giữa tổng diện tích lá cịn xanh (tính bằng m2) trên diện tích đất ruộng (m2) trồng cây hằng năm. CSDTL thay đổi theo loài và giống cây trồng, mùa

vụ trồng, trình độ thâm canh. Chỉ số này tăng dần trong quá trình sinh trưởng của cây, đạt đến đỉnh cao rồi giảm dần đến mức thấp nhất khi thu hoạch[23].Các nghiên cứu cho thấy chỉ số diện tích lá tăng cực đại thì sẽ đạt năng suất tối đa.

Qua bảng 16, chúng tôi nhận thấy: ở thời kỳ ra hoa rộ diện tích dao động từ 3,64-5,55dm2/cây, chỉ số diện tích lá dao động từ 1.20-1.83m2 lá/ m2

đất. Trong đó cơng thức V có diện tích lá và chỉ số diện tích lá đạt cao nhất là 5,55dm2/cây và 1.83 m2 lá/ m2 đất. Tiếp theo là các công thức IV, III, II. Công thức I thấp nhất đạt diện tích lá 3,64 dm2/cây và chỉ số diện tích lá là 1.20m2

lá/ m2 đất.

Nhìn chung các cơng thức sử dụng phân bón lá đều có diện tích lá và chỉ số diện tích lá cao hơn so với đối chứng. Tuy nhiên, theo kết quả xử lý thống kê thì chỉ có cơng thức V(sử dụng Kali Humat) mới có diện tích lá lớn hơn so với đối chứng một cách có ý nghĩa.

*Khối lượng chất khơ: Diện tích lá và chỉ số diện tích lá có liên quan

trực tiếp đến sự tích lũy chất khơ. Tích lũy chất khơ có vai trị quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng đặc biệt là vào thời kỳ ra hoa, cây bước vào giai đoạn sinh trưởng và phát triển mạnh. Qua bảng số liệu chúng tôi nhận thấy hàm lượng chất khô ở thời kỳ này dao động từ 4,89- 5,93g/cây trong đó cao nhất là công thức III đạt 5,93g/cây, thấp nhất là công thức V đạt 4.89g/cây.

Thời kỳ tạo quả: Giai đoạn này quá trình sinh trưởng của cây tiếp tục

diễn ra mạnh mẽ và đạt đến cực đại. Kết quả ở bảng 16 cho thấy rằng tất cả các chỉ tiêu từ Diện tích lá, chỉ số diện tích lá đều cao hơn thời kỳ đầu cho nên khả năng tích lũy chất khơ ở thời kỳ này cũng cao hơn.

*Diện tích lá và chỉ số diện tích lá:Vẫn là cơng thức V có diện tích lá

và chỉ số diện tích cao nhất trong các cơng thức đạt 12,54 dm2/cây và 4,14m2

lá/ m2 đất. Tiếp đến là các công thức II, III, IV lần lượt đạt 11,70dm2/cây ; 10,91dm2/cây ; 9,94dm2/cây và chỉ số diện tích lá tương ứng là 3,98m2 lá/ m2

đất ; 3,66m2 lá/ m2 đất;3,28m2 lá/ m2 đất. Thấp nhất là cơng thức I có diện tích lá đạt 9,22 dm2/cây và chỉ số diện tích lá là 3,10 m2 lá/ m2 đất. Theo kết quả

xử lý thống kê , thời kỳ này vẫn là cơng thức V có diện tích lá là sai khác có ý nghĩa nhất so với công thức đối chứng.

* Khối lượng chất khơ: Có sự thay đổi trật tự so với giai đoạn trước.

Nếu giai đoan trước khối lượng chất khô của cơng thức V thấp nhất thì giai đoạn này lại cao nhất đạt 15,06 g/cây. Các cơng thức sử dụng phân bón lá đều có khối lượng chất khơ cao hơn so với đối chứng do diện tích lá và chỉ số diện tích lá cao.Thời kỳ này khối lượng chất khô dao động từ 11,46- 15,06g/cây. Thấp nhất là công thức I: 11,46g/cây.

* Hiệu suất quang hợp(HSQH): Quang hợp là quá trình cơ bản quyết định năng suất cây trồng. HSQH là chỉ tiêu phản ánh khả năng tổng hợp chất khô của cây trồng. Qua bảng 16 chúng tôi nhận thấy: HSQH của các công thức dao động từ 4,10-5,41g chất khơ/ m2 lá/ ngày đêm. Trong đó cơng thức V có HSQH cao nhất đạt 5,41g chất khơ/ m2 lá/ ngày đêm. Tiếp đến là các công thức II, III, IV lần lượt đạt là 5,02g chất khô/ m2 lá/ ngày đêm; 4,78g chất khô/ m2 lá/ ngày đêm; 4,60g chất khô/ m2 lá/ ngày đêm. Công thức đối chứng thấp nhất chỉ đạt 4,10g chất khô/ m2 lá/ ngày đêm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc vụ xuân 2009 tại htx kim long- t.p huế (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w