Chương 4 : GỢI Ý CHÍNH SÁCH
4.1 Gợi ý chính sách từ kết quả điều tra và chạy mơ hình kinh tế lượng
Các kết quả thống kê và mơ hình kinh tế lượng cho thấy thu nhập cũng như nhu cầu vay vốn của hộ nghèo chịu tác động của các yếu tố sau: Giới tính, tuổi
của chủ hộ, giáo dục, diện tích đất, tỷ lệ người lao động, dịch vụ hỗ trợ, khả năng tiếp cận thơng tin tín dụng. Từ những kết quả chạy hồi quy và kết hợp thực
tiễn điều tra Người thực hiện gợi ý một số chính sách giúp cải thiện thu nhập và nâng cao hiệu quả tín dụng cho hộ nghèo.
4.1.1 Quy mơ hộ, số lao động và vấn đề giới tính
Cần chú trọng hơn nữa cơng tác tun truyền kế hoạch hóa gia đình và bình đẳng giới trên địa bàn.
Qua phân tích ở địa bàn Cam Lộ ta thấy quy mô hộ và lao động tác động rõ ràng đến thu nhập bình quân của hộ. Các hộ từ 5 nhân khẩu trở lên có thu nhập bình qn thấp hơn hộ có dưới 5 nhân khẩu. Chính vì vậy, các biện pháp giảm mức sinh cần phải tiến hành song song với xố đói giảm nghèo. Giảm tỷ lệ sinh con
bằng phương pháp giáo dục, tuyên truyền, hỗ trợ sử dụng các biện pháp tránh thai. Và cần phải thay đổi quan niệm trọng nam khinh nữ ở trong bộ phận lớn dân cư. Vấn đề này đặc biệt trầm trọng ở nơng thơn.
4.1.2 Đất đai
Rà sốt lại quỹ đất và hiệu quả sử dụng đất, tăng diện tích đất cho hộ làm nơng nghiệp. Quy hoạch đất dành cho trang trại để phát triển sản xuất quy mơ lớn và tạo việc làm có thu nhập ổn định.
Diện tích đất trung bình 3.443 m2/hộ là nhỏ chưa đủ để sản xuất hiệu quả. Huyện cần rà sốt lại diện tích đất cơng, đất trống, đồi trọc và giao khốn cho các hộ nghèo có phương án khai thác, sử dụng đất hợp lý. Việc phân chia quỹ đất như hiện nay để đảm bảo “người cày có ruộng” nhưng có nhược điểm là tính bình qn q cao, ràng buộc chặt hơn nơng dân với ruộng đất với trồng trọt, năng suất thấp, chi phí cao. Vì vậy cần khuyến khích dồn điền, đổi thửa, thu hồi đất của các hộ đã thốt ly nơng nghiệp để phân phối lại cho người thực sự có nhu cầu (Các hộ đã thoát ly nhưng vẫn giữ đất để cho thuê hoặc quảng canh nên
năng suất nông nghiệp thường thấp). Một yếu tố quan trọng khác là nên cấp
Giấy CNQSDĐ phải ghi tên cả vợ chồng để giúp người phụ nữ được bình đẳng hơn, đặc biệt là trong vấn đề vay vốn.
Khuyến khích tổ chức SXNN quy mơ lớn tạo cơng ăn việc làm tại địa phương (công việc ổn định, khơng mang tính mùa vụ). Đẩy mạnh mơ hình kinh tế trang trại trên địa bàn, không giới hạn chủ trang trại là người địa phương hay địa bàn khác, vì trang trại có suất đầu tư cao phát huy được năng suất trên diện tích đất cố định. Ngồi ra, trang trại cịn tạo được công ăn việc làm cho người dân địa phương. Đây là cách nhanh nhất để xố đói ở địa bàn. Tuy nhiên, chính quyền cần thống nhất quy hoạch, các tiêu chuẩn trang trại để khơng làm lãng phí đất đai và ảnh hưởng đến môi trường.
Phát triển trang trại thơng qua hai nguồn chính. Thứ nhất, đối với những hộ có điều kiện về đất đai, lao động, năng lực tổ chức, quản lý điều hành lao động thì được cấp đất, cho vay nhiều hơn để hình thành trang trại cho từng loại cây trồng vật nuôi. Tạo điều kiện cho các hộ nghèo từng bước chuyển dần từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Thứ hai, cấp đất cho cá nhân ở các địa phương khác có đủ điều kiện về vốn, muốn đầu tư kinh tế trang trại.
4.1.3 Vấn đề tiếp cận thơng tin tín dụng và vay vốn
Khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng nơng thơn của hộ nghèo vẫn cịn bị hạn chế. Vì vậy cần đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích, thủ tục vay vốn; tăng quy mơ khoản vay và tăng cường tính minh bạch khi cho vay.
Từ thực tế chỉ 39 trên 90 hộ được điều tra nhận xét dễ tiếp cận với các tổ chức tài chính trên địa bàn, cho thấy cần đẩy mạnh thơng tin về các chương trình tín dụng cho người nghèo đến các hộ dân. Thông tin công khai, minh bạch phổ biến đến tất cả người dân có nhu cầu về hình thức vay vốn, lãi suất, thời gian có nhiều ưu đãi, thủ tục đơn giản (chú trọng cho vay tín chấp qua bảo lãnh của đoàn thể
hoặc địa phương); tư vấn thiết lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, giám sát quá
trình sử dụng vốn.
Một yếu tố quan trong khác là cần tăng tính minh bạch trong các quyết định cho vay XĐGN. Cán bộ tín dụng có thể cập nhật danh sách hộ nghèo đã vay vốn
(không cung cấp số tiền vay) để người dân có nhu cầu có thể tự tham khảo thủ
tục vay vốn và cả kinh nghiệm sử dụng vốn.
Duy trì cho vay theo chu kỳ sản xuất (3 đến 5 chu kỳ), tăng quy mơ khoản vay để hộ nghèo có thể tổ chức sản xuất có hiệu quả lâu dài, tránh nguy cơ các khoảng vay chính sách trở thành các khoản cứu trợ.
vấn đề đất đai và đa dạng hóa thu nhập hộ.
4.1.4 Dịch vụ hỗ trợ
Nâng cao hiệu quả và thu nhập từ nông nghiệp thông qua tổ chức tốt hệ thống khuyến nông tại cơ sở, giải quyết đầu ra cho sản phẩm.
Những cải tiến về công nghệ trong nơng nghiệp cũng sẽ mang lại những lợi ích lớn cho các hộ gia đình nghèo ở nơng thơn có thể áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới.
Phát huy vai trị của khuyến nơng tại địa phương. Khuyến nơng cần gắn với các chương trình tín dụng của ngân hàng. Ví dụ, Cơ quan khuyến nơng tập huấn, hỗ trợ các dịch vụ về kỹ thuật canh tác, chăn ni, các cơng nghệ về phân bón, thức ăn gia súc cho người dân đồng thời với triển khai cho vay vốn trên địa bàn. Hoặc như phối hợp giữa ngân hàng với thú y trong cho vay chăn ni. Ngân hàng sẽ trích một phần vốn vay thanh toán trực tiếp cho cơ quan thú y khi cho vay vốn chăn nuôi. Biện pháp này giúp bảo đảm vật ni được tiêm phịng đầy đủ, làm tăng năng suất chăn nuôi và giảm nguy cơ mất vốn do dịch bệnh.
Xây dựng chương trình tiếp thị sản phẩm của địa phương kết hợp với việc cho vay vốn ưu đã các hộ kinh doanh, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
4.1.5 Việc làm
Trợ giúp nông dân chuyển đổi sang các hoạt động mang lại thu nhập cao, khôi phục nghề truyền thống phi nông nghiệp. Cần giảm các rào cản ngăn cản tính linh hoạt của lao động nông thôn chuyển dịch sang lao động phi nơng nghiệp.
Ngồi việc phối hợp với trung tâm khuyến nông để nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp, cần phát triển các ngành nghề phi nơng nghiệp nhằm đa dạng hố
thu nhập.
Trung tâm khuyến nông cần định hướng và hỗ trợ nông dân chuyển đổi sang các hoạt động mang lại thu nhập cao, có khả năng xuất khẩu và địa phương có lợi thế so sánh. Ví dụ: các lọai cây ăn quả, cây công nghiệp (tiêu, cao su), trồng rau sạch, nuôi trồng thủy hải sản ở vùng ven sông...
Đồng thời xem xét có chính sách cụ thể đối với thuế thu nhập của hộ nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi, nhất là các hộ chăn ni, trồng trọt, vì số này hiện nay nguồn vốn chưa nhiều cần có thời gian tích luỹ vốn vươn lên làm giàu. Khi đó, cơ hội mở ra làm ăn và giải quyết lao động của một bộ phận có điều kiện trong lực lượng này (doanh nhân nơng thơn) sẽ góp phần khơng nhỏ trong gia tăng các loại hình dịch vụ, giải quyết nguồn lao động đang dư thừa của địa phương.
Mặt khác, cần phát triển các ngành nghề mới (phi nơng nghiệp) để nâng cao thu nhập vốn rất ít ở khu vực nơng nghiệp. Ví dụ như ngành thủ cơng mỹ nghệ: gốm, sứ, may thêu; cây, cá cảnh, du lịch xanh, dịch vụ, giải trí... Trong đó, Huyện cần phối hợp với Sở Công Nghiệp để triển khai dự án khôi phục các làng nghề truyền thống trên địa bàn như nghề làm nhang ở Đông Định, nghề làm bún ở Cẩm Thạch...
Xây dựng “chính sách về việc làm cho khu vực nơng thơn”, trước hết là chính sách dạy nghề gắn liền với chương trình tín dụng cho hộ nơng dân trong vùng đã được quy hoạch theo từng nhóm đối tượng cụ thể: học nghề để phục vụ cho yêu cầu chuyển dịch tại chỗ, học nghề để tìm việc làm ở các tỉnh bạn, học nghề xuất khẩu lao động, học nghề mở rộng sản xuất trên quy mô lớn ở các hợp tác xã - tức theo nhu cầu của nông dân và thực tế nâng cao chất lượng hàng hóa, yêu cầu hợp tác, nâng cao chất lượng hàng hóa trong hội nhập (hiện nay chúng ta còn dạy nghề theo chỉ tiêu và khả năng cung ứng của đơn vị dạy nghề, chứ chưa xuất
phát từ nhu cầu nông dân, khi học xong không đi liền với vốn vay để ứng dụng nghề đã học).
4.1.6 Giáo dục:
Cần cải thiện tình trạng tiếp cận giáo dục ở các khu vực nông thôn. Tạo cơ hội cho con em hộ nghèo được đến trường để đào tạo lớp lao động có trình độ cho tương lai gần.
Trong nghiên cứu này, ta xếp các chủ hộ tốt nghiệp cấp I trở lên vào nhóm có trình độ giáo dục do trình độ học vấn trung bình của các hộ trong mẫu khá thấp. Kết quả cho thấy giáo dục là yếu tố tác động mạnh đến thu nhập bình quân của hộ nghèo. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi người lao động phải có kiến thức để tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nơng nghiệp. Vì vậy, phải đảm bảo con em các hộ nghèo được đào tạo đủ kiến thức.
Việc xã hội hoá các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục và y tế sẽ tạo thêm gánh nặng chi phí đối với các nhóm xã hội yếu thế, cụ thể là các hộ nghèo. Vì vậy cần miễn giảm học phí và tiền đóng góp xây dựng trường cho con em hộ nghèo. Tuy nhiên, để đảm bảo các cơ sở giáo dục hoạt động tốt, các khoản miễn giảm đó cần được bù bằng Ngân sách của Huyện hoặc từ các nguồn bên ngoài.