.3 Thống kê hộ đã vay vốn từ các nguồn tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ nghèo tại huyện cam lộ tỉnh quảng trị (Trang 48 - 50)

Nguồn Số hộ chọn Tỷ lệ (%)

+ NH NN&PTNT 39 43,33

+ Hội nông dân 11 12,22

+ Hội phụ nữ 32 35,56

+ nguồn khác (quỹ phòng chống lụt bão, dự án PLAN.)

28 31,11

+ Bà con, ban bè 71 78,89

+ Từ thương lái (mua trả chậm) 51 56,67

+ Người cho vay lấy lãi 6 6,67

Nguồn: Thống kê từ dữ liệu điều tra, 2008

Ta có thể thấy số hộ có vay mượn từ người cho vay lấy lãi chiếm tỷ lệ rất thấp (6,67%). Mặt khác, các khoản vay mượn từ bà con và bạn bè chiếm tỷ lệ rất cao cho thấy truyền thống tương trợ lẫn nhau ở khu vực nông thôn. Với lãi suất bằng không, vay từ người thân và bạn bè được xem như nguồn vay thường trực của các hộ nghèo trong các trường hợp khẩn cấp. Vay từ thương lái (mua trả chậm) cũng được sử dụng một cách linh động trong một số trường hợp. Hầu hết những khoản vay này là nhỏ, thường từ vài chục ngàn đến 500 ngàn đồng, được sử dụng cho mục đích tiêu dùng (mua thực phẩm hàng ngày, đóng tiền học cho con cái…) và dùng cho mục đích sản xuất (mua phân bón, lợn giống, gà giống…). Đối với những khoản vay nhỏ này, điều tra cho thấy đây là các khoản vay mượn đáng tin cậy. Hầu như những người đi vay đều muốn trả càng sớm càng tốt với lãi suất từ 2% đến 4% một tháng. Thời gian vay khoảng vài ngày đối với mua thực phẩm và khoảng một vụ mùa đối với mục đích sản xuất.

Một số người rất nghèo khẳng định rằng những nguồn khơng chính thức khá linh động và đã giúp họ rất nhiều trong cuộc sống (tham khảo tình huống 1 ở phụ

Trong khi đó, nguồn tín dụng chính thức cung cấp các khoản vay lớn hơn so với nguồn tín dụng phi chính thức. Khoản vay thường từ 1 triệu đến 7 triệu với thời gian cho vay từ 12 đến 60 tháng.Với khoản vay này họ có thể mua trâu bị để cày bừa hoặc ni để bán (tham khảo tình huống 2 ở phụ lục). Nhìn chung, nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức đều giúp tăng thu nhập cho hộ nghèo và không loại trừ nhau.

Dịch vụ hỗ trợ:

Hầu hết các hộ khơng có cơ hội tham gia đầy đủ các khố đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp, tập huấn sử dụng vốn vay. Họ thực sự thiếu thông tin và kiến thức mới trong nơng nghiệp. Đa số các hộ đều có mong muốn được tham gia các lớp tập huấn đào tạo có chất lượng hơn.

3.2.2 Quy mô hộ, lao động và tỷ lệ phụ thuộc

Trong nghiên cứu này, dữ liệu được thu thập thông qua 90 bảng câu hỏi. Theo kết quả nghiên cứu, quy mô hộ từ một cho đến 8 người, quy mơ trung bình là 4,5 người/hộ. Đây là mức bình thường, hay có thể nói là khá thấp so với thực tế của cả nước. Như kết quả trình bày ở Bảng 3.1, 50% số hộ có số thành viên từ 4 đến 6 người. Tuy vậy, số hộ có từ ba người phụ thuộc chiếm khoảng 33,2% và thường có trên 6 nhân khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ nghèo tại huyện cam lộ tỉnh quảng trị (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)