Một số giới hạn của đề tài, đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ nghèo tại huyện cam lộ tỉnh quảng trị (Trang 65 - 70)

Chương 4 : GỢI Ý CHÍNH SÁCH

4.3 Một số giới hạn của đề tài, đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Giới hạn của đề tài là chỉ mới tập trung điều tra mẫu ở ba xã có điều kiện kinh tế - xã hội tương đối so với mặt bằng chung của Huyện và của tỉnh Quảng Trị. Đối tượng điều tra chưa bao gồm yếu tố dân tộc và các địa bàn đặc biệt khó khăn của tỉnh. Mặt khác, quy mô điều tra mẫu nhỏ so với dân số của huyện do giới hạn về kinh phí và thời gian thực hiện điều tra.

Mặc dù đã sử dụng tổng hợp các phương pháp điều tra, nhưng đề tài vẫn thiên về cách tiếp cận định lượng. Sự tham dự của người dân và chính quyền địa phương chỉ dừng ở mức hỗ trợ cho người làm đề tài hồn thành nghiên cứu của mình vì đây khơng là một phần của chương trình XĐGN chính thức.

Nghiên cứu chưa làm rõ tác động của yếu tố văn hóa, truyền thống trong xóa đói giảm nghèo. Chưa giải thích các nhân tố như ý chí giảm nghèo, tâm lý ỷ lại sự hỗ trợ của chính phủ, sự tương trợ lẫn nhau của người dân.

Với những giới hạn nêu trên, để có những mơ hình giảm nghèo thích hợp hơn, cần có một nghiên cứu chính thức với sự tham dự của người dân, chính quyền và các nhà tài trợ.

Kết luận chương 4

Đối với hộ nghèo, muốn thoát nghèo lâu dài và không tái nghèo, vấn đề không chỉ là tiền vốn mà một yếu tố quan trọng không kém là hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, về cung cách làm ăn. Phải có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, phải có sự quan tâm và tạo điều kiện để người nghèo có khả năng phát triển sản xuất, thốt nghèo bằng chính thu nhập của mình. Để thực hiện điều đó, Chính quyền Huyện Cam Lộ cần kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện XĐGN đến thôn xã để phát huy hơn nữa hiệu quả của các giải pháp nâng cao thu nhập của hộ nghèo.

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

Kết luận

Xố đói giảm nghèo ln được chính quyền Huyện Cam Lộ nói riêng và Tỉnh Quảng Trị nói chung quan tâm thực hiện. Thành quả XĐGN trong thời gian qua rất đáng khích lệ, tuy vậy tỷ lệ đói nghèo và nguy cơ tái nghèo của huyện vẫn cịn cao. Do đó, nâng cao thu nhập của hộ nghèo là giải pháp hiệu quả nhất giúp người dân thoát nghèo bền vững.

Thống kê từ các dữ liệu điều tra cho thấy thu nhập của hộ nghèo ở mức thấp so với tiêu chuẩn nghèo và có sự biến động lớn. Các yếu tố khác của hộ nghèo cũng biến động lớn, đặc biệt là các yếu tố diện tích đất, số tiền đã vay và nhu cầu vay vốn. Có thể thấy việc tuyên truyền về các hình thức vay vốn chưa được thực hiện tốt trên địa bàn. Các đặc điểm thống kê này cho ta thấy sự phức tạp trong đặc điểm của hộ nghèo, có thể dự đốn sự khó khăn trong cơng tác XĐGN tại địa phương.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy thu nhập bình qn của hộ nghèo trên địa bàn huyện Cam Lộ chịu tác động của các yếu tố: dịch vụ hỗ trợ, số lao động, tuổi của chủ hộ, tham gia tổ chức và trình độ giáo dục của chủ hộ. Trong đó yếu tố giáo dục và tham gia các tổ chức đoàn thể của chủ hộ tác động mạnh và là các yếu tố chính sách cần quan tâm nhất.

Căn cứ vào kết quả điều tra và phân tích nói trên, những gợi ý chính sách được đưa ra nhằm nâng cao thu nhập của hộ nghèo, giúp họ thoát nghèo bền vững.

Kiến nghị

Cam Lộ như sau:

 Ban chỉ dạo XĐGN Huyện Cam Lộ cần thực hiện “Đánh giá độc lập” về thực trạng nghèo đói tại huyện, và quan trọng nhất là đánh giá về hiệu quả của công tác XĐGN trong thời gian vừa qua (từ 2006 đến nay) với mục đích rõ ràng là rút kinh nghiệm giúp cho việc XĐGN ngày càng hiệu quả hơn.

 Cần phải tổ chức lại hệ thống cán bộ làm công tác XĐGN tại các xã để đảm bảo cho công tác XĐGN được thành công./.

Tiếng Việt

1. Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam, Nghèo, Hà Nội, 12/2003.

2. Cục thống kê Quảng Trị (2008), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm

2007.

3. Nguyễn Sinh Cúc (2008), “Làm gì để phát triển bền vững Tam nơng trong thời gian tới”, Tạp chí Tuyên Giáo, ngày 18/07/2008.

4. Trương Thị Thuý Hằng (2008), “Ðể tiếp cận nguồn lực phát triển: Phá bỏ rào cản”, Báo Đại Đoàn Kết, ngày 22/10/2008

5. Nguyễn Trọng Hoài, Võ Tất Thắng, Lương Vinh quốc Duy (2005), Nghiên

cứu ứng dụng các mơ hình kinh tế lượng trong phân tích các nhân tố tác động nghèo đói và đề xuất giải pháp xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh Đơng Nam bộ.

6. HĐND tỉnh Quảng Trị (2006), Nghị quyết thơng qua Chương trình mục tiêu

giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, Quảng Trị.

7. Nguyễn Đình Thọ (1998), Nghiên cứu Marketing, Nhà xuất bản Giáo dục.

Tiếng Anh

8. Deininger, K. and J. Okidi. 2001. Rural households: Incomes, productivi-

ty, and non-farm enterprises. In R. Reinikka and P. Collier (eds.), Uganda’s recovery: the role of farms, firms, and government. The World Bank, Wash-

application to Siaya district, Kenya. American Journal of Agricultural Eco- nomics, 80(1):116-123.

11. Rhona Walusimbi, Ephraim Nkonya (2004), Community And Household-

level Income & Asset Status Baseline Suvey Report, AFRICARE-Uganda,

http://www.foodnet.cgiar.org/scrip/docs&databases/scrip_II_outputs2001/pd fs/Community%20and%20household%20income%20and%20assets.pdf

12. Rural development planning and mobilization – AITCV_03/2000.

13. Wood, S., K. Sebastian, F. Nachtergaele, D. Nielsen, and A. Dai. 1999. Spa- tial aspects of the design and targeting of agricultural development strate- gies. Environment and Production Technology Division Discussion Paper 44. Washington, DC: International Food Policy Research Institute.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ nghèo tại huyện cam lộ tỉnh quảng trị (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)