Nâng cao hiệu quả các chương trình XĐGN ở huyện Cam Lộ, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ nghèo tại huyện cam lộ tỉnh quảng trị (Trang 62 - 65)

Chương 4 : GỢI Ý CHÍNH SÁCH

4.2 Nâng cao hiệu quả các chương trình XĐGN ở huyện Cam Lộ, tỉnh

Quảng Trị

Nâng cao thu nhập của hộ nghèo là một phần không thể tách rời trong công tác XĐGN. Các giải pháp xố đói giảm nghèo phải bao gồm giải pháp nâng cao thu nhập của hộ nghèo nói riêng và hộ nơng dân nói chung. Để nâng cao hiệu quả các chương trình XĐGN trên địa bàn, một số gợi ý chính sách mà Huyện Cam Lộ có thể thực hiện như sau:

Rà sốt lại các chính sách vừa qua của tỉnh về nông nghiệp, nông thôn xem chính sách nào phát huy cao hiệu quả, chính sách nào chưa phát huy hiệu quả, để sớm có giải pháp chấn chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện nay, phục vụ tốt hơn lợi ích của nơng dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Cần có nhóm cán bộ chuyên trách thuộc UBND Huyện với trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, làm nhiệm vụ duy nhất là XĐGN. Họ được đánh giá thành tích hàng năm thơng qua kết quả XĐGN của Huyện. Nếu hồn thành tốt cơng tác sẽ được đưa vào diện “cán bộ quy hoạch” của Huyện.

Xây dựng “Chương trình chuẩn kiến thức XĐGN” đào tạo cho cán bộ chuyên trách XĐGN cấp xã. Chỉ bổ nhiệm cán bộ chuyên trách xuống địa bàn khi đã học qua chương trình đào tạo này. Tuy nhiên, để thu hút được người có năng lực và giúp họ đủ trang trải cuộc sống để yên tâm làm việc, Huyện cần có chính sách lương bổng và chế độ ưu đãi đủ mạnh. Cụ thể, thay vì hưởng mức lương theo ngạch cán bộ cơng chức (đang đề xuất), có thể cho họ hưởng mức lương tối đa của đơn vị hành chính sự nghiệp (từ 1,5 đến 2 lần lương cơng chức). Thực tế, mức đề xuất này còn chưa bằng mức lương của nhân viên ở các tổ chức NGOs, các dự án có vốn ODA về XĐGN trên địa bàn huyện.

Tăng cường sự tham gia của cấp xã và người dân. Các chương trình, dự án cần có sự tham gia của người dân ngay từ ban đầu để có hiệu quả thiết thực hơn.

Tăng cường đầu tư cơng vào các địa bàn nghèo tiềm năng. Nhiều bằng chứng cho thấy đầu tư vào các lĩnh vực hợp lý ở nhiều vùng đất nghèo tiềm năng có thể đạt tốc độ tăng trưởng năng suất nông nghiệp cao. Mặt khác, nó cũng giúp làm giảm chênh lệch năng suất nông nghiệp ở các vùng đồng nghĩa với việc giảm chênh lệch thu nhập của hộ ở các vùng khó khăn so với vùng có điều kiện thuận lợi.

sách để tài trợ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nơng thơn. Chính quyền các cấp hỗ trợ bằng cách chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục pháp lý và các chi phí liên quan đến việc tiếp nhận tài trợ. Một điểm quan trọng cần quan tâm là nên khuyến khích, hỗ trợ cho sự phát triển của các tổ chức tài chính vi mơ, các NGOs và những đơn vị nào có chương trình nhắm vào các hoạt động phát triển và tạo việc làm tại địa phương, đáp ứng được 3 mục tiêu cơ bản: (a) được thực hiện bởi người nghèo; (b) sử dụng nguồn lực sẵn có tại địa phương; và (c) có thể tạo thu nhập từ những bên ngoài cộng đồng địa phương. Những dự án tạo việc làm, dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ như vậy có thể được xem xét cung cấp nguồn vốn lưu động từ Ngân hàng chính sách, các tổ chức tài chính vi mơ.

Cần có một đánh giá khách quan về hiệu quả Chương trình XĐGN đến thời điểm hiện tại:

Trong quá trình điều tra thực tế, Người thực hiện đề tài nhận thấy có khác biệt giữa các báo cáo giảm nghèo trên địa bàn với tình hình thực tế. Ví dụ như hiệu quả XĐGN của các khoản vay tạo việc làm, chất lượng của các chương trình tập huấn hỗ trợ kỹ thuật... Vì vậy, cần có một đánh giá độc lập về thực trạng nghèo đói tại Huyện để có được kết quả khách quan hơn. Quan trọng nhất là đánh giá về hiệu quả của công tác XĐGN trong thời gian vừa qua (từ 2005 đến nay). Trong đó, cần tổ chức phỏng vấn trực tiếp các đối tượng thụ hưởng. Nguồn kinh phí cho đánh giá càng độc lập với ngân sách càng tốt. Nếu được, tốt nhất là kêu gọi hỗ trợ vốn và tư vấn từ các tổ chức phi chính phủ.

Những giải pháp chính sách đề nghị nêu trên hy vọng sẽ được chính quyền tiếp thu và áp dụng để góp phần nâng cao thu nhập của hộ nghèo, giúp cho họ thoát nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ nghèo tại huyện cam lộ tỉnh quảng trị (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)