Xác định mục tiêu của quản trị rủi ro tài chính trong họat

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tài chính tại tổng công ty công nghiệp in bao bì liksin , luận văn thạc sĩ (Trang 25)

1.3. Tiến trình quản trị rủi ro tài chính trong họat động sản xuất

1.3.1. Xác định mục tiêu của quản trị rủi ro tài chính trong họat

xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.3.1.1. Mục tiêu tối đa hóa giá trị

Mục tiêu cuối cùng của quản trị rủi ro tài chính là giống nhau vì mục tiêu cuối cùng của các hệ thống kinh doanh khác nhau là tối đa hóa giá trị của tổ chức. Lý thuyết tài chính hiện đại cho rằng giá trị này phải được tối đa hóa

được phản ánh trong giá trị thị trường của cổ phiếu công ty. Theo quan điểm

này, những quyết định quản trị rủi ro tài chính nên được đánh giá dựa vào tiêu chuẩn liệu có hay khơng những quyết định này hổ trợ việc tối đa hóa giá trị. Tối đa hóa giá trị là mục tiêu cuối cùng của một công ty và là tiêu chuẩn hợp

lý đánh giá các quyết định quản trị rủi ro tài chính. Mục tiêu tối đa hóa giá trị

là những hạn định cho quản trị rủi ro tài chính. Điều quan trọng nhất là nó phải phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có ý nghĩa cho những tổ chức kinh doanh họat động vì lợi nhuận.

1.3.1.2. Chính sách quản trị rủi ro tài chính

Chính sách quản lý rủi ro được xây dựng trong đó xác định phương pháp tiếp cận đối với rủi ro và quản lý rủi ro. Đồng thời chính sách quản lý rủi ro cũng nêu rõ trách nhiệm trong việc quản lý rủi ro trong toàn bộ doanh nghiệp.

Hội đồng quản trị là người chịu trách nhiệm xác định định hướng chiến

lược và cơ cấu cho chức năng quản lý rủi ro doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất. Các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp có trách

và tuyên truyền về quản lý rủi ro trong bộ phận mình cơng tác. Kiểm tốn nội bộ là người đảm bảo rằng công tác quản lý rủi ro được thực thi có hiệu quả thơng qua việc đánh giá theo chương trình, kế hoạch của kiểm toán nội bộ.

Tùy thuộc quy mơ của doanh nghiệp có thể thiết lập một bộ phận chuyên trách đảm nhiệm chức năng quản lý rủi ro, rủi ro tài chính trong doanh nghiệp. Nhìn chung, nhiệm vụ của bộ phận này cần phải thực hiện bao gồm:

- Xây dựng chính sách và chiến lược quản lý rủi ro, rủi ro tài chính trong họat động kinh doanh của doanh nghiệp;

- Thiết kế định hướng quản lý rủi ro ở cấp độ chiến lược và chức năng; - Xây dựng văn hóa nhận thức về rủi ro trong doanh nghiệp trong đó có việc đào tạo về quản lý rủi ro trong doanh nghiệp;

- Xây dựng chính sách và tổ chức quản lý rủi ro nội bộ đối với các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp;

- Thiết kế và rà sốt quy trình quản lý rủi ro;

- Điều phối các hoạt động chức năng khác nhau có liên quan đến vấn đề quản lý rủi ro trong doanh nghiệp;

- Xây dựng các quy trình ứng phó với rủi ro trong đó có các chương

trình dự phịng và duy trì hoạt động kinh doanh thường xuyên;

- Chuẩn bị báo cáo về quản lý rủi ro đệ trình hội đồng quản trị và các

đối tác liên quan của doanh nghiệp.

1.3.2. Nhận dạng rủi ro tài chính trong sản xuất kinh doanh

Nhận dạng rủi ro là phát triển một danh sách đầy đủ những sự kiện và rủi ro tiềm ẩn bất kể chúng có được tổ chức kiểm sóat hay khơng. Bước này

liên quan đến câu hỏi ở đâu, khi nào, tại sao và cách các sự kiện có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các mục tiêu tổ chức. Bước này là tối quan trọng vì

bất kỳ rủi ro khơng được nhận dạng đều có thể đe dọa đến tổ chức hoặc có thể bỏ qua những cơ hội đáng kể.

Rủi ro tiềm ẩn trong từng họat động và vì thế nguồn gốc của rủi ro rất rộng lớn. Một khi rủi ro được nhận dạng, chúng cần được phân lọai theo tiêu chuẩn là để kiểm sóat và giám sát rủi ro tốt hơn. Mỗi tổ chức có thể sử dụng cách phân lọai khác nhau cho phù hợp với bản chất kinh doanh, tuy nhiên có thể đối chiếu với tiêu chuẩn để đảm bảo các rủi ro đều được nêu ra.

Theo tiêu chuẩn, rủi ro được phân lọai thành 10 nhóm như sau:

(1) Quản trị tài sản: quản lý hoặc duy trì tài sản hữu hình, nhà xưởng hay thiết bị

(2) Quản trị chung: việc vận hành các chính sách hay qui trình quản trị (3) Quản trị sự thay đổi: sự thay đổi trong tiến trình hay kết quả của tổ

chức để ứng phó những nhân tố bên trong và bên ngòai.

(4) Sự phù hợp: rủi ro xảy ra từ sự không phù hợp với luật pháp và qui

định hoặc chính sách hay qui trình bên trong

(5) Mơi trường: Họat động kinh doanh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực

đến mơi trường tự nhiên.

(6) Rủi ro tài chính: sự thất bại do quản trị tài chính hay những giao dịch (7) Nợ: dịch vụ, sản phẩm, thông tin tổ chức cung ứng ra có thể tạo ra bất

lợi cho tổ chức.

(8) Nhân sự: rủi ro liên quan đến sự an tòan, sức khỏe nghề nghiệp hoặc sự sung mãn của công nhân.

(9) Vận chuyển: sự thất bại trong cung cấp dịch vụ hay sản phẩm đến

người tiêu dùng.

(10) Công nghệ: sự sụp đổ hay chấm dứt sự an tòan, chức năng hay quản trị hệ thống công nghệ.

1.3.3. Phân tích rủi ro tài chính trong sản xuất kinh doanh

Phân tích rủi ro tài chính là đánh giá nguồn gốc, khả năng và kết quả

của những hiểm họa và rủi ro và vì thế nó giúp quyết định xem rủi ro nào cần

được kiểm sóat và chiến lược xử lý rủi ro nào là phù hợp nhất và hiệu quả về

chi phí nhất.

Khả năng và kết quả của sự kiện được phân tích để ước tính mức rủi ro.

Do đó, phân tích rủi ro cố gắng khám phá các nhân tố phía sau những kết quả

và khả năng của sự kiện.

Bảng 1.1: MỨC ĐỘ HẬU QUẢ

Mức Mô tả Diễn giải

1 Không quan

trọng Khơng thương tổn, thiệt hại tài chính nhỏ

2 Nhỏ Xử lý sơ bộ trước tiên, lọai bỏ ngay lập tức những yếu tố chứa rủi ro, thiệt hại tài chính trung bình

3 Trung bình Cần xử lý, lọai bỏ những yếu tố chứa đựng rủi ro với sự trợ giúp bên ngòai, thiệt hại tài chính cao

4 Quan trọng Tổn hại lớn, thiệt hại sản xuất, thiệt hại tài chính đáng kể

5 Rất quan trọng Gây chết, lọai bỏ thiệt hại , thiệt hại tài chính to lớn.

Source: AS/NZS 4360:2004

Bảng 1.2: MỨC ĐỘ KHẢ NĂNG XẢY RA

Mức Mô tả Diễn giải

A Hầu như chắc

chắn Sẽ xảy ra trong hầu hết tình huống B Có thể Có thể xảy ra trong tình huống cụ thể C Thỉnh thỏang Có thể xảy ra tại thời điểm nào đó D Ít khi Có thể xảy ra tại thời điểm nào đó

E Hiếm Chỉ có thể xảy ra trong trường hợp ngọai lệ

Bảng 1.3: MA TRẬN XÁC ĐỊNH MỨC RỦI RO Hậu quả Khả năng Không quan trọng 1 Nhỏ 2 Trung bình 3 Quan trọng 4 Rất quan trọng 5 Hầu như chắc chắn A

Cao Cao Rất cao Rất cao Rất cao

Có thể

B Trung bình Cao Cao Rất cao Rất cao

Thỉnh thỏang C

Thấp Trung

bình Cao Rất cao Rất cao

Ít khi

D Thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao

Hiếm

E Thấp Thấp Trung bình Cao Cao

Source: AS/NZS 4360:2004

1.3.4. Đánh giá rủi ro tài chính trong họat động sản xuất kinh doanh

Dựa vào thơng tin phân tích rủi ro, mục tiêu đánh giá rủi ro là giúp nhà quản trị ra quyết định liên quan đến việc rủi ro nào cần được kiểm sóat, lọai họat động nào cần được thực hiện, cách xử lý rủi ro nào ưu tiên sử dụng.

Tiến trình ra quyết định cần dựa trên tiêu chuẩn rủi ro được tạo lập ở

bước nhận dạng rủi ro. Mặt khác, mục tiêu tổ chức và mức rủi ro cần được

quan tâm để ra quyết định trên.

1.3.5. Xử lý rủi ro tài chính trong họat động sản xuất kinh doanh

Xử lý rủi ro liên quan đến lựa chọn cách xử lý rủi ro nào gây ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu tổ chức. Xử lý rủi ro cần: đánh giá những chọn

lựa, thiết lập kế họach xử lý và thực hiện các lựa chọn.

Lựa chọn xử lý rủi ro bao gồm: tránh rủi ro, chuyển giao rủi ro, chia sẽ rủi ro, giảm thiểu rủi ro và duy trì rủi ro.

1.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính trong sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam

Việc áp dụng quản trị rủi ro, rủi ro tài chính giúp cho các doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt hơn cho các loại rủi ro. Tuy nhiên quá trình áp dụng doanh nghiệp cũng gặp những khó khăn, đặc biệt trong vấn đề nhân sự, hướng dẫn nhân viên việc tiếp cận, quản lý và bảo vệ hệ thống quản trị rủi ro tài chính này.

Doanh nghiệp cần tập trung một số vấn đề để đảm bảo thành công của hệ thống quản trị rủi ro tài chính:

- Chiến lược quản trị rủi ro phải gắn liền mục tiêu của doanh nghiệp - Nhận diện đầy đủ và toàn bộ rủi ro, bất kể là rủi ro doanh nghiệp có kiểm sốt hay khơng.

- Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tài chính qua nhiều năm, thực hiện bởi tất cả các phòng ban trong công ty và ở nhiều cấp độ: tuân thủ, kiểm sốt, chu trình, quản trị rủi ro tài chính, quản trị rủi ro tồn doanh nghiệp

Báo cáo COSO tại các doanh nghiệp vào các năm 2005 (105 doanh nghiệp) và năm 2006 (230 doanh nghiệp) cho chúng ta cái nhìn tổng quát đối với các doanh nghiệp trên thế giới.

Khảo sát được tiến hành ở doanh nghiệp họat động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của Hoa Kỳ và các nước phát triển khác như Anh, Úc, Canada… phần lớn các doanh nghiệp đều có quy mơ lớn với doanh thu bình quân hàng

năm là 3.894,6 triệu USD. Kết quả chi tiết như sau:

- 68% cho rằng nhà quản lý cấp cao đã quan tâm nhiều hơn đến việc quản trị tòan bộ các rủi ro một cách hệ thống và bài bản.

- Các doanh nghiệp đã tiếp cận với Báo cáo COSO năm 2004 ngày

càng tăng: năm 2005 là 66%, đến năm 2006 là 86%. Trong 66% các doanh

thống quản trị rủi ro, 37% đang hòan thiện từng phần và 18% đang có kế họach để triển khai tại doanh nghiệp. Năm 2006, 86% các doanh nghiệp đã áp dụng tòan bộ hay từng phần hệ thống quản trị rủi ro.

- Vị trí CRO đã được các doanh nghiệp xác định và chủ yếu hướng đến vai trị của giám đốc tài chính. Trong 86% các doanh nghiệp đã tổ chức thực hiện hệ thống quản trị rủi ro thì 44% cho rằng vị trí CRO thuộc về giám đốc tài chính, 20% thuộc về giám đốc điều hành, 5% thuộc về trưởng bộ phận kiểm sóat nội bộ và 17% cho rằng CRO thuộc về các vị trí quản lý khác trong doanh nghiệp.

Như vậy hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới đều đã áp dụng hệ

thống quản trị rủi ro, rủi ro tài chính tại đơn vị mình với chức danh CRO phần lớn thuộc về giám đốc tài chính.

Các doanh nghiệp Việt Nam chưa tiếp cận rủi ro tại doanh nghiệp một

cách đầy đủ và hệ thống. Các chương trình đào tạo trước đây chủ yếu tập

trung vào từng mảng rủi ro cụ thể của doanh nghiệp như rủi ro tài chính, rủi ro tín dụng mà chưa xem xét một cách tổng thể và hệ thống cho doanh nghiệp.

Người quản lý cấp cao ở các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp

vừa và nhỏ chưa được đào tạo chuyên sâu. Các doanh nghiệp chưa có biện pháp cần thiết để giữ người lao động làm việc lâu dài, tạo điều kiện cập nhật, nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc làm giảm hiệu quả của quản trị rủi ro.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu những kế họach, chiến lược phát triển dài hạn và phổ biến rộng rãi đến các thành viên trong doanh nghiệp. Điều này làm cho doanh nghiệp không xem xét hết các rủi ro và khơng có

chiến lược dài hạn để chủ động đối phó với rủi ro một cách có hiệu quả.

Các nhà quản lý thiếu các kiến thức và cơng cụ để lượng hóa rủi ro. Việc lượng hóa vẫn bị chi phối rất nhiều bởi cảm tính, vì vậy có thể nhận

dạng khơng hết các rủi ro và đánh giá rủi ro khơng chính xác do đó việc quản trị rủi ro thấp.

Thói quen sử dụng các dịch vụ bảo hiểm chưa phổ biến và các dịch vụ bảo hiểm tổn thất ở Việt Nam chưa đa dạng. Điều này làm cho doanh nghiệp không chia sẽ với các doanh nghiệp bảo hiểm và phải gánh chịu tòan bộ các tổn thất, dẫn đến sự thiếu hiệu quả.

Tóm lại, mỗi doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường hơn nữa việc đầu

tư nghiên cứu để xây dựng một qui trình quản trị rủi ro, rủi ro tài chính hiệu

quả. Một mặt giúp doanh nghiệp tối đa hóa giá trị doanh nghiệp phát triển bền vững, một mặt giúp doanh nghiệp tiếp cận với những cách thức quản lý phổ biến ở các nước trên thế giới trong quá trình hội nhập.

Qui trình quản lý rủi ro, rủi ro tài chính được thiết kế mang tính đồng bộ và có sự gắn kết với việc xây dựng và thực thi chiến lược của doanh nghiệp. Về cơ bản, quy trình quản lý rủi ro, rủi ro tài chính cần chứa đựng những giai đoạn hay bước công việc cơ bản như xác định rủi ro, mô tả rủi ro,

lượng hóa rủi ro, phân tích rủi ro, xếp hạng rủi ro, đánh giá rủi ro, lập báo cáo

về rủi ro, xử lý rủi ro, theo dõi và rà sốt qui trình quản lý rủi ro.

Kèm theo qui trình quản lý rủi ro, rủi ro tài chính là hệ thống những

phương pháp luận và công cụ phục vụ công tác quản lý rủi ro đồng bộ được

thiết kế cho các công đoạn khác nhau của qui trình kinh doanh. Để thực thi

qui trình quản lý rủi ro, rủi ro tài chính một cách hiệu quả cần tranh thủ sự

ủng hộ và cam kết ủng hộ của lãnh đạo doanh nghiệp, phân công trách nhiệm

rõ ràng cũng như phân bổ nguồn lực phù hợp, đào tạo và tuyên truyền về quản lý rủi ro cho mọi đối tượng liên quan.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 đã giới thiệu một số rủi ro thường gặp trong tài chính doanh nghiệp, đề cập mơ hình 10 nhân tố có tính chu kỳ địi hỏi doanh nghiệp hiểu đầy đủ về rủi ro, những thách thức cũng như những cơ hội sẽ giúp quản trị doanh nghiệp tối thiểu thiệt hại tiềm ẩn và nắm bắt những cơ hội để tối đa hóa lợi nhuận.

Trên cơ sở chúng ta nắm lại tiến trình quản trị rủi ro tài chính từ chính

sách quản trị rủi ro tài chính, nhận dạng rủi ro tài chính, phân tích rủi ro tài chính, đánh giá rủi ro tài chính và xử lý rủi ro tài chính để từ đó ứng dụng xây dựng giải pháp hạn chế rủi ro tài chính tại Tổng cơng ty Cơng nghiệp-In-Bao bì Liksin là điều cần thiết và mang tính thực tiễn cho doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP – IN – BAO BÌ LIKSIN

2.1. Q trình phát triển của Tổng công ty Công nghiệp – In – Bao bì Liksin Liksin

Tiền thân của Tổng cơng ty Liksin là Nhà máy In Tổng hợp ra đời sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng 30/4/1975 và được chính thức thành lập vào 24/7/1978 với đội ngũ cán bộ cơ sở ngành in của chính quyền Sài Gịn cũ.

Ngày 2/11/1985, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có Quyết

định số 274/QĐ-UBND về việc thành lập Liên hiệp Khoa học Sản xuất In

(LIKSIN) có quy mơ sản xuất kinh doanh lớn nhất tại khu vực phía Nam và

của cả nước. Liksin được tổ chức lại theo Nghị định 388 với xuất phát điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tài chính tại tổng công ty công nghiệp in bao bì liksin , luận văn thạc sĩ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)