Giới hạn năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tài chính tại tổng công ty công nghiệp in bao bì liksin , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 66)

2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tài chính trong sản xuất kinh doanh

2.3.5. Giới hạn năng lực cạnh tranh

Bắt đầu từ những năm 1997-1998 do sự hấp dẫn của thị trường, nên nhiều doanh nghiệp in đã chuyển hướng sang thị trường bao bì cịn đang rộng mở. Các doanh nghiệp này (cả DNNN và DNTN) đều mạnh dạn dạn đầu tư thiết bị và dây chuyền sản xuất để khai thác thị trường này. Trong số đó đáng chú ý là các DNNN trực thuộc các Bộ (Như Bộ Công nghiệp, Bộ VHTT) đây

là các đối thủ cạnh tranh khá mạnh. Điển hình là các Cơng ty Bao bì Tân

Tiến, Cơng ty in Trần Phú, Công ty Pakexim…

Bảng 2.10: BẢNG SO SÁNH CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH THEO

DOANH THU NĂM 2008

ĐVT: Tỷ đồng Thế Mạnh Nhãn Hàng Hộp Giấy Thơng Dụng Màng Hố Phẩm Màng Thực phẩm Công ty In Trần Phú 31 7.5 Cơng ty Hồng Hà 8

Công ty Tân Tiến 86 55

Cty Bao Bì Á Châu 65 32

XN in Mai Tiến 48.6

Thế Mạnh Nhãn Hàng Hộp Giấy Thơng Dụng Màng Hố Phẩm Màng Thực phẩm Công ty Safaco 77 Công ty Mỹ Châu 41 Công ty LIKSIN 28 59 75 42

Các doanh nghiệp này có lợi thế rất lớn về nguồn vốn cũng như các mối quan hệ về nguồn hàng. Nhờ đầu tư sau và nguồn vốn lớn, các đối thủ cạnh tranh này đã đầu tư các thiết bị, dây chuyền hiện đại hơn, đồng thời vừa cạnh tranh về nguồn hàng vừa cạnh tranh về giá cả. Do vậy trong giai đoạn 1998-2002 sự cạnh tranh trên thị trường bao bì diễn ra rất quyết liệt. Mặc dù thời gian này thị trường bao bì phát triển rất mạnh từ 20-30% mỗi năm, nhưng do việc xuất hiện quá nhiều các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm bao bì nên

đã dẫn đến tình trạng cung vuợt cầu. Các DN đua nhau lao vào cuộc chiến giá

cả, cạnh tranh từng hợp đồng, từng đơn hàng.

Trong khi Tổng Công ty LIKSIN hoạt động trong cả 2 lĩnh vực Bao bì nhựa và giấy, thì các đối thủ cạnh tranh lại thường chỉ tập trung vào 1 loại bao bì như Bao Bì Tân Tiến chỉ chuyên sản xuất bao bì Nhựa, Primexco chuyên sản xuất bao bì giấy, hoặc như Cơng ty in Trần Phú chỉ chuyên về mặt hàng nhãn…nên vốn để đầu tư công nghệ, thiết bị của các đơn vị này thường rất tập trung, không bị dàn trải. Mặt khác do đây là các doanh nghiệp trực thuộc các Bộ, Ngành nên việc tìm nguồn đầu tư dễ dàng hơn, và có nhiều ưu đãi về thời gian vay, lãi suất, tài sản thế chấp…nhờ vậy các đơn vị này đã có một thế mạnh rất lớn trong vấn đề cạnh tranh về giá, sản lượng.

Trong hoạt động cạnh tranh thị trường, cũng nhờ có thế mạnh trên, các

đơn vị này thường dễ tiếp xúc với các nguồn hàng lớn. Ví dụ như với các đơn

xuất thường thì các đơn vị Bao bì trực thuộc Bộ sẽ có thơng tin trước nhất, và sẽ là ngừơi tiếp cận nguồn hàng trước nhất. Và đối với các sản phẩm nằm

trong các chương trình quốc gia như Chương trình Kích Cầu, khuyến Khích

xuất khẩu sản phẩm… các doanh ngiệp này cũng có lợi thế hơn do có sự bảo lãnh của các Bộ chủ quản. Những đối thủ cạnh tranh chính có những đặc điểm

riêng như sau:

Công ty In Trần Phú: là mơt DNNN trực thuộc bộ Văn Hố Thơng Tin, số lao động hơn 1.000 người, lương bình quân 3.650.000 đ/tháng. Thế mạnh

sản phẩm hiện nay: Sách báo tạp chí cao cấp, các loại nhãn bia có thực hiện khâu bế thủy lực…Chiến lược trong tương lai: Tiếp tục phát triển qui mô sản xuất để khai thác thị trường, mở rộng sang nhóm hàng bao bì hộp giấy. Điểm yếu: chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hộp giấy, bơ phận Marketing ít linh hoạt và vẫn đặt nặng vấn đề phát triển nhóm sách báo, tạp chí. Do vậy tạm thời Trần Phú là một đối thủ cạnh tranh mạnh về nhóm nhãn hàng, và là một đối thủ cạnh tranh tiềm năng với nhóm hàng bao bì hộp.

Cơng ty bao bì Tân Tiến: Là một DNNN trực thuộc Bộ Cơng Nghiệp, có số lao động khoảng 650 nguời, lương bình quân 3.000.000đ/tháng. Thế mạnh sản phẩm hiện nay: Các loại bao bì nhựa dùng cho hố phẩm như bao bì bột giặt, dầu gội đầu, và bao bì thực phẩm. Tân Tiến có một đội ngũ Marketing rất mạnh mẽ, thiết bị và công nghệ tiên tiến nên giá thành sản phẩm rất cạnh tranh. Chiến lược trong tương lai: tập trung phát triển chiều sâu giữ vững khách hàng hiện tại để cùng phát triển trong tương lai. Điểm yếu: do tập trung phát triển thị trường mục tiêu nhiều nên các thị phần khác chưa phát triển được.

Công ty Pakexim: DNNN trực thuộc bộ Thương Mại. Số lao động khoảng 200 người. Thế mạnh: hộp xà bông, các loại hộp in 6 màu. Chiến lược

tương lai: Tiếp tục phát triển để có đủ khả năng tham gia đấu thầu khu vực

các mặt hàng hộp xà bông.

Công ty Mai Tiến: DN tư nhân, thế mạnh : Hộp Kem đánh răng của P/S

và Unilever. Chưa có hướng phát triển cụ thể, chủ yếu là cố gắng tăng số lượng sản xuất để khai thác hết khách hàng P/S.

Ngoài những đối thủ cạnh tranh chính như trên, còn rất nhiều những

đối thủ cạnh tranh khác, tuy những đối thủ này chưa đủ lớn về tiềm lực cũng như khả năng thực tế để có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Cơng ty, nhưng những đối thủ này thường có hoạt động rất linh hoạt, rất nhạy bén với

thị trường. Chính vì vậy, việc đề phịng sự tấn công của các đối thủ này vào các thị trường và mặt hàng chiến lược của Cơng ty là hết sức khó khăn. Đơi khi những đối thủ thoắt ẩn thoắt hiện này cũng có thể gây những thiệt hại hết sức to lớn cho Công ty.

Trong tương lai các đối thủ cạnh tranh chính hiện tại vẫn sẽ là những đối thủ cạnh tranh trong tương lai. Tuy vậy sẽ có những thay đổi trong việc

sắp xếp thứ tự các đối thủ cạnh tranh vì các đối thủ cạnh tranh lớn nhất, mạnh nhất của ngày hôm nay sẽ không phải là những đối thủ nguy hiểm nhất trong

tương lai.

Những đối thủ mạnh nhất và nguy hiểm nhất trong tương lai chính là

các Cơng ty nước ngồi, và các Công ty do tư nhân đứng ra đầu tư. Với xu hướng tồn cầu hố của nền kinh tế thế giới, với sự hội nhập của Kinh tế Việt

Nam vào Kinh tế thế giới, việc áp dụng Lý thuyết “Lợi thế so sánh”, các nhà

đầu tư nước ngoài đã, đang và sẽ tham gia đầu tư vào Việt Nam. Ngành Bao

Bì Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, hiện nay các Công ty Bao bì nước ngồi sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thị trường đã có một số khởi

động thông qua việc đầu tư vào Việt Nam qua hình thức liên doanh đầu tư,

Công ty Safoodco: DNNN trực thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, thế mạnh: các sản phẩm bao bì nhựa dùng trong cơng nghiệp thực phẩm

như túi mì gói, đơng lạnh, túi hút chân khơng…đây là đối thủ cạnh tranh rất

mạnh trong thị trường bao bì dùng cho thực phẩm.

Mỹ Châu: đây là Cơng ty TNHH mới tham gia thị trường nhưng có sản

lượng và doanh thu rất lớn, thế mạnh: như Safoodco nhưng tập trung vào

ngành bánh kẹo, trong số các cổ đơng của Cơng ty có Cơng ty Bánh kẹo Kinh

Đơ.

Các Cơng ty Bao Bì nước ngồi tham gia vào thị trừơng Việt Nam đa số sẽ là những Công ty thuộc khu vực Đơng Nam Á. Trong đó 2 Quốc gia có những đối thủ mạnh nhất là Thái Lan và Indonexia, 2 quốc gia này có một nền Cơng nghiệp tương đối phát triển, đồng thời ngành sản xuất bao bì của họ

đã đi trước chúng ta ít nhất là 10 năm (theo khảo sát của Hiệp Hội Bao Bì

Việt Nam : Các nước này đa phần sử dụng MMTB được sản xuất từ thập niên 1990 trở lại. Còn hiện nay các DN Việt Nam đa số sử dụng các máy móc

được sản xuất từ năm 1980 trở về trước). Hai quốc gia này cũng là nơi cung

cấp chính các nguồn Nguyên vật liệu chủ yếu cho ngành Bao Bì Việt Nam

như Hạt nhựa, màng nhựa, giấy, mực …

Các cơng ty Bao Bì nói trên đều có những khách hàng lớn tại khu vực Đơng Nam Á như Unilever, P&G, KAO…quy mơ sản xuất lớn, trình độ công

nghệ, khoa học cao. Đồng thời nguồn vốn khá lớn. Ngồi ra, họ cịn được sự hỗ trợ của các Công ty cung cấp các NVL cho ngành bao bì cùng quốc gia. Với tiến trình thực hiện AFTA các Công ty này đang tìm cách mở rộng thị

trường sang các nước Đông Nam Á khác, nhằm lợi dụng ưu thế nhân cơng rẻ,

chính sách ưu đãi đầu tư của nuớc được đầu tư, và chính sách khuyến khích

xuất khẩu của nước sở tại. Như vậy đây là những đối thủ cạnh tranh cực kỳ toàn diện.

CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH NƯỚC NGOÀI NĂM 2009

Đối thủ Vốn Đầu tư

(Tr. USD) Thế Mạnh

Địa Bàn Hoạt Động

Star Print 15 Hộp Mỹ Phẩm, Hộp Cao Cấp Tp.Hồ Chí Minh

Starprint Co.ltd: Cơng ty có quốc tịch Thái Lan, vốn đầu tư 15tr USD, thế mạnh: các loại hộp KĐR cao cấp (tráng UV, Ép nhũ bạc, có cửa sổ…), và hộp mỹ phẩm. Khách hàng chủ yếu: Unilever khu vực Đông Nam Á. Doanh

thu hàng năm 3tr. USD trong đó 70% là xuất khẩu. Hiện đang thực hiện xây

dựng và đưa vào hoạt động nhà máy tại KCN Tân Tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tài chính tại tổng công ty công nghiệp in bao bì liksin , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)