Đánh giá chung về quản trị rủi ro tài chính trong sản xuất kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tài chính tại tổng công ty công nghiệp in bao bì liksin , luận văn thạc sĩ (Trang 67)

doanh tại Tổng Cơng ty Liksin:

Nhìn chung, trong thời gian qua nhu cầu về vốn của đơn vị là rất lớn và cũng tiềm ẩn những rủi ro về mặt tài chính cũng lớn. Bởi lẽ sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng sôi động và quyết liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp bên cạnh phải lập kế họach phát triển sản phẩm dịch vụ mới, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại,… cịn phải có giải pháp quản trị rủi ro tài chính hợp lý. Tuy nhiên, nguồn vốn chính tài trợ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị chỉ bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu, trong đó chủ yếu là vốn tự bổ sung của

đơn vị; lợi nhuận giữ lại từ họat động kinh doanh; ngoài ra đơn vị cịn đi vay

khác. Do đó, khả năng thanh toán của đơn vị trong những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế, đơn vị đang gặp vấn đề trong việc giải quyết các khoản nợ ngắn hạn đã tới hạn thanh tốn và có những rủi ro tài chính bên trong của

doanh nghiệp. Do đó, đơn vị cần đề ra những giải pháp thiết thực để giảm các khoản nợ phải trả và gia tăng vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo khả năng thanh toán đồng thời nâng cao tính tự chủ về nguồn vốn cho doanh nghiệp. Bên

cạnh đó, các tỷ số hoạt động kinh doanh có xu hướng biến động qua các năm,

chưa ổn định, kỳ thu tiền bình quân khá dài, cho thấy đơn vị đang gặp khó

khăn trong việc thu hồi nợ, cụ thể là các khoản phải thu tăng mạnh qua các năm. Điều này cho thấy đơn vị đang bị chiếm dụng vốn và đồng thời cũng

chiếm dụng vốn khơng ít của các đơn vị khác. Mặt khác, các tỷ số sinh lời

cũng có khuynh hướng giảm, cho thấy việc sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu của đơn vị chưa cao.

Nói tóm lại, khả năng tài chính của Liksin chủ yếu là nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước, khả năng đầu tư dàn trải chưa mang đến hiệu quả kinh tế cao, vấn đề của Vinashine cho Liksin một bài học nên phải có giải

pháp để quản trị rủi ro tài chính có hiệu quả. Bên cạnh những lợi thế về mặt thương hiệu, về yếu tố có hỗ trợ của UBND thành phố Hồ Chí Minh, Liksin

cần có những giải pháp thích hợp trong cơng tác phịng ngừa rủi ro của mình. Lãnh đạo Liksin chưa chú trọng đúng mức tới hoạt động quản trị rủi ro nên những rủi ro tài chính của Tổng công ty Liksin chưa được nhận dạng đầy

đủ, chưa có qui trình kiểm sốt và phịng ngừa. Do đó cần xây dựng các giải

pháp hạn chế rủi ro tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho Tổng

công ty Liksin là điều cần thiết để giúp đơn vị kiểm soát và xử lý rủi ro một

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong giai đoạn hiện nay, bất ổn kinh tế thế giới nói chung, của Việt Nam nói riêng ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp như giá dầu tăng, khủng hoảng lương thực toàn cầu, sự sụp đỗ thị trường cho vay bất động sản của ngân hàng Mỹ, lãi vay trong nước tăng cao, tỷ giá ngoại tệ USD, giá vàng liên tục tăng, diễn biến phức tạp không lường hết. Thêm vào

đó, việc phân tích tình hình tài chính và thực trạng kinh doanh của Tổng cơng

ty Liksin cho thấy các hoạt động sản xuất bao bì, in là ngành mang lại nguồn thu lớn cho Liksin. Đơn vị vẫn đang đối diện những rủi ro tài chính khơng thể tranh khỏi như gặp khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ đã tới hạn, chưa sử dụng hết năng lực của các nguồn tài chính, năng lực máy móc thiết bị,

chưa có chiến lược tài chính lâu dài, trong khi thương hiệu in ấn bao bì Liksin đã vững mạnh, có uy tín trên thị trường và được các doanh nghiệp trong và

ngoài nước chấp nhận.

Tuy nhiên, lãnh đạo Liksin chưa chú trọng đúng mức tới hoạt động

quản trị rủi ro nên những rủi ro tài chính của Tổng cơng ty Liksin chưa được kiểm sốt và phịng ngừa . Do đó, trong chương 3 tác giả cố gắng xây dựng

các giải pháp hạn chế rủi ro tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho Tổng cơng ty Liksin để giúp đơn vị có thể kiểm soát và xử lý rủi ro một cách

hiệu quả nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại khi rủi ro xảy ra giúp gia tăng giá trị cho doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CƠNG TY CƠNG NGHIỆP – IN – BAO BÌ LIKSIN

3.1. Giải pháp hạn chế rủi ro tài chính trong họat động sản xuất kinh

doanh tại Tổng Cơng ty Cơng nghiệp-In-Bao bì Liksin

3.1.1. Thiết lập chính sách quản trị rủi ro tài chính của Tổng Công ty Liksin

Quản trị rủi ro tài chính của Tổng Cơng ty Liksin cần có nhận thức đầy

đủ và rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh. Rủi ro gây ra những ảnh hưởng tiềm tàng đến sức khỏe và an tịan, mơi trường, cộng đồng, danh tiếng, họat động,

thị trường và họat động tài chính. Vì vậy, nhận dạng rủi ro và quản trị rủi ro

được xem là vấn đề trung tâm gắn kết với mục tiêu công ty.

Công ty cần thiết lập chính sách quản trị rủi ro tài chính và sử dụng khung quản trị rủi ro trong suốt họat động và các chức năng để nhận dạng, phân tích và kiểm tra rủi ro. Mục tiêu quản trị rủi ro tài chính của Tổng Cơng ty Liksin là tăng cường tính ổn định kinh doanh và đo lường họat động quản

trị.

Chính sách quản trị rủi ro tài chính:

- Quản trị rủi ro tài chính có khả năng là nguồn gốc của những cơ hội cạnh tranh nếu được thực hiện thành công.

- Rủi ro được quản lý bởi Ban Quản trị rủi ro của cơng ty. Nó là cách tiếp cận phù hợp có gắn kết với chiến lược, qui trình, con người, cơng nghệ và kiến thức vì mục đích đánh giá và quản lý những điều không chắc chắn mà công ty phải đối mặt để tạo giá trị cho chủ sở hữu.

- Khả năng quản trị rủi ro tài chính được dùng để khám phá giá trị từ

- Vấn đề rủi ro phải liên tục được nhận dạng, phân tích và xếp hạng theo hệ thống và phương pháp khoa học.

- Kế họach giảm rủi ro được thực hiện khi rủi ro được đánh giá là không thể chấp nhận. Kiểm sóat rủi ro được thiết kế và thực hiện một cách hiệu quả, có hệ thống và phù hợp để đạt mục tiêu công ty cũng như

được thay đổi và cải tiến khi cần.

- Việc thực thi quản trị rủi ro tài chính được kiểm tra, xem xét và báo cáo theo từng giai đọan cho Giám đốc điều hành và Hội đồng quản trị đảm bảo tính hiệu quả.

- Hồ sơ rủi ro được phát triển và cập nhật mỗi nữa năm bao gồm những rủi ro chiến lược được nhận dạng bởi nhà quản trị điều hành, rủi ro quan trọng bắt nguồn từ họat động kinh doanh hợp thành những danh mục rủi ro.

- Duy trì danh mục rủi ro cần phải được cập nhật thường xuyên và được báo cáo Ban quản trị rủi ro mỗi nữa năm và sau đó được trình cho Ban Tổng giám đốc mỗi năm.

- Kế họach quản trị rủi ro tài chính liên quan đến phạm vị rộng trong

công ty phải được báo cáo cho Ban điều hành.

3.1.2. Thực hành tiến trình quản trị rủi ro tài chính trong họat động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Cơng nghiệp – In – Bao bì Liksin xuất kinh doanh tại Tổng công ty Công nghiệp – In – Bao bì Liksin

3.1.2.1. Nhận dạng rủi ro tài chính trong họat động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Liksin tại Tổng công ty Liksin

Hiện nay, phần lớn những rủi ro tại công ty từ rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính và rủi ro mơi trường. Thật sự, Tổng công ty họat động trong ngành cơng nghiệp và vì vậy nó chứa đựng rủi ro rộng lớn có thể gây thiệt hại vật chất cho họat động của công ty.

Dưới đây là những rủi ro quan trọng bắt nguồn từ họat động của công

ty:

- Di chuyển bất lợi trong giá cả hàng hóa như sự tăng giá giấy, màng nguyên liệu, mực in.

- Di chuyển bất lợi trong tỷ giá hối đóai: nguồn vật tư giấy, màng nhựa, mực in của Công ty nhập ở nhiều nước, sự dao động trong tỷ giá tiền tệ bộc lộ những thiệt hại tiềm tàng cho công ty.

- Sự thay đổi trong lãi suất: lãi suất là rủi ro tài chính quan trọng nhất cho cơng ty bởi vì cơng ty có đòn bẩy lãi suất khá cao.

- Thất bại trong việc tìm ra những đơn hàng mới, duy trì đơn hàng hiện có hay phát triển những họat động mới.

- Giảm sức tiêu thụ của công ty những năm gần đây do cạnh tranh.

- Sự thay đổi luật lệ Nhà nước: chuyển đổi sang công ty cổ phần, qui

định chi hoa hồng, khống chế tỷ lệ vốn đầu tư ra bên ngịai, chính sách

thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng.

- Thất bại trong việc đầu tư để nắm quyền chi phối ở các công ty

- Sự không phù hợp do tài sản khơng được kiểm sóat tốt.

- Chi phí tăng.

- Áp lực sức khỏe, an tịan và vấn đề môi trường.

- Thiếu nhân viên chất lượng.

- Những khe hở trong an tịan cơng nghệ thông tin.

3.1.2.2. Đánh giá rủi ro tài chính trong họat động sản xuất kinh doanh tại

Tổng Công ty Liksin

Rủi ro đã nhận dạng được xếp hạng theo phương pháp phổ biến để thiết lập những rủi ro. Nếu rủi ro được đánh giá nghiêm trọng, nó phải được báo cáo ngay lập tức cho nhà quản trị cấp cao để có hành động xử lý chính xác.

Hàng năm, Ban Giám đốc kiểm tra và xem xét hồ sơ rủi ro của công ty

cho tất cả những rủi ro họat động và rủi ro chiến lược. Ban kiểm tóan và rủi ro

đại diện cho Ban Giám đốc để giám sát hệ thống quản trị rủi ro tài chính. Thêm vào đó, CEO được yêu cầu phải thực hiện hệ thống để kiểm sóat những

rủi ro đã nhận dạng. Ban kiểm tóan và rủi ro kiểm tra hệ thống quản trị

thường xuyên và đánh giá hiệu quả của nó.

3.1.2.3. Kiểm sóat rủi ro tài chính trong họat động sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty Liksin. tại Tổng Công ty Liksin.

Công ty sử dụng công cụ để tối thiểu hóa rủi ro đến mức chấp nhận bằng cách chuyển giao rủi ro hoặc giảm thiểu rủi ro. Ví dụ trong điều kiện rủi ro lãi suất cơng ty áp dụng hợp đồng hàng rào khi nó vượt quá giới hạn chấp nhận của Ban kiểm tóan và rủi ro.

Cuối cùng, công ty thực thi những công cụ khác để giảm rủi ro như mua bảo hiểm, đào tạo nhân viên, tài trợ công nghệ mới, thành lập chương trình có tính chiến lược để tối thiểu hóa rủi ro.

3.1.3. Xây dựng bảng đăng ký rủi ro, rủi ro tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Liksin xuất kinh doanh tại Tổng cơng ty Liksin

3.1.4. Xây dựng lịch trình xử lý rủi ro tài chính trong họat động sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty Liksin. kinh doanh tại Tổng Công ty Liksin.

Kế họach xử lý rủi ro sẽ tập trung vào những rủi ro đã đăng ký trong

bảng trên mà có mức rủi ro cao và khẩn cấp. Mục tiêu là làm giảm mức rủi ro hiện tại.

3.1.5. Xây dựng Kế họach hành động khắc phục rủi ro tài chính trong họat động sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty Liksin. họat động sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty Liksin.

Bảng 3.1: HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC RỦI RO

Vấn đề: Rủi ro quản trị tài sản Ref: A.1

Tóm lược-Đề nghị- phản hồi và ảnh hưởmg

* tối thiểu thiệt hại tài chính, tối đa lợi nhuận từ sử dụng tài sản Kế hoạch hành động

1. Hành động được đề nghị:

- thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh qui trình quản trị tài sản - kế hoạch nguồn lực dài hạn

- phân bố tài sản hiệu quả 2. Yêu cầu về nguồn lực

Nguồn nhân lực: Ban giám đốc, Ủy ban quản trị nhóm, ủy ban rủi ro và kiểm soát, ủy ban quản trị rủi ro thị trường, ban điều hành

3. Trách nhiệm

Giám đốc các phòng ban trên 4. Thời gian: hàng quý

5. Yêu cầu về Báo cáo và kiểm tra: - Hàng quý

Bảng 3.2: HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC RỦI RO

Vấn đề: Rủi ro môi trường Ref: D.1 Rúi ro: Vấn đề môi trường

Tóm lược-Đề nghị- phản hồi và ảnh hưởmg

* tối thiểu ảnh hưởng môi trường do hoạt động của công ty Kế hoạch hành động

1. Hành động được đề nghị:

- duy trì mơi trường làm việc an tồn

- nâng cao nhận thức về môi trường cho công nhân

- sử dụng công nghệ hiện đại để giảm rác thải ra môi trường - trợ giúp đầu tiên

- mua bảo hiểm

2. Yêu cầu về nguồn lực

Nguồn nhân lực: Ban giám đốc, ủy ban rủi ro và kiểm soát 3. Trách nhiệm

Giám đốc các phòng ban trên

4. Thời gian: hàng tháng

5. Yêu cầu về Báo cáo và kiểm tra: - báo cáo hàng tháng

Người thực hiện: Ngày: Người kiểm tra: Ngày:

Bảng 3.3: HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC RỦI RO

Vấn đề: Rủi ro tài chính Ref: E.4 Rủi ro: Rủi ro tài chính

Tóm lược-Đề nghị- phản hồi và ảnh hưởmg

* tối thiểu thiệt hại tài chính Kế hoạch hành động

1. Hành động được đề nghị:

- sử dụng cơng cụ tài chính để hạn chế thiệt hại - thường xuyên kiểm tra rủi ro tài chính hiện có 2. u cầu về nguồn lực

Nguồn nhân lực: Ban giám đốc, ủy ban quản trị rủi ro tài chính, ủy ban rủi ro và kiểm tốn

3. Trách nhiệm

Giám đốc các phịng ban trên

4. Thời gian: hàng ngày

5. Yêu cầu về Báo cáo và kiểm tra: - báo cáo hàng ngày

Người thực hiện: Ngày: Người kiểm tra: Ngày:

Bảng 3.4: HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC RỦI RO

Vấn đề: Rủi ro tài chính Ref: E.9 Rủi ro: Quản trị đầu tư và danh mục đầu tư

Tóm lược-Đề nghị- phản hồi và ảnh hưởmg

* giảm thiểu thiệt hại tài chính do những sự dịch chuyển nghịch của thị

trường hàng hóa

Kế hoạch hành động

1. Hành động được đề nghị:

- Hợp đồng Forward

- Loại bỏ những tài sản không lợi nhuận - Mua bảo hiểm

2. Yêu cầu về nguồn lực

3. Trách nhiệm

Giám đốc các phòng ban trên

4. Thời gian: hàng ngày

5. Yêu cầu về Báo cáo và kiểm tra: - báo cáo hàng ngày

Người thực hiện: Ngày: Người kiểm tra: Ngày:

Bảng 3.5: HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC RỦI RO

Vấn đề: Rủi ro công nghệ Ref: J.4 Rủi ro: Rủi ro an tồn hệ thống thơng tin

Tóm lược-Đề nghị- phản hồi và ảnh hưởmg

* giảm thiểu thiệt hại tài chính và việc ngừng hoạt động Kế hoạch hành động

1. Hành động được đề nghị:

- Duy trì và cập nhật hệ thống công nghệ mới - Lưu trữ dữ liệu hệ thống

- Sử dụng bức tường lửa và chương trình chống virus

- thường xun có chương trình huấn luyện cho nhân viên kỷ thuật 2. Yêu cầu về nguồn lực

Nguồn nhân lực: Ban giám đốc, Ban thừa hành, Ủy ban kiểm rủi ro và kiểm

tốn, Ban quản trị cơng nghệ 3. Trách nhiệm

Giám đốc các phòng ban trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tài chính tại tổng công ty công nghiệp in bao bì liksin , luận văn thạc sĩ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)