Đặc điểm CP Hở một số quốc gia khác:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và kết quả kinh doanh ở việt nam (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA DNNN

1.2. CỔ PHẦN HÓA DNNN:

1.2.2 Đặc điểm CP Hở một số quốc gia khác:

Ở Trung và Đông Âu:

(Nguồn: Theo Những mơ hình và cơ chế chuyển đổi thị trường của các nước Trung và Đông Aâu của web http://www.issi.gov.vn/)

Hầu hết các nước Trung và Đông Âu trước năm 1989 đều có nền kinh tế XHCN với sự động viên của Nhà nước và sau đó cùng đồng lịng nhất trí xúc tiến chuyển đổi sang nền kinh tế kiểu tư bản chủ nghĩa cạnh tranh, thị trường- tư nhân và đã đạt được những kết quả nhất định.

Lịch sử đổi mới các cơ sở kinh doanh được hình thành đầu tiên ở Trung và Đơng Âu sau năm 1989 trong quá trình xây dựng cơ chế kinh tế thị trường, sau đó lan rộng ra các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu thống kê, chỉ trong hai năm 2004 và 2005, hơn 60 nước đã thực hiện gần 400 trường hợp CPH với tổng giá trị khoảng 90 tỷ USD. Trong đó, hai nền kinh tế mới nổi là Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đóng góp hơn 1/3 các hoạt động này với giá trị tính bằng USD tương ứng là 18 tỷ và 12,6 tỷ. Ấn Độ và Pakistan cũng đóng góp đặc

biệt tích cực với tổng giá trị hoạt động CPH tương đương khoảng 8 tỷ USD. Tại các nước OECD và một số nền kinh tế thị trường tại Châu Mỹ Latinh, hoạt động CPH có phần chậm lại hơn là do bởi rất nhiều nước đã hoàn thành CPH trong hai thập kỷ qua.

Ở Đông Á:

Đặc trưng cơ bản của mơ hình phát triển Đông Á, mà đại diện là Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, đó là khả năng của Nhà nước trong việc áp đặt kỷ cương đối với các nhóm lợi ích, nhất là khi các nhóm này làm cản trở nền kinh tế có tính cạnh tranh hơn. Trong mơ hình này, sự ưu ái của Nhà nước đối với một DN phụ thuộc vào thành công trong kinh doanh chứ khơng phải vào các mối quan hệ chính trị hay thân quen của nó. Chính phủ thường xun từ chối ký hợp đồng, cấp tín dụng và các phương tiện khác, ngay cả với những tập đồn có thế lực nhất về mặt chính trị khi Chính phủ thấy rằng kế hoạch kinh doanh của những tập đồn này khơng khả thi, khơng đem lại lợi ích xã hội, hay những dự án trước đây của chúng không được thực hiện một cách thỏa đáng.

Ở Đông Nam Á:

Đối với các nước Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam, chủ nghĩa tư bản thân hữu thực sự là thất bại của Nhà nước trong việc xác định một ranh giới rạch ròi giữa những thế lực kinh tế và chính trị.

Ở Trung Quốc: (Nguồn: CPH ở Việt Nam: Quản trị DN của Quách Mạnh Hào- Đại Học Kinh Tế Quốc Dân)

Quá trình CPH được diễn ra trên rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam chúng ta lại có nhiều điểm khá tương đồng trong chiến lược phát triển kinh tế so với Trung Quốc. Một trong những đặc điểm mà chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc là giải quyết vấn đề DNNN trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Các DNNN vẫn tồn tại chủ yếu dựa vào độc quyền, bảo hộ, ưu đãi, trợ giá,.. Do vậy, việc phân tích và rút ra bài học kinh nghiệm từ q trình CPH ở đất nước này là vơ cùng cần thiết.

CPH ở Trung Quốc bắt đầu từ những năm 1990 với trọng tâm ban đầu là các DNNN quy mơ nhỏ. Đến năm 1998, q trình này được triển khai với các DN có quy mơ lớn hơn với tốc độ nhanh hơn. Năm 1996 với số lượng là 114.000 DNNN được cổ phần hóa, nhưng đến năm 2003 con số này lên đến 34.000 DN. Sở hữu Nhà nước trong toàn bộ nền kinh tế đã giảm từ khoảng 41% trong năm 1998 xuống cịn 34% vào năm 2003. Đến năm 2005, đã có khoảng 1.400 DNNN

quy mơ lớn được niêm yết với mức vốn hóa thị trường chiếm khoảng 40% GDP

(Theo Garnaut va cộng sự, 2005).

Về cơ cấu sở hữu: Các cá thể chỉ có thể được sở hữu một phần ba số cổ phần của các DNNN được niêm yết trên sàn giao dịch. Hai phần ba còn lại là do Nhà nước hoặc các tổ chức của Nhà nước sở hữu. Cổ phần của DNNN cũng được chia thành các nhóm khác nhau, trong đó nhóm A chỉ dành cho người Trung Quốc sở hữu và giao dịch, trong khi nhóm B niêm yết ở Thượng Hải và Thâm Quyến lại chỉ dành cho người nước ngoài sở hữu và giao dịch. Cổ phiếu niêm yết ở nước ngồi, bao gồm nhóm H ở Hồng Kơng và nhóm N ở New York cũng chỉ giới hạn cho các NDT nước ngoài. Với cách phân chia như vậy, khó có thể đo lường được kết quả hoạt động của các DN cổ phần hóa. (Megginson va Netter 2001).

Những kết quả thực tế cho thấy quá trình CPH ở Trung Quốc đã không thực sự thành công. Nghiên cứu của Shirai (2004) chỉ ra rằng thị trường cổ phiếu ở Trung Quốc đóng góp rất ít trong việc cấp vốn cho hoạt động đầu tư của DN, nhưng lại có tác động rất tích cực đến việc cấp vốn vay. Điều này có nghĩa rằng các công ty phát hành đã sử dụng quỹ hình thành nhờ thị trường chứng khốn vào các hoạt động phi sản xuất như trả nợ, mua lại DN khác, bổ sung vốn hoạt động… Cịn cơng chúng giữ cổ phần chỉ nhằm thu lợi ngắn hạn, khiến cho giá chứng khốn ln dao động, và cổ phiếu trở thành nguồn tài chính bất ổn định cho đầu tư.

Nghiên cứu Shirai (2004) cũng thấy rằng DN có vốn sở hữu Nhà nước ở mức 41 đến 60% có xu hướng thu lợi nhuận thấp hơn, nguyên nhân có lẽ do các nhà quản lý hoặc quan chức có liên quan chiếm dụng. Do vậy, Chính phủ cần cấp bách đưa ra các biện pháp ngăn chặn thực trạng này trước khi tiếp tục triển khai tư nhân hóa. Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng bởi nó cho thấy hiệu ứng của vốn sở hữu Nhà nước trong DN.

Một phát hiện khác của nghiên cứu Shirai, đó là việc niêm yết trên sàn giao dịch cũng không giúp DN nâng cao hiệu quả hoạt động, chứng tỏ vai trò quản trị DN chưa được phát huy. Giải pháp cho vấn đề này là Chính phủ cho phép thêm nhiều DN được niêm yết trên các sàn giao dịch nội địa nhằm tăng số DN có khả năng cạnh tranh và quản lý minh bạch, đồng thời khuyến khích các DN đã niêm yết nâng cao năng lực quản trị DN mình, qua đó khuyến khích các NDT giữ cổ phần lâu hơn.

Với những phát hiện trên có thể tóm gọn là để đảm bảo thành cơng của q trình cổ phần hóa, cần phải nâng cao năng lực quản trị DN.

Ở Nga: (Nguồn từ “Bài học kinh nghiệm CPH ở Nga” của Hữu Nghị đăng trên web http://vietbao.vn/Kinh-te)

CPH ở Nga là đề tài được nghiên cứu bởi vô số tổ chức quốc tế và học giả hàng đầu thế giới, trong đó có GS Joseph Stigltz, Nobel kinh tế học năm 2001, nguyên cựu Phó chủ tịch WB, và cả đương kim nữ Ngoại trưởng Hoa Kỳ.

Giai đoạn 1992-1993: Đợt CPH đầu tiên ở Nga kết thúc với 85% xí nghiệp nhỏ và 82.000 xí nghiệp quốc doanh (tức 1/3 tổng số DNNN) theo tinh thần phân chia công bằng tài sản quốc gia cho công dân bằng tem phiếu.

Năm 1995: Đợt CPH thứ hai với các công ty Nhà nước lớn nhất và đến giữa năm 1996, công cuộc CPH coi như đã hoàn tất. Cùng kịch bản với CPH lần thứ nhất, các công nhân viên đều được chia một số cổ phiếu, số cổ phiếu còn lại bán ra ngồi, ai cịn tiền thì giữ lại, ai túng tiến thì bán đi, thậm chí bán lúa non. Vì vậy, hầu hết số cổ phiếu và quyền làm chủ các cơ sở được CPH đã rơi vào tay những người có chân trong bộ máy chính quyền.

Sau cuộc bầu cử năm 1996, chương trình CPH lại tiếp tục, chủ yếu tập trung vào các xí nghiệp hàng đầu như YeES Rossi (điện lực), Rosgosstrakh (bảo hiểm)… Và một lần nữa, công nhân viên các đơn vị này lại bán như cho các cổ phiếu của họ.

Trong một thời gian ngắn, từ các đợt CPH này đã xuất hiện một lớp tỷ phú Nga với một khối lượng tài sản sở hữu cực lớn. Điều này có nghĩa là tài sản quốc gia từ chỗ là của chung nay trở thành sở hữu riêng của một lớp người “ngồi trước” mà “ăn trên.” Khi cổ phần hóa, ai cũng tin rằng sẽ thiết lập một nền tảng cho việc cai trị theo pháp luật. Điều này không những không xảy ra mà ngược lại đã dẫn đến tình trạng vơ Chính phủ, vì luật pháp được sử dụng bởi một vài nhóm có thế lực nhằm chiếm hữu vốn liếng tài sản của người khác qua một quá trình khiến họ phá sản. Trong một vài trường hợp luật pháp đã được sử dụng như là hàng rào để duy trì các vị thế độc quyền. Bà Condoleezza Rice đã mơ tả q trình CPH ở Nga:” Nền kinh tế Nga chưa trở thành thị trường song lại đang biến thành một cái gì khác. Bán tống bán tháo đủ thứ, ngân hàng chẳng ra ngân hàng, tiền bạc tỉ được cất giấu ở ngoại quốc, CPH không giống ai đã làm giàu cho những kẻ tự nhận là cải cách, đã làm cho nền kinh tế Nga đầy vẽ Trung cổ”.

Qua khảo sát “The Privatization programs in Russia in the 1990s”- CPH ở Nga trong những năm 1990, một nhóm nghiên cứu của đại học tiểu bang San Jose (Hoa Kỳ) đã khái quát hóa một số vấn đề sau:

_ Vấn đề độc quyền: Đa số các xí nghiệp Nhà nước đều hưởng chế độ độc quyền trong lĩnh vực của mình. Giá bán một xí nghiệp sẽ là rất cao nếu vẫn còn giữ được thế độc quyền đó. Song, duy trì như thế, về lâu về dài sẽ có hại cho nền kinh tế. Xí nghiệp độc quyền được CPH đó sẽ lại cần tiếp tục được độc quyền để có thể tồn tại. Chính vì vậy mà nên đặt mục tiêu CPH là bán xí nghiệp mà khơng duy trì thế độc quyền.

_ Vấn đề bán nội bộ: Một nhóm tác giả của Đại học Maryland phân tích trong nghiên cứu “Russian privatization and corporate governance: what went wrong?- CPH ở Nga và lãnh đạo xí nghiệp: điều gì sai lầm. Họ nhận xét rằng: Việc bán nội bộ sẽ dẫn đến định giá có lợi cho nội bộ với nhau nhưng có hại cho xí nghiệp, nhất là khi Nhà nước chẳng kiễm sốt được gì. Vì vậy, càng CPH ồ ạt, thì sẽ càng bán giá nội bộ ồ ạt, trừ khi có sẵn một cơ chế kiểm sốt.

_ Vấn đề tham nhũng: Nếu các Giám đốc tiếp tục được trao quyền, họ thường lại chẳng biết làm sao lãnh đạo trong cơ chế thị trường. Một số sẽ ăn cắp của xí nghiệp, thậm chí khai tử xí nghiệp. Vì vậy cần phải triển khai một cơ cấu pháp luật và thực thi pháp luật đàng hồng trước khi tiến hành CPH các xí nghiệp lớn. Nếu CPH trước, ăn cắp hàng loạt sẽ có thể xảy ra trước khi cơ sở pháp lý kiểm soát ra đời.

Đến năm 2000, Putin lên làm Tổng thống Nga, bắt đầu một kỷ nguyên mới: khôi phục chủ quyền Nga cả trong kinh tế lẫn chính trị. Lần lượt một số tỷ phú bị truy tố về tội kinh doanh bất hợp pháp, trốn thuế trong thời gian CPH trước đây.

Trên đây chính là những bài học quý báu mà Việt Nam cần phải cân nhắc và rút kinh nghiệm trong quá trình tiếp tục thực hiện mục tiêu CPH DNNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và kết quả kinh doanh ở việt nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)