CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ
4.1.3 Đánh giá chung:
Dù là nhóm DN nào, hoạt động trong lĩnh vực nào chắc chắn cũng không tránh khỏi những tác động của các yếu tố vĩ mơ. Các yếu tố đó có thể là: mơi trường pháp lý, mơi trường kinh doanh, thông tin thị trường, thông tin kinh tế thế giới… Trước những thách thức trên, các DNNN tỏ ra kém năng động hơn trong việc thích nghi với những biến động của thị trường so với các DNNN đã cổ phần hóa hay các CTCP. Để thấy rõ hơn những tác động của quá trình CPH đối với kết quả kinh doanh của DN, ta tiến hành đánh giá kết quả kinh doanh của hai nhóm DNNN và CTCP.
Nhóm DNNN:
Qua kết quả tính tốn và phân tích ở Chương 2 cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhóm DNNN khơng cao, biểu hiện ở những mặt sau:
_ Các DNNN có chi phí đầu tư lớn biểu hiện qua chỉ tiêu tốc độ đầu tư tài sản cố định tăng cao qua các năm nhưng chỉ tiêu doanh lợi trước thuế (BEP = EBIT/Tổng tài sản) lại thấp, điều này cho thấy lợi nhuận kiếm được trên một đồng đầu tư tài sản là rất khiêm tốn, thậm chí có thể khơng thu được lợi nhuận do tình trạng sử dụng lãng phí tài sản.
_ Các DNNN có sức cạnh tranh kém. Mặc dù chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế của các DNNN có tăng nhưng khơng đều qua các năm, mặt khác chỉ tiêu Lợi nhuận hoạt động trên doanh thu (EBIT/ Doanh thu thuần) lại tăng ít hơn, chứng tỏ lợi nhuận thu được trên một đồng doanh thu tăng thêm giảm đi, điều này cho thấy các DNNN rất thụ động trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, khơng những thế cịn rất lãng phí trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh, làm gia tăng chi phí của sản phẩm, và tất yếu dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao.
_ Trong mẫu nghiên cứu, nhóm DNNN có quy mơ lớn cho kết quả hoạt động kinh doanh tốt hơn nhóm DNNN có quy mơ nhỏ. Điều này cũng dễ hiểu bởi hầu hết các DN lớn này đều hoạt động trong các lĩnh vực đặc biệt có tỷ suất lợi nhuận cao, giữ thế độc quyền và được hưởng rất nhiều ưu đãi từ phía Nhà nước. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận những bước tiến và những đóng góp nhất định vào ngân sách của các DNNN có quy mơ lớn.
_ Đối với các DNNN có quy mơ nhỏ, hiệu quả kinh doanh thấp có thể do cơ cấu chưa hợp lý, thiếu vốn lưu động, vốn hoạt động lại chủ yếu từ nguồn vốn vay nên hàng năm DN phải trả lãi vay rất lớn. Mặt khác, DN quy mô nhỏ bị hạn chế về năng lực sản xuất, thị trường sản phẩm, hệ thống phân phối, nguồn nhân lực … cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh.
Kết quả nghiên cứu ở trên cũng được khẳng định qua thực tế. Theo số liệu thống kê trong bài “DNNN kém hiệu quả: Cần sòng phẳng hơn trong chính sách” đăng ngày 02/12/2007 trên Vietnamnet, đến nay cả nước còn gần 3.000 DNNN các loại, đang nắm giữ 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, gần 50% tổng vốn đầu tư của Nhà nước, 70% tổng vốn vay các ngân hàng nước ngoài và gần 60% tổng lượng vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại Nhà nước. Thế nhưng, hàng năm khối DNNN mới chỉ đóng góp 40% thu nhập trong GDP của cả nước.
Như vậy, kết quả chung cho thấy, rõ ràng DNNN có tiềm lực lớn, được hưởng nhiều ưu đãi, đầu tư lớn từ phía Nhà nước nhưng hiệu quả kinh doanh thấp, kém năng lực cạnh tranh. Một số nguyên nhân cơ bản của sự yếu kém đó là:
Khơng có động cơ hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận. Theo TS. Lê Đăng
Doanh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW cho rằng lãng phí là nguyên nhân chính để DNNN kém hiệu quả, khơng ai lại đi lãng phí tài sản của mình, cịn tài sản của Nhà nước thì hồn tồn có thể, chỉ cần khơng sai luật hay khơng bị luật pháp truy cứu. Người được giao trọng trách quản lý tài sản Nhà nước thường là Hội đồng quản trị do Chủ tịch đứng đầu. Những ông chủ này khơng có đủ quyền năng (gồm quyền sử dụng, chuyển nhượng và định đoạt). Thường họ khơng có một đồng vốn nào trong DN, thế nhưng lại được tiêu tiền thật. Một trong những cách tiêu tiền quen thuộc là thông qua việc đầu tư mua sắm vật tư thiết bị để nâng giá khống. Những chuyện như thế diễn ra trên thực tế rất nhiều và tất yếu sẽ làm tăng chi phí, giảm hiệu quả đầu tư.
Năng lực quản trị kém, bất cập về trình độ quản lý. Theo số liệu thống kê,
có tới 55.63% số chủ DN có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43.3% chủ DN có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, số người là Tiến sĩ chỉ chiếm 0.66%, Thạc sĩ chiếm 2.33%, đã tốt nghiệp đại học 37.82%, tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3.56%, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12.33% và 43.3% có trình độ thấp hơn. Điều đáng chú ý là đa số các chủ DN, ngay cả những người có trình độ học vấn từ cao đẳng và đại học trở lên thì cũng rất ít người được đào tạo về kiến thức kinh tế và quản trị kinh doanh.
Cơng nghệ lạc hậu, thiếu cập nhật. Về trình độ sử dụng cơng nghệ, chỉ có
khoảng 8% số DN đạt trình độ cơng nghệ tiên tiến mà phần lớn các DN có vốn đầu tư nước ngồi (FDI). DN trong nước hầu hết cịn sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu nên khả năng cạnh tranh về công nghệ là rất thấp. Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cũng cho thấy, tuy số DN có sử dụng máy vi tính lên đến hơn 60% nhưng chỉ có 11.55% DN có sử dụng mạng nội bộ (LAN), số DN có website lại càng thấp hơn, chỉ có 2.16%. Cuộc điều tra cũng chỉ ra một nghịch lý, trong khi trình độ về kỹ thuật cơng nghệ còn thấp nhưng nhu cầu đào tạo về kỹ thuật và cơng nghệ của DN có tỷ lệ cực thấp, chỉ có 5.65% DN được điều tra có nhu cầu về đào tạo cơng nghệ. Số liệu tổng hợp cũng cho thấy một sự khác biệt cơ bản giữa các DN Việt Nam với các DN ở các nước khác. Trong khi các DN trên thế giới quan tâm hàng đầu về các thông tin công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, thị trường cung cấp và tiêu thụ thì các DN Việt Nam lại chủ yếu quan tâm đến
các thơng tin về cơ chế, chính sách liên quan đến DN, có rất ít các DN quan tâm đến các thông tin về kỹ thuật và công nghệ.
(Nguồn: DN nhỏ và vừa Việt Nam: Thiếu vốn, thiếu nhân lực đăng trên trang web Bộ Tài Chính http://www.mof.gov.vn/)
Nhóm CTCP:
Qua kết quả nghiên cứu nhóm các CTCP ở Chương 3, cho thấy các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận hoạt động trên doanh thu cũng như hiệu quả sử dụng tài sản đều cao và tăng qua các năm. Sở dĩ đạt được kết quả đó là do có sự thay đổi ở những điểm cơ bản sau:
_ Trước hết là sự thay đổi trong cách nhìn nhận mục tiêu kinh doanh. Đó là mục tiêu đảm bảo quyền làm chủ thực sự của những người góp vốn bằng việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
_ DN được cơ cấu lại theo hướng tập trung quy mô lớn, hướng vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế,
_ Quy mô vốn của DN tăng lên đáng kể do việc huy động thông qua việc phát hành cổ phiếu hay thu hút được các nguồn vốn từ các NDT chiến lược.
_ Tài chính DN được lành mạnh hóa thơng qua việc cơ cấu lại các khoản nợ, xử lý tài sản là vật tư, máy móc thiết bị cũ, hàng hóa ứ đọng, tồn kho…
_ Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Số liệu thực tế của Ban chỉ đạo đổi mới DN cũng chứng minh được điều này. “Qua thực tế hoạt động hơn 1 năm của 850 DN hoàn thành cho thấy, vốn điều lệ bình quân tăng 44%, doanh thu tăng 23.6%, lợi nhuận thực hiện tăng 139.76%, nộp ngân sách tăng 24.9%, thu nhập người lao động tăng 12%, số lao động không những khơng giảm mà bình qn tăng 6.6%, đặc biệt cổ tức bình quân đạt 17.11%, trong đó 71.4% số DN có cổ tức cao hơn lãi tiền gửi ngân hàng”. (Trích: Cổ phần hóa DNNN- Việt Nam đổi mới đăng ngày 03/11/2005 trên trang
http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/).
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, CPH ở Việt Nam vẫn chứa đựng những mặt hạn chế, do vậy kết quả CPH ở Việt Nam cũng chưa phản ánh khách quan được thực chất tình hình kinh doanh của các CTCP. Biểu hiện ở những điểm chính sau:
Vấn đề định giá tài sản DN chưa đúng, đầy đủ và sát với thực tế. Theo ơng
Phạm Quang Dũng, Phó Tổng Giám Đốc Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho rằng phương pháp định giá tài sản theo chiết khấu dòng tiền, chiết khấu cổ tức, thực hiện kiểm kê đối chiếu công nợ tốn thời gian và không hiệu quả, điều chỉnh sổ sách kế toán theo kết quả định giá là bất hợp lý. Giá trị tài sản của DN được xác định khơng chính xác cịn biểu hiện ở việc định giá nội bộ, giá trị DN chỉ do một Hội đồng hoặc DN tự đảm nhận, do đó phần lớn cổ phần đã thuộc quyền sở hữu của một nhóm người, gây thất thốt, lãng phí tài sản của Nhà nước. Hoặc phát sinh tình trạng cấu kết gian lận trong đấu giá cổ phần cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến trị giá của DN.
Chất lượng định giá DN của nhiều tổ chức cung ứng dịch vụ thẩm định giá
trị có độ tin cậy chưa cao. Mặt khác, quy chế lựa chọn, giám sát hoạt động tư vấn và xác định giá trị DN chưa được quy định rõ ràng, chưa gắn trách nhiệm của tổ chức tư vấn, định giá với việc bán cổ phần.
Khó tìm đối tác chiến lược. Khơng ít các DN sau cổ phần yếu kém trong
việc định hướng phát triển nên không hấp dẫn NDT. Hoặc DN có quá nhiều NDT chiến lược. Như vậy sẽ có nhiều chiến lược phát triển khác nhau, DN sẽ khó phát huy được lợi thế cạnh tranh. Đối với đối tác nước ngồi, khi nhìn thấy DN khó phát huy thế mạnh, họ sẽ từ bỏ ý định trở thành cổ đông chiến lược.
Từ những nhận xét trên, rút ra rằng mặc dù trong quá trình CPH, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những bất cập và những hạn chế. Song cho đến nay, CPH các DN của Nhà nước ta vẫn là chủ trương đúng đắn vì những lợi ích mà nó mang lại. Có thể nói trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, CPH thực sự là bước đệm cần thiết, vì chỉ có cổ phần hóa, DN mới có khả năng và điều kiện để huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước, khai thông những ách tách về nhu cầu vốn, phương thức quản lý, về lợi ích người lao động, tạo điều kiện đổi mới công nghệ, tạo thêm công ăn việc làm, tăng sức cạnh tranh cho DN.