Quá trình CP Hở Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và kết quả kinh doanh ở việt nam (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA DNNN

1.3.3 Cổ phần hóa ở Việt Nam:

1.3.3.2 Quá trình CP Hở Việt Nam:

Khái quát quá trình CPH ở Việt Nam:

Giai đoạn 1992-1997: CPH DNNN được triển khai thí điểm từ năm 1992. Trong giai đoạn này, số lượng DNNN đã được sắp xếp và giảm từ 12.000 xuống còn khoảng hơn 5.000 DN. Tuy nhiên, do chưa có đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề CPH và chưa có hướng dẫn cụ thể nên cả nước mới có 38 DNNN được cổ phần hóa.

Giai đoạn 1998-2002: kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 44/1998, trong đó nêu rõ các chính sách ưu đãi đối với DN và người lao động tại các DN cổ phần, số lượng DNNN CPH trong thời gian này đã lên tới con số 800, nhưng chủ yếu là các DN vừa và nhỏ. Các DN này chủ yếu hoạt động trên ba lĩnh vực chính như thương mại, cơng nghiệp, xây dựng và được phân bổ ở khắp các vùng, miền trong cả nước. Nhìn chung trong giai đoạn này, những nỗ lực cải cách DN của Nhà nước có phần trì trệ.

Giai đoạn 2002-2003: Tổng số DNNN được sắp xếp lại, bao gồm cổ phần hóa, giao bán, cho thuê, giải thể, phá sản là 1.766, trong đó có 905 DNNN được cổ phần hóa, mới chỉ đạt 80% kế hoạch (Nguồn: Theo Báo cáo sơ kết của Ban chỉ đạo

đổi mới và phát triển DNNN tại Hội nghị sắp xếp, đổi mới DNNN toàn quốc ngày 15-16 tháng 3 năm 2004).

Giai đoạn 2001-2005: Cải cách DNNN được đẩy mạnh trở lại, cả nước sắp xếp được 3.590 DNNN trong tổng số 5.655 DNNN có vào đầu năm 2001, trong đó đã CPH 2.347 DNNN, chiếm hơn 80% tồn bộ số DN đã CPH trong 15 năm. Đã huy động được thêm 20.704 tỷ đồng để đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, kinh doanh, ngân sách Nhà nước thu về 14.971 tỷ đồng, 85% số DN cổ phần hoạt động có lãi, có cổ tức cao. (Nguồn từ Ủy ban thường vụ Quốc hội).

Đến tháng 5/2006, qua 15 năm nước ta đã thực hiện CPH được 2,935 DNNN.

Năm 2007 trên cả nước đã sắp xếp, CPH được 116 DNNN, đạt 21% so với kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (khoảng 600 DN). Cũng trong năm này, theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới phát triển DN, tổng vốn Nhà nước ở DN CPH là 29.766 tỷ đồng, chiếm 42% tổng vốn Nhà nước của các DN đã CPH.

Thực trạng của quá trình CPH ở Việt Nam:

Sau khi cổ phần hóa, có tới 90% DN hoạt động có hiệu quả, góp phần tăng ngân sách Nhà nước, tăng thu nhập cho người lao động, huy động vốn xã hội cũng tăng lên, chấm dứt tình trạng bù lỗ của ngân sách Nhà nước, tạo thêm cơng ăn việc làm. Chỉ có 10% số DN sau CPH hoạt động kém hiệu quả vì trước khi CPH các DN này đã có kết quả hoạt động kinh doanh kém, nội bộ mất đoàn kết, khơng thống nhất, ngồi ra cịn có ngun nhân khác do sự can thiệp khơng đúng của chính quyền địa phương…

Theo số liệu của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DNNN, thực trạng CPH DNNN ở nước ta được thể hiện qua một số mặt sau:

Đối tượng cổ phần hóa: So với ban đầu, Nhà nước đã bổ sung đối tượng

CPH là các DN có quy mơ lớn, các tổng cơng ty nhà nước. Tuy nhiên đến nay, có 77% số DNNN đã cổ phần chỉ với quy mô dưới 10 tỷ đồng. Riêng đối với loại DN mà Nhà nước không giữ tỷ lệ nào trong vốn điều lệ thì đều là DN nhỏ, có vốn nhà nước dưới 1 tỷ đồng và kinh doanh kém hiệu quả. Loại DN nhỏ này cũng chiếm gần 30% số DN mà Nhà nước thực hiện cổ phần hóa. Sự lựa chọn các DN CPH như vậy đã làm chậm tiến độ thực hiện chủ trương CPH của Nhà nước, các DNNN chưa thể hiện được rõ những ưu thế của DN đã CPH với những DN chưa cổ phần hóa, chưa thực hiện được các mục tiêu CPH đã đề ra.

Cơ cấu vốn điều lệ: Tỷ lệ CPH do Nhà nước nắm giữ ở các DN đã CPH

+ Nắm giữ cổ phần chi phối trên 50% số vốn ở 33% số DN. + Nắm giữ cổ phần chi phối dưới 50% số vốn ở 37% số DN. + Không giữ lại tỷ lệ % vốn nào ở gần 30% số DN.

Xem xét cụ thể hơn nữa, có thể thấy số vốn Nhà nước đã CPH chỉ mới chiếm 12%, và ngay trong số vốn này Nhà nước cũng chỉ nắm khoảng 40%, vì thế số vốn mà Nhà nước CPH được bán ra ngoài mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 3.6%).

Cơ cấu cổ đông: Cổ đông trong các DN đã CPH gồm:

+ Những cán bộ, cơng nhân viên có tỷ lệ nắm giữ là 29.6% cổ phần. + Người ngồi DN có tỷ lệ nắm giữ là 24.1% cổ phần.

+ Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 46.3% cổ phần.

Điểm đáng chú ý trong cơ cấu cổ đông là các NDT chiến lược trong nước khó mua được lượng cổ phiếu đủ lớn để có thể tham gia vào việc quản lý, điều hành DN, còn NDT nước ngồi có tiềm năng về vốn, cơng nghệ, có năng lực quản lý kinh doanh cũng chỉ mua được số lượng cổ phần hạn chế. Điều này làm cho các DN đã CPH rất khó hoạt động có hiệu quả, nhất là trước sức ép cạnh tranh gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).

(Nguồn: Bài Cổ phần hóa DNNN-Thực trạng và giải pháp của Trần Ngọc Hiên từ trang web http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&news_ID=3435467)

Những bất cập trong quá trình CPH ở Việt Nam:

Theo báo cáo của Ban đổi mới và phát triển DN, có rất nhiều DN CPH khép kín (có tới 860 DN khơng có cổ phần bán ra bên ngồi). Điều này đã dẫn tới việc không thu hút được nhiều vốn đầu tư, công nghệ, chất xám từ bên ngồi cũng như khơng tiếp cận được các phương pháp quản lý, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, ngồi ra có thể cịn gây thất thốt tài sản của Nhà nước do xác định giá trị DN thấp hơn giá thị trường

Theo quy luật của thị trường, CPH DN là một bước tiến của quá trình xã hội hóa, tuân theo quy luật khách quan là quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên CPH DN ở Việt Nam chưa tuân theo quy luật này vì đó là chủ trương của Nhà nước, CPH DN được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giải quyết những tồn tại và tình trạng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả của các DNNN mà các DN này là một trong những nguyên nhân gây trở ngại cho tiến trình phát triển kinh tế thị

Một bộ phận các DNNN sau khi được CPH vẫn chưa thoát khỏi cơ chế tập trung quan liêu cả về tài chính, tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý.

Trên thực tế, chính sách và quy trình CPH ở nước ta vẫn dựa trên tư duy cũ. Vì vậy, từ khâu định giá tài sản DN cho đến tổ chức bộ máy quản lý sau khi DN đã CPH vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Cụ thể:

Vấn đề xác định giá trị DN để CPH chưa đúng và chưa sát với thực tế, đã

dẫn đến tình trạng thất thốt và lãng phí tài sản nhà nước trong và sau q trình cổ phần hóa. Trước khi có nghị định 187, việc xác định giá trị DN chỉ do một Hội đồng hoặc DN tự đảm nhận, đã dẫn đến việc xác định thấp hoặc quá thấp giá trị DN, do đó phần lớn cổ phần rơi vào quyền sở hữu của một nhóm người. Trong giai đoạn sau khi có nghị định 187 thì tình trạng thất thốt tài sản nhà nước đã được hạn chế, song lại nảy sinh tình trạng liên kết, gian lận trong đấu thầu.

Chất lượng định giá DN của nhiều tổ chức cung ứng dịch vụ thẩm định giá

trị có độ tin cậy chưa cao. Mặt khác, quy chế lựa chọn, giám sát hoạt động tư vấn và xác định giá trị DN chưa được quy định rõ ràng, chưa gắn trách nhiệm của tổ chức tư vấn, định giá với việc bán cổ phần.

Việc xử lý các khoản nợ tồn đọng cũng gặp nhiều khó khăn.Tính đến ngày

31/12/2005, dư nợ cho vay đối với các CTCP vào khoảng 51.603 tỷ đồng. Đặc biệt, việc xử lý nợ xấu đã làm mất rất nhiều thời gian và công sức do thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan chức năng như Thuế, Tài chính, Ngân hàng.

Về bộ máy quản lý: Sau khi cổ phần hóa, rất nhiều DN vẫn hoạt động như

cũ, quản lý Nhà nước vẫn tiếp tục chi phối mọi hoạt động, thậm chí kể cả những DN mà vốn Nhà nước chưa tới 30% vốn điều lệ DN, bộ máy quản lý cũ trong nhiều DN vẫn chiếm giữ đến 80%.

Thời gian thực hiện CPH kéo dài: Quy trình cổ phần hóa, từ xây dựng đề

án đến thực hiện đề án còn rườm rà, phức tạp, chưa sát với thực tế nên đã kéo dài thời gian cổ phần hóa. Theo thống kê cho thấy bình qn thời gian để thực hiện CPH một DN mất 437 ngày, cơng ty mất 554 ngày.

Tình trạng một số DNNN sau khi CPH đang có khuynh hướng chuyển dần sang DN tư nhân, do một số cổ đông đã bán hoặc chuyển nhượng số cổ phần của mình, hoặc làm trung gian thu gom cổ phần cho tư nhân ngồi DN nắm giữ, cá biệt có trường hợp đã nắm hơn 50% tổng giá trị cổ phần doanh nghĩa để trở thành chủ nhân đích thực của DN. Đây là điều trái với chủ trương CPH của Đảng và

Nhà nước. Theo dự báo của Economist Intelligence Unit (EIU) cho rằng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ suy giảm mạnh kể từ năm 2010 trở đi, là do “những nhóm có đặc quyền đặc lợi về chính trị có thể gây trở ngại cho cải cách và ngăn chặn quá trình cấu trúc lại một số DNNN, ảnh hưởng tới việc tăng cường năng lực cạnh tranh và hạn chế kết quả tăng trưởng của Việt Nam”. Cũng theo dự báo này, trong giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam chỉ có thể duy trì ở mức 5,1% mỗi năm, thay vì mức trên 8% như hiện nay. CPH các DNNN sẽ là một chủ trương đúng nhằm tăng cường hiệu quả và sức cạnh tranh cho khu vực kinh tế Nhà nước nếu như quá trình này được thực hiện một cách minh bạch và có trách nhiệm. Tuy nhiên, trên thực tế cũng vì quản lý yếu kém nên CPH trong nhiều trường hợp đã bị biến thành tư nhân hóa, giúp cho những người nắm quyền kiểm soát cơng ty trở nên giàu có trong khi tài sản quốc gia bị thất thoát nặng nề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và kết quả kinh doanh ở việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)