CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA DNNN
2.2 CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH TRONG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH
DOANH CỦA DN:
Kết quả kinh doanh của DN là một phạm trù rất rộng, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, chịu sự chi phối của các yếu tố bên trong và bên ngồi DN. Tuy nhiên, trong phạm vi của phần trình bày, với mục đích là xác định kết quả kinh doanh của các DNNN và CTCP thông qua các báo cáo tài chính đã thu thập được, từ đó phản ánh sự khác biệt giữa hai nhóm DNNN và CTCP cũng như thấy được sự liên hệ giữa quan hệ sở hữu và kết quả kinh doanh của DN, nên phần này chỉ đề cập đến việc giới thiệu khái quát về nội dung báo cáo tài chính và một số chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của DN.
2.2.1 Báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Mỗi mục đích sử dụng sẽ đại diện cho một hình thức phân tích và sử dụng các chỉ tiêu tài chính khác nhau. Các chỉ tiêu này chủ yếu được trích từ hai loại báo cáo sau:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo này phản ánh tổng quan
tình hình và kết quả kinh doanh của DN trong một kỳ báo cáo. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có những tác dụng cơ bản sau:
_ Kiểm tra, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra về chi phí sản xuất, doanh thu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập các hoạt động khác và kết quả của DN sau một kỳ kế tốn.
_ Kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của DN đối với Nhà nước về các khoản thuế và các khoản phải nộp khác.
_ Đánh giá, dự đoán xu hướng phát triển của DN qua các kỳ khác nhau và trong tương lai.
Bảng cân đối kế tốn là báo cáo tài chính ở một thời điểm nhất định. Nó là
một bảng tóm tắt ngắn gọn về những gì mà DN có (sở hữu tài sản) và những gì mà DN nợ (các khoản nợ) ở một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế tốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều đối tượng có quan hệ sở hữu, quản lý kinh tế tài chính trong q trình sản xuất kinh doanh của một DN.
2.2.2 Một số chỉ tiêu tài chính:
Với mục đích nghiên cứu sự khác biệt về kết quả kinh doanh của hai nhóm DNNN và CTCP thì các chỉ tiêu được dùng chính cho việc phân tích sẽ là những chỉ tiêu chung nhất và phản ánh rõ nhất sự khác biệt giữa hai nhóm. Các chỉ tiêu đó là: Doanh thu (Doanh thu thực), Chi phí đầu tư tài sản cố định, Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ doanh thu và Doanh lợi trước thuế.
Doanh thu:
Doanh thu là chỉ tiêu quan trọng để đo lường sức mạnh một cơng ty, và là nhân tố chính của tăng trưởng. Doanh thu cũng là chỉ tiêu quan trọng để xem xét khi lựa chọn việc đầu tư vào một cơng ty vì nó thể hiện tốc độ bán hàng của DN có mạnh hay khơng, làm tiền đề của tăng trưởng thu nhập.
Một số biểu hiện có thể cân nhắc khi một cơng ty gia tăng lượng hàng bán, đó là cơng ty có nhiều khách hàng hơn, khách hàng tăng lượng mua, công ty giới thiệu sản phẩm mới hay cải thiện sản phẩm cũ.
Tuy nhiên khi chỉ tiêu doanh thu tăng cũng hàm chứa những vấn đề sau: công ty quá phụ thuộc vào một số khách hàng, công ty phụ thuộc quá nhiều vào một số mặt hàng, công ty quá phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu.
Với những nhà bán lẻ, nếu mở thêm một cửa hàng mới sẽ làm tăng thêm lượng hàng bán ngay cả khi lượng hàng bán ở những cửa hàng cũ đang xấu đi.
Hoặc cũng có trường hợp cơng ty thêm vào lượng hàng bán được mà thực tế nó chưa xảy ra, hay các đơn đăït hàng mà không được chuyển đi hay chưa thu tiền hàng bán đã được hạch toán làm gia tăng lượng hàng bán.
Chi phí vốn đầu tư tài sản cố định:
Muốn kinh doanh phải có vốn. Vốn được dùng để đầu tư vào nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, đầu tư vào các khoản phải thu và các loại tài sản khác để DN có thể hoạt động hiệu quả.
Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Khi phân loại tài sản theo chu kỳ sản xuất, ta có tài sản cố định và tài sản lưu động. Cịn khi phân loại theo đặc tính cấu tạo của vật chất, ta có tài sản hữu hình và tài sản vơ hình.
Tài sản cố định là tư liệu sản xuất chuyên dùng trong sản xuất kinh doanh và dùng cho nhiều chu kỳ sản xuất. Có ba loại tài sản cố định:
_ Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị …
_ Tài sản cố định vơ hình: là những tài sản khơng có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vơ hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
_ Tài sản cố định thuê tài chính: là những tài sản cố định mà DN thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT):
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT margin) thường được biết với chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động trên doanh thu, được nhiều chuyên viên phân tích dùng để đánh giá khả năng sinh lợi từ các hoạt động kinh doanh của một cơng ty. Cơng thức tính lợi nhuận trên doanh thu như sau:
Lợi nhuận hoạt động trên doanh thu = EBIT/ Doanh thu thuần
Tỷ suất này dùng để đánh giá tỷ lệ chuyển doanh thu thành thu nhập. Từ đó, đứng trên quan điểm của NDT, nên đầu tư vào những cơng ty có sự tăng trưởng về tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu. Con số này càng lớn chứng tỏ cơng ty đang có sự tốt lên về quản lý cũng như tốt lên trong các hoạt động.
Doanh lợi trước thuế (Sức sinh lợi của -BEP):
Chỉ tiêu doanh lợi trước thuế (BEP) được tính theo cơng thức: BEP = EBIT/TTS (Tổng tài sản)
Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn đầu tư vào DN tạo được bao nhiêu đồng lãi cho toàn xã hội. Chỉ số này cũng cho phép so sánh các DN có cơ cấu vốn khác nhau và thuế suất thuế thu nhập khác nhau.