Kiến nghị đối với Doanh Nghiệp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và kết quả kinh doanh ở việt nam (Trang 84 - 102)

CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ

4.2 Kiến nghị đối với Doanh Nghiệp:

DN nên áp dụng mơ hình quản trị hiện đại thơng qua việc tái cấu trúc DN, thay đổi cách thức điều hành, quản lý DN, cụ thể là:

_ Tái cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và nguồn nhân lực như chọn đúng người, giao đúng việc, phân biệt quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng…

_ Tái cơ cấu hệ thống quản trị bao gồm các cơ chế, chính sách, nội quy, các quy trình cơng việc…

_ Tái cơ cấu các hoạt động như xác định rõ sứ mệnh, mục tiêu hoạt động, chiến lược kinh doanh…

_ Tái cơ cấu các nguồn lực như cơ cấu danh mục tài sản, cơ cấu công nợ với khách hàng, cơ cấu các khoản vay và cho vay…

DN cần nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách:

_ Hoạch định, xây dựng chiến lược kinh doanh thích hợp.

_ Đổi mới sản phẩm theo nhu cầu của người tiêu dùng, thậm chí tạo ra nhu cầu cho người tiêu dùng bằng cách thực hiện việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D), thiết kế sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới vì ngày nay các sản phẩm nói chung thường có vịng đời tương đối ngắn, áp dụng công nghệ phù hợp nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng với chi phí thấp nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

_ Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. DN có thể kết hợp với các DN khác thông qua hệ thống đại lý, liên doanh, mở chi nhánh, văn phịng đại diện ở những nơi có nhu cầu để mở rộng tối đa thị phần cho sản phẩm của mình. Mặt khác, DN cũng phải tích cực mở cửa, liên doanh, liên kết với DN nước ngồi vì kinh nghiệm của các DN lớn thành đạt trên thế giới cho thấy rằng khơng có một DN nào đủ sức bao trùm mọi thế mạnh của ngành.

_ Tận dụng triệt để các kênh huy động vốn, không nên coi thường các tổ chức tài chính của Việt Nam mặc dù các tổ chức này có thể tiềm lực chưa lớn nhưng nguồn vốn cũng không phải là nhỏ và vẫn đang bỏ ngỏ chờ các dự án có hiệu quả để cho vay.

Các DN nên khai thác tối đa thế mạnh của mình, tận dụng, nắm bắt kịp thời, triệt để những cơ hội mà mình có được vì đơi khi những thách thức, khó khăn của DN này lại là lợi thế của DN khác.

Các DN đã cổ phần nên tham gia vào thị trường chứng khốn, vì đây là kênh huy động vốn hấp dẫn. Việc tham gia vào thị trường này sẽ giúp các DN lành mạnh hóa nguồn tài chính và phải ln tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh nếu muốn các NDT quan tâm và ủng hộ.

Các DN cũng cần dám đầu tư để có thơng tin thị trường và thơng tin về đối thủ để có những quyết sách đầu tư đúng đắn, những quyết sách này phải có tầm nhìn dài hơi, phải đủ linh hoạt và đủ năng lực thực hiện cho dù có phải hi sinh lợi ích trong ngắn hạn.

Tóm tắt Chương 4:

Chương này đưa ra những nhận xét, đánh giá về hai vấn đề chính sau: _ Đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của hai nhóm DNNN và CTCP theo các yếu tố ngành nghề hoạt động và quy mô hoạt động. Từ đó, đưa ra đánh giá về kết quả kinh doanh chung của hai nhóm này. Kết quả là nhóm CTCP có kết quả kinh doanh tốt hơn nhóm DNNN.

_ Đánh giá về kết quả kinh doanh của nhóm có tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước khác nhau. Kết quả cho thấy nhóm có tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước dưới 30% có kết quả kinh doanh cao nhất so với hai nhóm có tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước từ 30% đến 50% và trên 50%.

Từ các kết quả đánh giá trên, Chương này cũng đưa ra những kiến nghị đối với cả hai phía Nhà nước và Doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

CPH DNNN không phải là đề tài mới mẻ, thậm chí nó được đề cập rất nhiều trong các cuộc hội thảo và được đem thảo luận trên nhiều mặt báo. Quá trình CPH bản thân nó khơng xấu mà thậm chí nếu thực hiện đúng và tích cực sẽ tạo ra những chuyển biến lớn, góp phần cải thiện nền kinh tế quốc dân, tăng sức cạnh tranh kinh tế quốc tế. Ngược lại, nếu thực hiện không đúng cách CPH trở thành con dao hai lưỡi, nó sẽ để lại những hậu quả nặng nề như những bài học kinh nghiệm CPH ở Nga mang lại.

CPH trong nền kinh tế thị trường cũng chịu những tác động, diễn biến lên xuống của thị trường. Điều này là hết sức bình thường và mang tính chu kỳ. Vì vậy các DN CPH khơng nên lạc quan hay bi quan quá mức. Quan trọng nhất là phải định hướng hành động để tận dụng được lợi thế tuyệt đối của DN mình, phải tập khả năng tiên liệu, dự phòng được những biến cố trong tương lai. Kết quả kinh doanh có thể cao hay thấp cũng là chuyện đương nhiên, quan trọng là DN phải tìm được cách tiết giảm chi phí, song khơng có nghĩa là cắt giảm tùy tiện mà phải có phương pháp phù hợp với đặc thù của DN mình.

Ở Việt Nam ngồi những thành quả mà CPH mang lại, thì bên cạnh cũng cịn khơng ít những trở ngại của hậu CPH mà DN đang phải đối đầu. Vì vậy, việc quan trọng là phải tiến hành sau CPH như thế nào hay chính xác hơn là việc xác lập hình thức sở hữu như thế nào cho phù hợp mà vẫn phát huy được tối đa hiệu quả của DN? Đó cũng là một trong những câu hỏi mà đề tài “CPH DNNN và kết quả kinh doanh ở Việt Nam” muốn đem ra thảo luận với một mong muốn là CPH ở Việt Nam phải thực sự đi vào thực chất, triệt để, vững chắc và có hiệu quả hơn.

Đóng góp chính của nghiên cứu:

Đóng góp về mặt lý thuyết:

Khẳng định thêm quan hệ sở hữu có ảnh hưởng tới KQKD của DN. Là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu liên quan đến vấn đề CPH DN.

Đóng góp về mặt thực tiễn:

Ngụ ý của bài viết nhằm muốn thay đổi quan điểm, cách nhìn nhận về sở hữu, gia tăng bảo hộ quyền tài sản tư nhân của người dân cũng như quyền làm chủ của các DN trong q trình hoạch định chính sách của các nhà quản lý. Có như thế mới phát huy được hết nội lực và sức mạnh của tồn dân trong cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Những hạn chế của đề tài:

Mẫu nghiên cứu là hạn chế đầu tiên và có ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả nghiên cứu. Cụ thể là:

_ Số lượng mẫu chọn cịn ít, mỗi nhóm nghiên cứu chỉ có 30 DN.

_ Số liệu được lấy ít có sự chọn lọc vì khơng có điều kiện thu thập các báo cáo tài chính của các DN, nhất là báo cáo tài chính của các DNNN trong nhiều năm liên tiếp.

_ Một số báo cáo được lấy từ các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán trong giai đoạn mới lên sàn, nên theo luật đa số các báo cáo tài chính phải có lãi ít nhất trong hai năm gần nhất trước khi lên sàn, vì vậy số liệu phân tích chắc chắn sẽ khơng mang tính khách quan tuyệt đối và khơng phản ánh hết được toàn cục diện mạo hoạt động kinh doanh của các CTCP.

_ Hạn chế trong việc lựa chọn các chỉ tiêu phân tích vì với báo cáo tài chính của các cơng ty, thì khơng thể cung cấp hết những thông tin cần thiết khác cho việc nghiên cứu một cách đầy đủ và chính xác như số người lao động, thu nhập bình quân người lao động, tình hình nộp ngân sách Nhà nước, luồng tiền thực tế của doanh nghiệp…

Kiến nghị cho những nghiên cứu tiếp theo của đề tài:

Để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện thêm, một số kiến nghị tiếp theo cho đề tài là:

_ Cần chọn mẫu nghiên cứu lớn hơn với số lượng DN nhiều hơn.

_ Cần chọn thêm những chỉ tiêu khác như số người lao động, thu nhập trung bình của người lao động, tình hình nộp ngân sách Nhà nước để phản ánh đúng quy mơ của DN.

_ Cần tính thêm một số chỉ tiêu tài chính khác để có thể so sánh một cách đầy đủ và tồn diện tình hình và hiệu quả kinh doanh ứng của DN như vòng quay tài sản,

_ Mẫu nghiên cứu nên chọn cùng một DN ở cả hai thời kỳ trước và sau CPH trong một thời gian dài để có thể phân tích kỹ hơn tác động của q trình CPH đến kết quả kinh doanh của DN trong cả trung hạn và dài hạn.

_ Cần cập nhật thêm những luật và thông tin mới liên quan đến tình hình CPH của DN, nhằm nắm bắt những thay đổi có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của DN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT:

1. Bách Khoa Toàn Thư, Quyền Sở Hữu Tư Nhân.

2. Chính Phủ, Nghị định 28/CP tháng 05/1996.

3. Chính Phủ, Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/06/1998. 4. Chính Phủ, Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002. 5. Chính Phủ, Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004. 6. Chính Phủ, Nghị định 109/2007NĐ-CP ngày 26/06/2007.

7. Nguyễn Quang Thu, Quản Trị Tài Chính Căn Bản (2005), NXB Thống Kê. 8. Phạm Tất Thắng, Vấn đề quản lý và phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam

hiện nay (Số 6 năm 2004), Tạp Chí Cộng Sản.

9. Phan Thanh Phố – Nguyễn Văn Hảo, Kinh Tế Chính Trị Mác – Lê Nin (1997), NXB Giáo Dục.

10. Quách Mạnh Hào – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Cổ phần hóa ở Việt Nam

Quản Trị Doanh Nghiệp.

11. Quốc Hội, Luật DNNN số 14/2003/QH11 ngày 26/11/2003.

12. Quốc Hội, Luật Doanh Nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

13. Tạp Chí Cộng Sản (22/01/2007), Một số vấn đề về sở hữu Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

14. Trần Đại Bằng, Để hiểu đúng về Cổ phần hóa DNNN.

15. Trần Ngọc Thơ –Vũ Việt Quảng, Lập mơ hình tài chính (2007), NXB Lao Động – Xã Hội.

16. Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM – Khoa Kinh Tế Chính Trị, Tài liệu Ơn Thi Cao Học Mơn Cơ Sở Kinh Tế Chính Trị.

17. Võ Thị Quý – Đại Học Kinh Tế TPHCM, Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Kinh

TIẾNG ANH:

18. Anthony Yanxiang Gu, American Business Review, Jun 2004,

ABI/INFORM Global, State ownership, firm size, and IPO performance Evidence from Chinese “A” sh… Pg 101.

19. Fong, Wai-Ming and Kevin C.K.Lam, Privatization and Performance The Experience of Firms in China (2004), Issue 4, Pg 5-27.

20. Zuobao Wei, Oscar Varela, Juliet D’Souza, and M. Kabir Hassan (Summer 2003), The financial and Operating Performance of China’s Newly Privatized Firms, Pg107-206.

21. Truong Dong Loc, Ger Lanjouw and Robert Lensink (2006), The impact of privatization on firm performance in a transition economy, The case of Viet Nam, Pg 349-389.

22. XValue – knowledge investor, What is privatization? (15/10/2007).

CÁC TRANG WEB : 23. http //my.opera.com 24. www.judaca.edu.vn 25. http //www.mof.gov.vn 26. http //www.vietnamchina.gov.vn/ 27. http //www.tuoitre.com.vn 28. http //www.icb.com.vn 29. http //www.issi.gov.vn/ 30. http //vietbao.vn/Kinh-te 31. http //www.tapchicongsan.org.vn/ 32. http //www.vnds.com.vn/ 33. http //www.cophieu68.com/ 34. http //www.hsx.vn 35. http //vnexpress.net/ 36. http //www.gso.gov.vn

DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC DNNN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU DN

NN Tên DN Phân loại ngành, nghề hoạt động chính Nhóm

1 DNNN Cao su Lâm nghiệp 2

2 DNNN Xi măng vật liệu xây dựng xây lắp Xây dựng 3

3 DNNN XNK Lâm thủy sản Lâm thủy sản 2

4 DNNN Lắp máy và xây dựng Lắp máy và xây dựng 3

5 DNNN Dịch vụ tổng hợp dầu khí Dịch vụ du lịch và giải trí 5

6 DNNN Vận tải dầu khí Dầu khí 1

7 DNNN Cao su Lâm nghiệp 2

8 DNNN Cao su Lâm nghiệp 2

9 DNNN Thực phẩm và đồ uống Thực phẩm và đồ uống 4

10 DNNN Nhiên liệu Dầu khí 1

11 DNNN Khai thác mỏ và xây dựng Xây dựng 3

12 DNNN Vật tư xăng dầu Dầu khí 1

13 DNNN Phân đạm hóa chất Sản phẩm nông nghiệp 2

14 DNNN Giải khát bia rượu Đồ uống 4

15 DNNN Hàng tiêu dùng Hàng tiêu dùng 4

16 DNNN SX Bánh kẹo Bánh kẹo 4

17 DNNN Than A Than 1

18 DNNN Than B Than 1

19 DNNN Than C Than 1

20 DNNN Tấm lợp vật liệu xây dựng Xây dựng 3

21 DNNN Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Dầu khí 1

22 DNNN Bảo hiểm dầu khí Việt Nam Dịch vụ bảo hiểm 5

23 DNNN Gốm sứ và xây dựng Xây dựng 3

24 DNNN Dây cáp điện và điện tử Đồ điện tử 4

25 DNNN Thủy Điện Dịch vụ 5

26 DNNN Xây dựng dân dụng công nghiệp Xây dựng 3

27 DNNN XNK Gỗ Gỗ 1

28 DNNN Dịch vụ tài chính Dịch vụ tài chính 5

29 DNNN Thực phẩm Thực phẩm 4

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC CTCP ĐƯỢC NGHIÊN CỨU

CTCP Tên công ty Ngành, lĩnh vực hoạt

động chính Nhóm

1 CTCP XNK Thủy Sản Thủy sản 2

2 CTCP Nhựa và Xây dựng A Xây dựng 3

3 CTCP Đồ dùng cá nhân và gia dụng Hàng tiêu dùng 4

4 CTCP Gạch men Xây dựng 3

5 CTCP Dược và Y Tế Dịch vụ y tế 5

6 CTCP Đầu tư thương mại du lịch Dịch vụ du lịch 5

7 CTCP XNK Y Tế Dịch vụ y tế 5

8 CTCP Nhựa và Xây dựng B Nhựa và Xây dựng 3

9 CTCP Nhựa, Hóa Chất và Xây dựng Xây dựng 3

10 CTCP SXTM May mặc Hàng tiêu dùng 4

11 CTCP Cao su Cao su 2

12 CTCP Điện lực Dịch vụ cung cấp điện 5

13 CTCP Pin Ắc Quy Dịch vụ 5

14 CTCP Gas Petrol Dầu khí 1

15 CTCP Văn hóa Dịch vụ bán lẻ 5

16 CTCP Bóng đèn phích nước Bóng đèn, phích nước 4

17 CTCP Xây Dựng Xây dựng 3

18 CTCP Thực Phẩm và Đồ uống Thực phẩm 4

19 CTCP Tài nguyên Tài nguyên 1

20 CTCP Dầu thực vật Thực phẩm 4

21 CTCP Thép Thép, xây dựng 3

22 CTCP Sữa Thực phẩm 4

23 CTCP Điện Tử Đồ gia dụng 4

24 CTCP Sách Đại Học- Dạy nghề Dịch vụ dạy nghề 5

25 CTCP Thực Phẩm Thực phẩm 4

26 CTCP Khoáng Sản Vật liệu xây dựng Khoáng sản 1

27 CTCP Giống cây trồng Giống cây trồng 2

28 CTCP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Nông nghiệp 2

29 CTCP Bao bì xi măng Xi măng, xây dựng 3

PHỤ LỤC 3: BẢNG PHÂN THEO NGÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHĨM DNNN

Mã Nhóm ngành Số lượng

DNNN 1 Khai thác tài ngun: dầu khí, gas, than, khống sản, mỏ,

nhiên liệu, gỗ

9

2 Nông lâm ngư nghiệp: cao su, phân bón, giống cây trồng,

ni thủy hải sản

5

3 Xây dựng: xi măng, vật liệu xây dựng, thép, gốm sứ 6

4 Hàng tiêu dùng: thực phẩm, đồ uống, đồ gia dụng 4

5 Dịch vụ: tài chính, bảo hiểm, du lịch, dịch vụ cung cấp điện 6

Tổng cộng 30

PHỤ LỤC 4: BẢNG PHÂN THEO NGÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHĨM CTCP

Mã nhóm

Nhóm ngành, nghề hoạt động Số lượng

CTCP 1 Khai thác tài nguyên: dầu khí, gas, than, khống sản, mỏ,

nhiên liệu, gỗ

3

2 Nơng lâm ngư nghiệp: cao su, phân bón, giống cây trồng,

nuôi thủy hải sản

4

3 Xây dựng: xi măng, vật liệu xây dựng, thép, gốm sứ 7

4 Hàng tiêu dùng: thực phẩm, đồ uống, đồ gia dụng 9

5 Dịch vụ: tài chính, bảo hiểm, du lịch, dạy nghề, dịch vụ cung

cấp điện

7

PHỤ LỤC 5: BẢNG TỔNG HỢP VÀ TÍNH TỐC ĐỘ TĂNG CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA NHĨM DNNN

1 2 3

Số liệu trên Báo Cáo Tài Chính

2006 2005 2004 2006 2005 2004 2006 2005 2004

Doanh thu thuần 602.105 433.185 363.658 1.137.283 1.088.488 1.051.039 457.661 373.460 168.348 Chi phí đầu tư vốn cố

định (TSCĐ) 298.840 232.570 211.381 96.252 67.086 70.497 183.826 176.271 154.759 Lợi nhuận trước thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và kết quả kinh doanh ở việt nam (Trang 84 - 102)