CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ
4.2 ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHÓM CTCP CÓ TỶ
LỆ SỞ HỮU VỐN NHÀ NƯỚC KHÁC NHAU:
Từ số liệu của Bảng 3.1 trong Chương 3, ta tính được bảng sau:
Bảng 4.2: Bảng xem xét theo tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước khác nhau
Tốc độ tăng doanh thu thực Tốc độ tăng TSCĐ Tốc độ tăng EBIT Tốc độ tăng Lợi nhuận hoạt động/ Doanh thu Tốc độ tăng BEP Nhóm tỷ lệ sở hữu VNN (%) Số lư ợn g C T C P 20 04 200 5 200 6 20 04 200 5 200 6 20 04 200 5 200 6 20 04 200 5 200 6 20 04 200 5 200 6 < 30 (N1) 13 0 % 40 % 61 % 0 % 4% 26 % 0 % 76 % 138 % 0 % 23 % 53 % 0 % 67 % 77 % 30-50 (N2) 3 0 % 24 % 43 % 0 % 17 % 53 % 0 % 45 % 55 % 0 % 19 % 11 % 0 % 25 % 18 % >50 (N3) 14 0 % 49 % 79 % 0 % 0% 15 % 0 % 77 % 100 % 0 % 21 % 8% 0 % 58 % 45 % Nhận xét:
Theo kết quả nghiên cứu và tính tốn trong nhóm CTCP có tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước (TLSHVNN) khác nhau đã nêu ở Chương 3 cũng như nhìn từ Bảng 4.2, ta thấy nhóm có TLSHVNN dưới 30% cho thấy hiệu quả kinh doanh mang lại là cao nhất so với hai nhóm cịn lại, gồm nhóm có TLSHVNN từ 30% đến 50% và nhóm có TLSHVNN trên 50%. Điều này được lý giải là trong có TLSHVNN dưới 30%, quyền sở hữu và định đoạt tài sản DN không phải do Nhà nước nắm giữ mà do tư nhân quyết định. Với việc sử dụng tài sản của chính mình, chắc chắn sẽ tạo động lực tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và bằng mọi cách làm cho DN hoạt động sao cho tiết kiệm chi phí nhưng mang lại hiệu quả là lớn nhất.
Đối với nhóm có TLSHVNN trên 50%, Nhà nước có quyền định đoạt và chi phối các hoạt động kinh doanh của các DN trong nhóm này. Tuy nhiên, việc Nhà nước duy trì tỷ lệ cổ phần đa số vơ hình chung đã tạo ra kẽ hở cho việc lợi dụng quyền lực được trao của những người đại diện Nhà nước, gây nên tình trạng lạm dụng tài sản cơng, thất thốt lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng khơng nhỏ đến kết quả kinh doanh của DN.
Thực tế cũng đã minh chứng rằng, ở những nơi trong cơ cấu sở hữu có nhiều sở hữu Nhà nước thì việc phát triển kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn, hiệu quả của DN tỏ ra yếu kém, dẫn đến tình trạng thất thốt, tiêu cực, lãng phí lớn tài sản của Nhà nước. Hiện nay, đầu tư của Nhà nước vào khu vực kinh doanh tuy đã hạn chế và có xu hướng huy động vốn xã hội vào xây dựng các cơng trình
hạ tầng và cơng trình cơng ích, tuy nhiên tỷ trọng sở hữu Nhà nước vào khu vực kinh doanh vẫn cịn cao, trong đó một số ngành cạnh tranh khơng cần thiết phải có sở hữu Nhà nước đã làm cho cổ phần hóa chậm lại và không đạt mục tiêu đề ra. Tuy không trực tiếp đầu tư vào DNNN, nhưng lại tăng quy mơ đầu tư vào các chương trình dự án có nguồn gốc ngân sách Nhà nước và cơ sở hạ tầng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các Bộ, thông qua Ban quản lý Dự án. Một số ngành cạnh tranh khơng có đối trọng nên vẫn duy trì thế độc quyền, đặc quyền, chi phối giá cả, gây phương hại đến người tiêu dùng và những DN làm ăn chân chính.
Đánh giá chung:
Sở hữu Nhà nước là một trong những công cụ quan trọng điều tiết nền kinh tế và được sử dụng linh hoạt trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sở hữu Nhà nước là nòng cốt trong việc thực hiện quản lý Nhà nước, tạo lập các mối quan hệ sản xuất mới, thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, trên thực tế, trong quá trình đổi mới cơ cấu sở hữu vẫn tỏ ra những bất cập, đặc biệt trong quá trình xây dựng, những người làm luật vẫn ln đứng trước tình thế lưỡng lự giữa việc trao thêm quyền cho tư nhân hay tăng thêm quyền quản lý cho mình. Vì thế, ln có sự đắn đo giữa hai mục tiêu phát triển và quản lý Nhà nước. Chính sự nhập nhằng này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Qua kết quả của việc so sánh chéo ba nhóm có tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước khác nhau trong nhóm CTCP ở Chương 3, có thể kết luận rằng sự can thiệp của Nhà nước quá sâu vào quá trình hoạt động kinh doanh của DN là không thực sự cần thiết, đặc biệt đối với một số ngành mà Nhà nước không cần chi phối, bởi lẽ Nhà nước càng nắm giữ vốn lớn, tức quyền chi phối càng lớn thì tính chủ quan cũng như tính chủ động trong quyết định kinh doanh càng mang nặng cơ chế cấp phát. Do vậy, Nhà nước chỉ nên nắm giữ quyền điều hành trong một số ngành thực sự cần thiết phải can thiệp nhằm lèo lái theo định hướng phát triển nền kinh tế xã hội.
4.4 KIẾN NGHỊ:
4.1 Kiến nghị đối với Nhà nước:
Mặc dù sở hữu Nhà nước có vai trị to lớn trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội nhưng cơ chế cũ là rào cản cho tăng trưởng kinh tế, vì vậy cần có sự đổi mới về nhận thức và tư duy. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường là vận động theo quy luật khách quan, thị trường là căn cứ để phân bổ các nguồn lực xã hội, các chủ thể kinh doanh bình đẳng, gắn liền với mỗi loại hình sở hữu khác nhau. Trong cơ cấu sở hữu, sở hữu tư nhân và sở hữu Nhà nước có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Vì vậy, cần phải xác lập phạm vi sở hữu Nhà nước phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cụ thể là:
_ Để định hướng trong việc phát triển kinh tế xã hội theo đường lối của Đảng, Nhà nước cần thiết phải có mặt ở những lĩnh vực quan trọng liên quan đến chính trị, quốc phịng, an ninh những ngành mới, công nghệ cao nhằm điều tiết nền kinh tế và thực hiện chính sách xã hội, tuy nhiên Nhà nước không nên can thiệp hoặc rút dần khỏi những ngành cạnh tranh.
_ Để quản lý chặt chẽ và hiệu quả hoạt động của Nhà nước trong các doanh nghiệp thông qua tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước, người làm luật cần thiết phải xây dựng thể chế nhằm quy định trách nhiệm trong việc quản lý nguồn thu nhập từ sở hữu Nhà nước thông qua hệ thống thuế, đấu giá quyền sử dụng đất, tài nguyên, phân phối lợi nhuận và tái đầu tư vào khu vực Nhà nước, cơng khai hóa và giám sát việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
Để đảm bảo tài sản của Nhà nước vừa được bảo vệ nhưng vẫn thu được phần lợi ích tương xứng từ việc sử dụng tài sản này. Nhà nước cần có những biện pháp đối với chủ thể sử dụng sở hữu Nhà nước như sau:
_ Đào tạo đội ngũ cán bộ, những người là chủ thể trực tiếp sử dụng sở hữu Nhà nước có trình độ, có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt nhằm điều hành, sử dụng và quản lý nguồn lực của Nhà nước một cách có hiệu quả.
_ Xác định và tuyển chọn chính xác các chủ thể có khả năng sử dụng tài sản của mình với hiệu quả cao nhất.
_ Thiết lập các quan hệ hành chính, pháp lý, kinh tế giữa Nhà nước và chủ thể thơng qua các hình thức, thể chế thích hợp như luật, hợp đồng, quy chế. Nội dung các thể chế này phải thể hiện rõ quyền hạn, trách nhiệm, lợi ích của cả hai bên sao cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được quy định.
_ Ban hành quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả của DNNN.
_ Xây dựng bộ máy tư pháp đủ mạnh, công khai, minh bạch, quy định rõ các điều kiện ràng buộc cũng như quyền lợi được hưởng đối với chủ thể sử dụng tài sản và nguồn vốn của Nhà nước.
Cơng tác cổ phần hóa đã quan trọng nhưng việc thực hiện sau CPH lại càng quan trọng hơn vì nó sẽ quyết định sự sống cịn của mỗi DN. Vì vậy, trong quá trình thực hiện CPH địi hỏi cả hai phía DN và Nhà nước đều phải hết sức tỉnh táo và thận trọng, trong đó vai trị và nhiệm vụ mà Nhà nước cần làm là:
_ Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ và hồn chỉnh.
_ Nhà nước khơng nên can thiệp quá sâu vào những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước khơng cần chi phối.
_ Hồn thiện cơ chế chính sách. Việc hồn thiện cơ chế chính sách, hệ thống tổ chức quản lý phải theo hướng tạo điều kiện cho các DNNN hoạt động có hiệu quả, bình đẳng trong cơ chế thị trường và thực hiện được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng thực hiện được chức năng quản lý Nhà nước theo luật định.
_ Đổi mới cơ chế quản lý cần tiến hành theo hướng tăng cường quyền tự chủ về tài chính, đầu tư, quyết định nhân sự và phát huy nội lực của từng DNNN.
_ Nhà nước cần tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tiến tới việc các DN đều hoạt động theo một luật DN thống nhất, ngoại trừ một số lĩnh vực cần phải duy trì vai trị độc quyền nhằm duy trì theo đúng định hướng của Nhà nước.
_ Nhà nước phải xác định rõ, không nên nhầm lẫn các DNNN giữa mục tiêu và phương tiện. Đã gọi là DN thì mục tiêu phải là lợi nhuận chứ không phải là sở hữu. Để thu được lợi nhuận, thì cần phải giải phóng sức sáng tạo tối đa của các DN. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu nó gắn với sở hữu cá nhân.
4.2 Kiến nghị đối với Doanh Nghiệp:
DN nên áp dụng mơ hình quản trị hiện đại thơng qua việc tái cấu trúc DN, thay đổi cách thức điều hành, quản lý DN, cụ thể là:
_ Tái cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và nguồn nhân lực như chọn đúng người, giao đúng việc, phân biệt quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng…
_ Tái cơ cấu hệ thống quản trị bao gồm các cơ chế, chính sách, nội quy, các quy trình cơng việc…
_ Tái cơ cấu các hoạt động như xác định rõ sứ mệnh, mục tiêu hoạt động, chiến lược kinh doanh…
_ Tái cơ cấu các nguồn lực như cơ cấu danh mục tài sản, cơ cấu công nợ với khách hàng, cơ cấu các khoản vay và cho vay…
DN cần nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách:
_ Hoạch định, xây dựng chiến lược kinh doanh thích hợp.
_ Đổi mới sản phẩm theo nhu cầu của người tiêu dùng, thậm chí tạo ra nhu cầu cho người tiêu dùng bằng cách thực hiện việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D), thiết kế sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm mới vì ngày nay các sản phẩm nói chung thường có vịng đời tương đối ngắn, áp dụng cơng nghệ phù hợp nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng với chi phí thấp nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
_ Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. DN có thể kết hợp với các DN khác thông qua hệ thống đại lý, liên doanh, mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở những nơi có nhu cầu để mở rộng tối đa thị phần cho sản phẩm của mình. Mặt khác, DN cũng phải tích cực mở cửa, liên doanh, liên kết với DN nước ngồi vì kinh nghiệm của các DN lớn thành đạt trên thế giới cho thấy rằng khơng có một DN nào đủ sức bao trùm mọi thế mạnh của ngành.
_ Tận dụng triệt để các kênh huy động vốn, không nên coi thường các tổ chức tài chính của Việt Nam mặc dù các tổ chức này có thể tiềm lực chưa lớn nhưng nguồn vốn cũng không phải là nhỏ và vẫn đang bỏ ngỏ chờ các dự án có hiệu quả để cho vay.
Các DN nên khai thác tối đa thế mạnh của mình, tận dụng, nắm bắt kịp thời, triệt để những cơ hội mà mình có được vì đơi khi những thách thức, khó khăn của DN này lại là lợi thế của DN khác.
Các DN đã cổ phần nên tham gia vào thị trường chứng khốn, vì đây là kênh huy động vốn hấp dẫn. Việc tham gia vào thị trường này sẽ giúp các DN lành mạnh hóa nguồn tài chính và phải ln tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh nếu muốn các NDT quan tâm và ủng hộ.
Các DN cũng cần dám đầu tư để có thơng tin thị trường và thơng tin về đối thủ để có những quyết sách đầu tư đúng đắn, những quyết sách này phải có tầm nhìn dài hơi, phải đủ linh hoạt và đủ năng lực thực hiện cho dù có phải hi sinh lợi ích trong ngắn hạn.
Tóm tắt Chương 4:
Chương này đưa ra những nhận xét, đánh giá về hai vấn đề chính sau: _ Đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của hai nhóm DNNN và CTCP theo các yếu tố ngành nghề hoạt động và quy mơ hoạt động. Từ đó, đưa ra đánh giá về kết quả kinh doanh chung của hai nhóm này. Kết quả là nhóm CTCP có kết quả kinh doanh tốt hơn nhóm DNNN.
_ Đánh giá về kết quả kinh doanh của nhóm có tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước khác nhau. Kết quả cho thấy nhóm có tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước dưới 30% có kết quả kinh doanh cao nhất so với hai nhóm có tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước từ 30% đến 50% và trên 50%.
Từ các kết quả đánh giá trên, Chương này cũng đưa ra những kiến nghị đối với cả hai phía Nhà nước và Doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
CPH DNNN không phải là đề tài mới mẻ, thậm chí nó được đề cập rất nhiều trong các cuộc hội thảo và được đem thảo luận trên nhiều mặt báo. Q trình CPH bản thân nó khơng xấu mà thậm chí nếu thực hiện đúng và tích cực sẽ tạo ra những chuyển biến lớn, góp phần cải thiện nền kinh tế quốc dân, tăng sức cạnh tranh kinh tế quốc tế. Ngược lại, nếu thực hiện không đúng cách CPH trở thành con dao hai lưỡi, nó sẽ để lại những hậu quả nặng nề như những bài học kinh nghiệm CPH ở Nga mang lại.
CPH trong nền kinh tế thị trường cũng chịu những tác động, diễn biến lên xuống của thị trường. Điều này là hết sức bình thường và mang tính chu kỳ. Vì vậy các DN CPH không nên lạc quan hay bi quan quá mức. Quan trọng nhất là phải định hướng hành động để tận dụng được lợi thế tuyệt đối của DN mình, phải tập khả năng tiên liệu, dự phòng được những biến cố trong tương lai. Kết quả kinh doanh có thể cao hay thấp cũng là chuyện đương nhiên, quan trọng là DN phải tìm được cách tiết giảm chi phí, song khơng có nghĩa là cắt giảm tùy tiện mà phải có phương pháp phù hợp với đặc thù của DN mình.
Ở Việt Nam ngồi những thành quả mà CPH mang lại, thì bên cạnh cũng cịn khơng ít những trở ngại của hậu CPH mà DN đang phải đối đầu. Vì vậy, việc quan trọng là phải tiến hành sau CPH như thế nào hay chính xác hơn là việc xác lập hình thức sở hữu như thế nào cho phù hợp mà vẫn phát huy được tối đa hiệu quả của DN? Đó cũng là một trong những câu hỏi mà đề tài “CPH DNNN và kết quả kinh doanh ở Việt Nam” muốn đem ra thảo luận với một mong muốn là CPH ở Việt Nam phải thực sự đi vào thực chất, triệt để, vững chắc và có hiệu quả hơn.
Đóng góp chính của nghiên cứu:
Đóng góp về mặt lý thuyết:
Khẳng định thêm quan hệ sở hữu có ảnh hưởng tới KQKD của DN.