Hệ thống các chủ trương, chính sách về CPH DNNN và những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và kết quả kinh doanh ở việt nam (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA DNNN

1.3.3 Cổ phần hóa ở Việt Nam:

1.3.3.1 Hệ thống các chủ trương, chính sách về CPH DNNN và những

điểm nổi bật:

Tinh thần CPH của Nhà nước ta đã được thảo luận, đề cập và hướng dẫn thực thi thông qua từ các nghị quyết, quyết định, chỉ thị đến nghị định trong suốt khoảng thời gian từ 1992 đến nay như sau:

Các nghị quyết của Nhà nước về cổ phần hóa:

Chủ chương CPH DN của Nhà nước đã được đề cập từ nhiều kỳ hội nghị và tinh thần này ngày càng được khẳng định qua các nghị quyết:

Nghị quyết hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành Trung Ương Đảng Khóa VII tháng 11 năm 1991 đã ghi rõ: “Chuyển một số DN quốc doanh có điều

kiện thành CTCP và thành lập một số công ty quốc doanh cổ phần mới, phải làm thí điểm chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trước khi mở rộng trong phạm vi thích hợp”.

Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa VIII ngày 26/12/1991 về nhiệm vụ

phát triển kinh tế xã hội 5 năm từ 1991 đến 1995 đã viết: “Thí điểm việc CPH một số cơ sở kinh tế quốc doanh để rút kinh nghiệm và có thêm nguồn vốn phát triển”.

Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII tháng 11/1994 đã đề cập mục tiêu cổ phần là nhằm thu hút thêm vốn cho DN.

Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 173/1995 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi

mới để phát huy vai trị của DNNN cũng đã ghi: “Tùy tính chất loại hình DNNN mà tiến hành bán một số tỷ lệ cổ phần cho CBCNV chức, … và cá nhân ngoài DN.”

Các quyết định và chỉ thị về cổ phần hóa:

Quyết định số 143/HĐBT ngày 10/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về tổng

kết thực hiện Quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987 Nghị định 50/HĐBT ngày 20/3/1988 và Nghị định 98/HĐBT ngày 2/6/2988 về làm thử việc tiếp tục đổi mới quản lý xí nghiệp quốc doanh thành CTCP đối với một số ít các xí nghiệp có đủ điều kiện và tiêu biểu.

Quyết định 202/CT ngày 8/6/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về tiếp tục thí

Quyết định 203/CT ngày 8/6/1992 đã chọn 7 DNNN do Chính phủ chỉ đạo

thí điểm và giao nhiệm vụ cho mỗi Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chọn từ 1 đến 2 DN thí điểm chuyển thành CTCP.

Chỉ thị số 84/TTg ngày 4/3/2993 của Thủ tướng chính phủ về việc xúc tiến

thực hiện thí điểm CPH DNNN và các giải pháp đa dạng hóa hình thức sở hữu đối với các DNNN đã nêu: “CPH chưa kết hợp chặt chẽ với sắp xếp DN, đặc biệt là DN gặp khó khăn, trong khi sắp xếp, thiên về giải thể hơn là áp dụng hình thức đa dạng hóa sở hữu”.

Thống kê và sự khác biệt của các nghị định về cổ phần hóa:

Nghị định 28/CP tháng 5/1996 về chuyển DNNN thành CTCP. Đây là nghị

định đầu tiên quy định một cách tương đối đồng bộ về các chính sách đối với DNNN cổ phần hóa. Nghị định này được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 25/CP ngày 26/3/1997.

Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 ra đời nhằm thay thế Nghị định

28/CP tháng 5/1996 về chuyển DNNN thành CTCP. So với nghị định 28/CP thì nghị định 44/1998/NĐ-CP đã tạo ra sự hấp dẫn đối với người lao động, thủ tục, trình tự rõ ràng hơn, có sự phân cơng trách nhiệm cụ thể, tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương và DN dễ dàng triển khai thực hiện việc CPH DN. Những điểm mới đó cụ thể là:

+ Về hình thức cổ phần hóa: ngồi ba hình thức như (1) giữ nguyên giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại DN và phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn; (2) bán một phần giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại DN; (3) tách một bộ phận của DN đủ điều kiện để cổ phần hóa, nay bổ sung thêm một hình thức CPH mới, đó là bán tồn bộ giá trị hiện có thuộc vốn Nhà nước tại DN để chuyển thành CTCP.

+ Về xác định giá trị DN: Giá trị thực tế của DN có mức vốn Nhà nước tại thời điểm CPH mà người mua và người bán cổ phần đều chấp nhận được, có nghĩa là phải theo giá thị trường. Lợi thế kinh doanh như vị trí địa lý, mặt hàng …

chỉ được thêm tối đa 30% vào giá trị thực tế của DN.

+ Về giới hạn quyền quyết định giá trị DN: Bộ trưởng Bộ tài chính có

quyền quyết định giá trị DN có mức vốn Nhà nước tại thời điểm CPH là hơn 10 tỷ

đồng, Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị các Tổng công ty 91 quyết định giá trị DN có mức

+ Về chính sách đối với người lao động: Nghị định 28/CP thực hiện chính sách cấp khơng một số cổ phiếu để hưởng cổ tức, nhưng không được chuyển nhượng và chính sách cho vay trả lãi chậm với lãi suất trong thời gian 5 năm, tổng mức mua chịu không quá 15 đến 20% giá trị DN. Nghị định 44/CP đã thay bằng chính sách bán giảm giá 30% đối với số cổ phần được mua với giá ưu đãi

cho người lao động, số cổ phần ưu đãi tính theo thâm niên cơng tác. Cứ 1 năm làm việc cho Nhà nước được mua tối đa 10 cổ phần, trị giá mỗi cổ phần là 100.000 đồng nhưng chỉ phải trả 70.000 đồng. Người lao động có quyền sở hữu cổ phần của mình và có thể chuyển nhượng.

+ Về tổ chức thực hiện: Quyết định thành lập Ban đổi mới quản lý DN

Trung ương đã giúp Thủ tướng chính phủ tập trung chỉ đạo quá trình đổi mới DN và CPH DNNN. Ban đổi mới quản lý DN cũng được thành lập tại các Bộ, ngành Trung ương, các UBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng công ty 91.

Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 thay thế Nghị định

44/1998/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển DNNN thành CTCP có điểm mới về quy định: Việc bán cổ phần lần đầu ra bên ngoài của các DN CPH phải theo phương thức đấu giá cổ phần và phải bảo đảm nguyên tắc công khai, công bằng, minh bạch và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia. Phương thức bán đấu giá cổ phần công khai đã tạo cơ hội bước đầu cho các NDT tham gia mua cổ phần, đã khắc phục được tình trạng bán cổ phiếu chỉ cho những người thân quen, thu hút được chất xám từ NDT bên ngoài tham gia quản lý DN, và đây cũng là phương thức xác định giá trị DN theo cơ chế thị trường nhằm đảm bảo việc bán tài sản Nhà nước theo đúng giá trị.

Nghị định 187/2004/NĐ-CP thay thế nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 về chuyển công ty Nhà nước thành CTCP. Nghị định 187 được đánh

giá là tiến bộ bởi tăng cường tính quản lý cơng bằng, cơng khai, minh bạch: + Về xác định giá trị DN: Nghị định 64 áp dụng cơ chế Hội đồng nên không tránh khỏi sự thiếu khách quan. Ngoài ra, Hội đồng định giá thiếu tính chuyên nghiệp làm ảnh hưởng tới thời gian và kết quả định giá.

+ Về phương pháp quản lý: Nghị định 187 có phương pháp quản lý tốt hơn

thông qua việc thuê tư vấn định giá và đưa ra đấu giá công khai.

+ Về chính sách đối với người lao động: trước đây không cần đấu giá cũng cầm chắc được mua cổ phiếu bằng 70% mệnh giá sàn. Tuy nhiên theo quy định mới mặc dù được mua với giá ưu đãi giảm 40% so với đấu giá nhưng người lao

động lại không chắc chắn được việc giảm 40% như vậy có lợi hay thiệt so với quy định cũ.

Tuy nhiên sau hơn hai năm thực hiện, nghị định 187 cũng bộc lộ những vấn đề cần được sửa đổi, bổ sung, đó là:

+ Chưa bao quát được loại hình cơng ty mẹ, cơng ty TNHH một thành viên không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn. Đặc biệt, việc quy định bán giảm giá 20% so với đấu thầu bình quân cho các NDT chiến lược trong nước thể hiện phân biệt đối xử giữa các NDT trong nước và ngoài nước. Cách thức bán cổ phần lần đầu chỉ quy định phương thức duy nhất là bán đấu giá đã hạn chế đi sự đa dạng.

+ Chưa khuyến khích mở rộng tỷ lệ bán ra bên ngoài, chưa gắn kết CPH với việc niêm yết trên thị trường chứng khốn, nhằm đảm bảo tính minh bạch và tạo hàng hóa cho thị trường chứng khốn. Đặc biệt, việc xác định rõ trách nhiệm kiểm tra xử lý vi phạm trong việc sắp xếp, đổi mới DN và CPH cũng chưa được quy định cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và kết quả kinh doanh ở việt nam (Trang 33 - 36)