DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và kết quả kinh doanh ở việt nam (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA DNNN

2.1 DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC:

2.1.1 Đặc điểm DNNN:

Theo luật DNNN năm 1995, DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động cơng ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội do Nhà nước giao.

Tuy nhiên, qua tám năm thực hiện trong bối cảnh đẩy mạnh phát triển kinh tế nhiều thành phần, Luật DNNN năm 1995 đã bộc lộ những hạn chế và bất cập. Vì vậy, ngày 26/11/2003, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ tư đã thông qua Luật DNNN năm 2003 với những nội dung đổi mới cơ bản so với luật DNNN năm 1995. Theo luật DNNN năm 2003, “DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức cơng ty Nhà nước, cơng ty cổ phần, công ty TNHH". (Nguồn: Đảng Cộng

Sản Việt Nam).

Theo quan điểm trên, về khái niệm DNNN, có hai cách tiếp cận:

Cách tiếp cận thứ nhất từ giác độ sở hữu được xác định theo phần vốn góp: trên 50% của Nhà nước thì được coi là DNNN. Cách tiếp cận này mang tính cực đoan vì Nhà nước nắm trên 50% vốn góp của DN thì Nhà nước được quyết định những vấn đề chủ yếu của DN khơng có nghĩa DN này là của Nhà nước.

Cách tiếp cận thứ hai theo giác độ pháp lý: DN hoạt động theo luật nào thì được coi là DN luật đó. Theo đó, DN hoạt động theo luật DNNN thì được gọi là DNNN, cơng ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên hoạt động theo Luật DN thì khơng thể gọi là DNNN cho dù vốn của Nhà nước có chiếm 100%.

(Nguồn: Một số vấn đề cần tháo gỡ trong quá trình đổi mới DNNN của web Bộ tài chính: http://www.mof.gov.vn)

Để khắc phục những nhược điểm của Luật DNNN năm 2003, Luật DN năm 2005 ngày 29/11/2005 ra đời với tư cách là luật chung cho các loại hình DN, tạo tiền đề tiến tới hình thành một khung pháp lý, bình đẳng giữa các loại hình DN thuộc mọi thành phần kinh tế. Việc ban hành Luật DN năm 2005 đã giúp các DN Việt Nam có điều kiện hoạt động bình đẳng trong nền kinh tế thị trường và

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, Luật này vẫn hạn chế ở điều 166 như sau:

Khoản 1: Thực hiện theo lộ trình chuyển đổi hàng năm, nhưng chậm nhất trong thời hạn bốn năm kể từ ngày Luật có hiệu lực (1/7/2006), các công ty Nhà nước thành lập theo quy định của luật DNNN năm 2003 phải chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật này. Chính phủ quy định và hướng dẫn trình tự, thủ tục chuyển đổi.

Khoản 2: Trong thời hạn chuyển đổi, những quy định của Luật DNNN năm 2003 được tiếp tục áp dụng đối với DNNN nếu Luật này khơng có quy định.

(Trích theo Luật DN số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005).

2.1.2 Những ưu đãi và hạn chế ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các DNNN: các DNNN:

DNNN được hưởng rất nhiều ưu đãi từ phía Nhà nước, những ưu đãi đó là: _ Ưu đãi về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động: Các DNNN được độc quyền kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, được sử dụng những nguồn lực to lớn của đất nước như tài nguyên, đất đai và vốn đầu tư.

_ Ưu đãi về tín dụng: Theo Thủ tướng Chính phủ, các tập đồn, tổng cơng ty … có thể được vay tới 80% lượng vốn từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng. DNNN được Chính phủ vay hộ tiền để kinh doanh và đầu tư, hay được Nhà nước bảo lãnh cho các khoản vay của mình. Khi các khoản vay của DNNN vượt quá hạn mức an toàn của một hay một số ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì có lệnh của Chính phủ cho phép các ngân hàng đó vượt rào bằng cách cứu trợ, khoanh nợ, bơm thêm vốn…

_ Ưu đãi về cơ chế chủ quản. Mối quan hệ giữa DNNN và cơ quan chủ

quản là khá gần gũi. Đây là một trong những lợi thế tạo nên sức mạnh cho DNNN vì trong quá trình kinh doanh, DN thường dựa vào các mối quan hệ nhiều hơn là hệ thống pháp luật.

_ Ưu đãi về sản phẩm kinh doanh: Nhà nước ban hành sản phẩm, phương thức quản lý tài chính và chính sách ưu đãi đối với sản phẩm, dịch vụ cơng ích trong từng thời kỳ.

_ Ưu đãi về chính sách lao động: Nhà nước xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức kinh doanh cho người quản lý DNNN, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho

cán bộ quản lý Nhà nước đối với DNNN, đào tạo và xây dựng đội ngũ cơng nhân lành nghề.

DNNN cũng có rất nhiều các hạn chế như:

_ Kém năng động trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm: DNNN tỏ ra thụ động hơn hẳn các DN khác trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để tồn tại trong nền kinh tế thị trường, DN cần phải chịu khó tìm tịi, mở rộng quan hệ nhằm tìm kiếm thị trường trong và ngồi nước. Mặc dù thị trường trong nước là cần thiết, nhưng cũng không thể xem nhẹ thị trường nước ngồi vì đây là nơi để tiếp cận những thành tựu khoa học, phương thức quản lý kinh doanh tiến bộ, cũng như là thị trường tiềm năng cho việc tiêu thụ sản phẩm, nếu thành công sẽ mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận không nhỏ.

_ Kém năng động trong việc huy động vốn: DNNN có yếu điểm trong vấn đề này xuất phát từ tâm lý trơng chờ vào tín dụng của Nhà nước, vào tín dụng ưu đãi, vào vốn vay của các ngân hàng thương mại quốc doanh, thiếu hẳn cách nhìn mới về phương thức huy động vốn, nhất là vốn trong dân.

_ Ngành nghề, sản phẩm sản xuất kinh doanh bị hạn chế: Ngành nghề hoạt động kinh doanh của các DNNN bị chi phối bởi Nhà nước thông qua việc ban hành sản phẩm, phương thức quản lý tài chính và chính sách ưu đãi đối với sản phẩm, dịch vụ trong từng thời kỳ.

_ Tình trạng nợ quá hạn: DNNN đang là gánh nặng của nhiều ngân hàng do tình trạng nợ vay quá hạn. Điều này được thể hiện qua phát biểu của Thống đốc ngân hàng Nhà nước trong một cuộc phỏng vấn với Vnexpress: Ngân hàng cần phải được tôn trọng như một DN hoạt động kinh doanh. Do đó, khơng thể buộc ngân hàng gánh vác thay Chính phủ về các trách nhiệm xã hội, và luật không thể buộc ngân hàng phải cho vay thiếu an toàn với DNNN- khu vực chiếm dụng vốn rất lớn của các tổ chức tín dụng.

_ Cơ chế Bộ chủ quản, Tỉnh chủ quản. Các DNNN vẫn cịn hoạt động theo cơ chế có cơ quan chủ quản. Cơ chế này là con dao hai lưỡi đối với DN. Trong nền kinh tế thị trường thì cơ chế này tỏ ra khơng cịn phù hợp.

_ Tình trạng chảy máu chất xám. Với cơ chế tập trung bao cấp, Các DNNN không những không thu hút được nhân sự cho DN mình, mà ngược lại thường xuyên xảy ra tình trạng chảy máu chất xám, không giữ được chân người tài do đã không tạo được động lực khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng trong DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và kết quả kinh doanh ở việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)