CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kiến nghị đối với Nhà nước:
Mặc dù sở hữu Nhà nước có vai trị to lớn trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội nhưng cơ chế cũ là rào cản cho tăng trưởng kinh tế, vì vậy cần có sự đổi mới về nhận thức và tư duy. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường là vận động theo quy luật khách quan, thị trường là căn cứ để phân bổ các nguồn lực xã hội, các chủ thể kinh doanh bình đẳng, gắn liền với mỗi loại hình sở hữu khác nhau. Trong cơ cấu sở hữu, sở hữu tư nhân và sở hữu Nhà nước có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Vì vậy, cần phải xác lập phạm vi sở hữu Nhà nước phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cụ thể là:
_ Để định hướng trong việc phát triển kinh tế xã hội theo đường lối của Đảng, Nhà nước cần thiết phải có mặt ở những lĩnh vực quan trọng liên quan đến chính trị, quốc phịng, an ninh những ngành mới, cơng nghệ cao nhằm điều tiết nền kinh tế và thực hiện chính sách xã hội, tuy nhiên Nhà nước khơng nên can thiệp hoặc rút dần khỏi những ngành cạnh tranh.
_ Để quản lý chặt chẽ và hiệu quả hoạt động của Nhà nước trong các doanh nghiệp thông qua tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước, người làm luật cần thiết phải xây dựng thể chế nhằm quy định trách nhiệm trong việc quản lý nguồn thu nhập từ sở hữu Nhà nước thông qua hệ thống thuế, đấu giá quyền sử dụng đất, tài nguyên, phân phối lợi nhuận và tái đầu tư vào khu vực Nhà nước, cơng khai hóa và giám sát việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
Để đảm bảo tài sản của Nhà nước vừa được bảo vệ nhưng vẫn thu được phần lợi ích tương xứng từ việc sử dụng tài sản này. Nhà nước cần có những biện pháp đối với chủ thể sử dụng sở hữu Nhà nước như sau:
_ Đào tạo đội ngũ cán bộ, những người là chủ thể trực tiếp sử dụng sở hữu Nhà nước có trình độ, có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt nhằm điều hành, sử dụng và quản lý nguồn lực của Nhà nước một cách có hiệu quả.
_ Xác định và tuyển chọn chính xác các chủ thể có khả năng sử dụng tài sản của mình với hiệu quả cao nhất.
_ Thiết lập các quan hệ hành chính, pháp lý, kinh tế giữa Nhà nước và chủ thể thơng qua các hình thức, thể chế thích hợp như luật, hợp đồng, quy chế. Nội dung các thể chế này phải thể hiện rõ quyền hạn, trách nhiệm, lợi ích của cả hai bên sao cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được quy định.
_ Ban hành quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả của DNNN.
_ Xây dựng bộ máy tư pháp đủ mạnh, công khai, minh bạch, quy định rõ các điều kiện ràng buộc cũng như quyền lợi được hưởng đối với chủ thể sử dụng tài sản và nguồn vốn của Nhà nước.
Công tác cổ phần hóa đã quan trọng nhưng việc thực hiện sau CPH lại càng quan trọng hơn vì nó sẽ quyết định sự sống cịn của mỗi DN. Vì vậy, trong quá trình thực hiện CPH địi hỏi cả hai phía DN và Nhà nước đều phải hết sức tỉnh táo và thận trọng, trong đó vai trị và nhiệm vụ mà Nhà nước cần làm là:
_ Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ và hoàn chỉnh.
_ Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cần chi phối.
_ Hoàn thiện cơ chế chính sách. Việc hồn thiện cơ chế chính sách, hệ thống tổ chức quản lý phải theo hướng tạo điều kiện cho các DNNN hoạt động có hiệu quả, bình đẳng trong cơ chế thị trường và thực hiện được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng thực hiện được chức năng quản lý Nhà nước theo luật định.
_ Đổi mới cơ chế quản lý cần tiến hành theo hướng tăng cường quyền tự chủ về tài chính, đầu tư, quyết định nhân sự và phát huy nội lực của từng DNNN.
_ Nhà nước cần tạo lập mơi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tiến tới việc các DN đều hoạt động theo một luật DN thống nhất, ngoại trừ một số lĩnh vực cần phải duy trì vai trị độc quyền nhằm duy trì theo đúng định hướng của Nhà nước.
_ Nhà nước phải xác định rõ, không nên nhầm lẫn các DNNN giữa mục tiêu và phương tiện. Đã gọi là DN thì mục tiêu phải là lợi nhuận chứ không phải là sở hữu. Để thu được lợi nhuận, thì cần phải giải phóng sức sáng tạo tối đa của các DN. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu nó gắn với sở hữu cá nhân.