Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kiểm soát quy trình cho vay tại ngân hàng liên doanh shinhanvina (Trang 62 - 67)

2.3 Đánh giá về chất lượng kiểm sốt quy trình cho vay tại Ngân hàng ShinhanVina

2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân

Thứ nhất, nhân sự thiếu ổn định

Trong những năm vừa qua, tại ShinhanVina cĩ sự thay đổi lớn về nhân sự cả ở cấp quản lý lẫn nhân viên. Nguyên nhân chính là do sự tổ chức nhân sự chưa hợp lý và cách thức hoạt động của Ngân hàng chưa hiệu quả. Vì là ngân hàng liên doanh giữa một ngân hàng Thương Mại Cổ Phần trong nước và một tập đồn tài chính Hàn Quốc, tổng giám đốc là người Hàn Quốc nên văn hĩa của ngân hàng mang đậm tính chất Hàn Quốc, cĩ sự phân biệt đối xử giữa cấp trên với cấp dưới. Bên cạnh đĩ,

do vốn gĩp 50% của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và 50% của tập đoàn

Shinhan Hàn Quốc nên việc bất đồng ý kiến giữa các thành viên trong Hội đồng quản trị trong các vấn đề liên quan đến quyền lợi của các bên cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Cụ thể trong khoản thời gian từ cuối năm 2007 và đầu năm 2008, nhân sự của phịng tín dụng tại Hội sở là 15 người. Trong khoản thời gian này đã cĩ 6 người nghỉ việc trong đĩ cĩ 1 trưởng phịng, 3 kiểm sốt viên cao cấp và 2 nhân viên. Việc thay đổi nhân sự này đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động của phịng tín dụng, gây hoang mang trong nhân viên dẫn đến hiệu quả cơng việc khơng cao và để lại nhiều sơ suất trong cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng trong q trình bàn giao hồ sơ.

Thứ hai, việc tổ chức nhân sự phịng tín dụng chưa đạt hiệu quả cao, thời gian phê

duyệt hồ sơ của chi nhánh tại Hội sở kéo dài

Hiện nay, việc tổ chức nhân sự tại phịng tín dụng của Ngân hàng ShinhanVina theo mơ hình tổ chức nhân sự cũ của Ngân hàng Ngoại Thương. Hồ sơ vay được phân cho một nhân viên đảm trách từ khâu tiếp xúc khách hàng, thẩm định, hoàn tất thủ tục cơng chứng thế chấp tài sản, giải ngân, theo dõi thu nợ đến hạn. Việc tổ chức này tuy thuận lợi trong việc theo dõi hồ sơ vay nhưng chưa thể hiện tính chuyên nghiệp, dễ xảy ra sơ xuất mang tính chủ quan vì một nhân viên phải thực hiện nhiều bước trong quy trình tín dụng và thời gian xử lý hồ sơ chậm vì

một nhân viên thường phụ trách nhiều hồ sơ. Bên cạnh đĩ, việc bố trí một nhân viên phụ trách tất cả các khâu của quy trình tín dụng dễ dẫn đến tiêu cực trong cơng tác thẩm định hồ sơ vay, ảnh hưởng lớn đến cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng trong Ngân hàng.

Ngồi ra, thời gian phê duyệt hồ sơ của chi nhánh tại Hội sở kéo dài. Sơ đồ phê duyệt hồ sơ vay vốn tại các chi nhánh ShinhanVina như sau:

Hình 2.5: Quy trình phê duyệt hồ sơ tại chi nhánh Ngân hàng ShinhanVina

Nếu khoản vay lớn hơn 100.000 USD, hồ sơ sau khi được chi nhánh phê duyệt xong phải được trình lên Hội sở để tái thẩm định và phê duyệt. Việc tái thẩm định tại Hội sở lại lặp lại cơng việc của Chi nhánh, chưa mang ý nghĩa thẩm định lại chứ khơng phải thẩm định ban đầu gây lãng nhiều thời gian, cản trở việc giải ngân

Thu thập thơng tin từ khách hàng, thẩm định, làm tờ trình, đưa ra đề

xuất về khoản vay

Kiểm tra lại thơng tin, số liệu tờ trình, đưa ra đề xuất về khoản vay

Xem xét nội dung tờ trình, đưa đề xuất về khoản vay

Phê duyệt khoản vay Nhân viên tín dụng Kiểm sốt viên tín dụng Trưởng phịng tín dụng Ban giám đốc

kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng. Mặt khác, việc tái thẩm định chưa đạt hiệu quả trong vấn đề đánh giá lại khoản vay, tránh rủi ro trong quá trình cho vay và thu hồi vốn, ảnh hưởng đến quá trình kiểm sốt rủi ro tín dụng. Ngồi ra, việc tái thẩm định khoản vay tại Hội sở thường kéo dài từ 2 đến 3 tuần (thời gian xét duyệt tại chi nhánh thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần, tổng cộng thời gian duyệt hồ sơ kéo dài từ 3 đến 5 tuần), làm chậm quá trình giải ngân cho khách hàng, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng.

Quy trình tái thẩm định, phê duyệt hồ sơ của Chi nhánh tại Hội sở như sau:

Hình 2.6: Quy trình tái thẩm định, phê duyệt hồ sơ của Chi nhánh tại Hội sở

Sau khi nhận hồ sơ vay vốn của chi nhánh gửi lên, tiến hành làm lại tờ trình, đưa ra nhận định, đề xuất riêng

của mình

Kiểm tra lại thơng tin, số liệu tờ trình, đưa ra đề xuất về khoản vay

Xem xét tờ trình, đưa đề xuất về khoản vay

Phê duyệt khoản vay Nhân viên tín dụng Hội Sở Kiểm sốt viên tín dụng Hội sở Trưởng phịng tín dụng Hội sở Ban tổng giám đốc

Thứ ba, buơng lỏng trong việc tuân thủ quy trình tín dụng

Như đã đề cập trong phần quy trình tín dụng mục 2.2.1.2, hiện nay tại ShinhanVina tuy quy trình tín dụng đã quy định rõ trình tự các bước trong q trình cấp tín dụng cho khách hàng nhưng việc tuân thủ chưa được chấp hành nghiêm túc dẫn đến việc đánh giá khách hàng chưa xác thực, chính xác nhằm tuyên đốn các rủi ro cĩ thể xảy ra khi cấp tín dụng cho khách hàng. Đồng thời, việc cho phép giải ngân trước khi hoàn thành thủ tục cơng chứng tài sản thế chấp tạo nên sự sơ hở về hồ sơ pháp lý cho tài sản thế chấp dẫn đến việc mất quyền phát mãi tài sản trong trường hợp phải thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi vốn vay. Điều này tiềm ẩn rủi ro về khả năng thu hồi vốn cho vay, ảnh hưởng đến kiểm sốt rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Thứ tư, việc theo dõi, phê duyệt hồ sơ thủ cơng chưa chuyên nghiệp và khoa học

Hiện tại việc theo dõi khoản vay trên hệ thống mạng tại ShinhanVina mới chỉ dừng lại ở việc đăng ký nội dung khoản vay, theo dõi lãi hàng tháng và vốn gốc phải trả. Việc theo dõi quá trình phê duyệt, các điều lưu ý về khoản vay chưa được theo dõi trên hệ thống thống thơng tin nội bộ (mạng nội bộ) của Ngân hàng. Đặc biệt là tài sản đảm bảo chưa được theo dõi chặt chẽ trên mạng nội bộ. Điều này đã gây cản trở khơng ít trong việc theo dõi khoản vay của các bộ phận và của các cấp quản lý. Khi truy cập khoản vay trên mạng nội bộ, cấp quản lý khơng biết tình trạng khoản vay đang ở giai đoạn nào và khơng biết ý kiến phê duyệt của từng cấp. Do đĩ các cấp quản lý muốn xem lại hồ sơ vay phải hỏi lại nhân viên tín dụng trực tiếp quản lý khoản vay hoặc xem lại hồ sơ phê duyệt.

Thứ năm, việc theo dõi biến động của tài sản thế chấp chưa chặt chẽ, khoa học và

việc lưu trữ giấy tờ tài sản thế chấp chưa an tồn

Việc theo dõi biến động của tài sản thế chấp rất quan trọng vì thường kéo dài suốt thời gian của khoản vay. Đối với những khoản vay trung, dài hạn, tài sản này được thế chấp cho ngân hàng khoảng từ 3 đến 5 năm tùy thuộc vào thời gian của khoản vay. Vì vậy việc theo dõi biến động của tài sản rất quan trọng vì giá trị tài sản

thường tính giảm do phải trừ phần khấu hao theo thời gian chưa kể sự biến động của yếu tố giá trên thị trường. Tuy nhiên, tại ShinhanVina, việc theo dõi các tài sản này chỉ dừng lại ở việc theo dõi trên giấy tờ do nhân viên phụ trách khoản vay đảm nhiệm. Tài sản thế chấp chưa được cập nhật cĩ hệ thống và cập nhật giá trị thay đổi thường xuyên. Việc chậm cập nhật giá trị tài sản đảm bảo cĩ thể gây thất thốt cho Ngân hàng trong trường hợp thanh lý tài sản thế chấp vì tại thời điểm thanh lý, giá trị tài sản đã giảm mạnh so với giá trị định giá ban đầu.

Thêm vào đĩ, mặc dù tại ShinhanVina cĩ quy định bản gốc giấy tờ tài sản thế chấp phải được cất giữ trong kho đặc biệt của ngân hàng chống cháy nổ, chống trộm. Tuy nhiên, do hay sử dụng trong việc làm hồ sơ cơng chứng tài sản thế chấp, nhân viên tín dụng phụ trách hồ sơ thường cất giữ các giấy tờ này tại ngăn tủ riêng và chưa được kiểm sốt chặt chẽ. Cuối ngày các giấy tờ này chưa được tập trung lưu giữ tại kho đặc biệt chống cháy nổ, chống trộm của ngân hàng. Do đĩ, rủi ro thất lạc, hư hỏng các giấy tờ này rất lớn.

KẾT LUẬN

Chương 2 thể hiện tình hình thực tế về hoạt động của Ngân hàng ShinhanVina đồng thời chú trọng nhấn mạnh vào hoạt động tín dụng và thực trạng kiểm sốt rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh ShinhanVina. Dựa trên thực tế đĩ, quan trọng nhất, chương này đưa ra những tồn tại trong cơng tác kiểm sốt rủi ro tín dụng cũng như nguyên nhân của các tồn tại này là cơ sở để áp dụng những giải pháp phù hợp sẽ được đề cập ở chương tiếp theo

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM SỐT QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH SHINHANVINA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kiểm soát quy trình cho vay tại ngân hàng liên doanh shinhanvina (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)