Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ ở tỉnh long an (Trang 25 - 29)

1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

1.2.2.1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ gồm có hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc và hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.

™ Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thông qua các bộ phận chức năng:

- Định phí bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cần xác định được giá bán sản phẩm trước khi cung cấp ra thị trường, cơng việc đó được gọi là định phí bảo hiểm. Việc định phí bảo hiểm được thực hiện bởi các định phí viên, những người này có trách nhiệm tính tốn và đưa ra mức phí (tỷ lệ phí) cho từng loại sản phẩm.

Cơ sở định phí bảo hiểm:

Luật số lớn trở thành cơ sở kỹ thuật quan trọng của bảo hiểm bởi vì nó chỉ ra rằng việc không thể tiên liệu sự cố cho mỗi trường hợp riêng lẻ nay trở thành có thể tiên liệu khi kết hợp số lớn các trường hợp tương đồng. Như vậy, người bảo hiểm có thể đảm bảo một rủi ro hoàn toàn bấp bênh, bất trắc đối với người được bảo hiểm. Vấn đề đặt ra là để tính tốn được xác suất biến cố được bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm phải dựa trên việc thực hiện công việc thống kê một cách khoa học.

Thống kê cung cấp cho người bảo hiểm con số về các lần rủi ro đã xảy ra trong quá khứ và giá trị của tổn thất. Trên cơ sở đó, người bảo hiểm có thể dự báo

được mức độ phải chi trả cho các rủi ro trong tương lai và tương ứng là số phí bảo hiểm phải đóng từ người tham gia bảo hiểm.

Giả sử trong một thời kỳ đủ dài, quan sát và thống kê trên N đối tượng (N người tham gia ) chịu tác động của cùng một rủi ro X (biến cố X). Số lần xuất hiện biến cố X là n. Tổng giá trị tổn thất là S.

Số lượng biến cố n Tần suất xuất hiện biến cố F =----------------------- = ------- Kích thước mẫu N Tổng giá trị tổn thất S

Tổn thất trung bình C =------------------------------- = -------- Số lần xuất hiện n

Như vậy, trong kỳ đó nếu cùng tham gia chia sẻ tổn thất thì mỗi người phải đóng góp một khoản là:

S S n

P = -------- = --------- x ------- = C x F N n N

Nếu N đối tượng tiếp tục hoạt động đó trong tương lai và giả định rằng các điều kiện tác động đến rủi ro X khơng thay đổi thì mỗi người có thể đóng góp một khoản P tương tự ngay từ đầu kỳ.

Tương tự dựa trên kết quả thống kê kinh nghiệm về rủi ro trong quá khứ, đồng thời phân tích những biến động có thể có trong tương lai, người bảo hiểm có thể dự báo xác suất và mức trầm trọng của rủi ro. Từ đó tính tốn được mức đóng góp (phí bảo hiểm) của từng người tham gia bảo hiểm. Phí bảo hiểm được xác định chính xác hay khơng tuỳ thuộc vào dự báo có chính xác hay khơng. Mức độ chính

xác của dự báo phụ thuộc vào kích thước của mẫu thống kê, thời gian quan sát và việc nhận dạng chính xác các yếu tố tác động.

Trong quá trình hoạt động lâu dài, người bảo hiểm phải theo dõi thường xuyên sự biến động của các yếu tố thống kê nhằm điều chỉnh khi cần thiết phí bảo hiểm cho phù hợp với thực tế diễn biến rủi ro tổn thất.

Riêng đối với các nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc thì phí bảo hiểm do Nhà nước quy định.

- Khai thác bảo hiểm

Việc khai thác bảo hiểm ở các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là quá trình đánh giá rủi ro và ra quyết định về việc chấp nhận hay không chấp nhận rủi ro hoặc chấp nhận rủi ro ở mức độ nào.

Quá trình đánh giá rủi ro có thể thực hiện sơ bộ qua khai thác viên hoặc chuyển cho bộ phận đánh giá rủi ro chuyên nghiệp của doanh nghiệp, có thể đánh giá rủi ro theo từng nghiệp vụ sản phẩm riêng biệt.

Sau khi đánh giá rủi ro và chấp nhận rủi ro đó, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ sẽ tiếân hành cấp đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm.

Bên cạnh kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối qua trung gian đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ln giữõ vai trị quan trọng.

o Hoạt động đại lý bảo hiểm

Hoạt động đại lý bảo hiểm là hoạt động giới thiệu chào bán sản phẩm bảo hiểm, giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.

Đại lý bảo hiểm là người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền, đại diện doanh nghiệp bảo hiểm chào bán sản phẩm bảo hiểm và được hưởng thù lao từ kếât quả kinh doanh (hoa hồng đại lý bảo hiểm). Phạm vi cung cấp sản phẩm của đại lý thường là những nghiệp vụ đơn giản và phổ biến

o Hoạt động môi giới bảo hiểm

Hoạt động môi giới bảo hiểm là việc cung cấp thông tin tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các điều kiện có liên quan đến việc đàm phán và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.

Môi giới bảo hiểm phi nhân thọ là người được người được bảo hiểm ủy quyền, có nhiệm vụ tìm kiếm trong số các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang hoạt động trên thị trường một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đảm bảo cung cấp bảo hiểm với sự tương thích tốt nhất giữa phí bảo hiểm và chất lượng dịch của doanh nghiệp bảo hiểm đó.

Thu nhập chính của mơi giới là từ hoạt động bảo hiểm, do bên mua bảo hiểm và/hoặc doanh nghiệp bảo hiểm chi trả. Nhà bảo hiểm mơi giới phải có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp như một điều kiện đăng ký hành nghề.

- Giải quyết các khiếu nại chi trả bồi thường

Khi có khiếu nại yêu cầu giải quyết từ phía khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ sẽ tiến hành thực hiện các công việc xác minh, xác định tổn thất và giải quyết quyền lợi trong phạm vi trách nhiệm đã cam kết trong hợp đồng.

Việc giải quyết khiếu nại trong những trường hợp phức tạp có thể cần đến sự tham gia của các tổ chức giám định độc lập hoặc sự can thiệp của cơ quan pháp luật.

- Các hoạt động khác

Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh khác, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cũng có các hoạt động như Marketing, nhân sự, tài chính-kế tốn, pháp lý, dịch vụ khách hàng, hệ thống thông tin, giám sát. Tuy nhiên, do đặc thù riêng của ngành nên hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải có những qui định riêng cho hoạt động kinh doanh như việc trích lập dự phịng, chi trả hoa hồng, giám định tổn thất, đề phòng hạn chế tổn thất.

™ Hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm

Tái bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó một tổ chức bảo hiểm chuyển cho một tổ chức bảo hiểm khác một phần rủi ro mà tổ chức đó đã chấp nhận bảo hiểm.

Kinh doanh tái bảo hiểm bao gồm:

- Chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác;

- Nhận bảo hiểm lại một phần hay toàn bộ trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ ở tỉnh long an (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)