2 .1Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM
2.4 Nguy cơ cũng là thách thức của HDBank
2.4.1Nguy cơ từ mơi trường vĩ mơ
Đây chính là nguy cơ không chỉ đối với các ngân hàng thương mại mà là với tất cả các
doanh nghiệp, và ngay cả bản thân mỗi người dân Việt Nam. Tốc độ phát triển kinh tế và sự hội nhập kinh tế quá nhanh của Việt Nam khiến bộ máy lãnh đạo đất nước
không theo kịp tốc độ phát triển , luôn ra các quyết định theo sau thị trường. Nếu như năm 2006, thị trường chứng khoán phát triển q nóng thì ngay sau đó đã có chỉ thị 03 rồi quyết định 03 làm cho thị trường chứng khoán “xẹp” ngay lập tức. Năm 2007, do thị trường chứng khốn bị kìm hãm làm cho thị trường bất động sản bùng phát, và các “đơn thuốc ” cực mạnh đã được kê ra : các ngân hàng thương mại phải rà soát và báo cáo lại toàn bộ dư nợ cho vay bất động sản, hạn chế cho vay mua bất động sản, bắt buộc ngân hàng mua tín phiếu bắt buộc (hơn 20 000 tỷ đồng), thăm dò dư luận các sắc thuế lũy tiến về sở hữu bất động sản, hậu quả là thị trường bất động sản lập tức “băng giá” ở một vài phân khúc… Thị trường chứng khoán và bất động sản giống như bình thơng nhau, phát triển hài hịa hai thị trường này ln là bài tốn khó đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam.
Chính phủ nơn nóng muốn giảm lạm phát ngay lập tức nên chỉ trong vài tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 đã ra nhiều quyết định gây sốc cho nền kinh tế: tăng dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, tín phiếu bắt buộc, ngưng mua USD, … (tuy nhiên lại thả nổi giá xăng, sắp tới lại tăng giá điện …). Hậu quả là các ngân hàng lãnh đủ : tính thanh khoản tiền đồng yếu, tháng 2/2008 lãi suất vay liên ngân hàng có lúc lên trên
30% nhưng vẫn phải vay, các ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động tiền gửi, kéo theo lãi suất cho vay ngày càng “chóng mặt”, nhiều doanh nghiệp phụ thuộc vốn ngân hàng
điêu đứng, Ngay sau đó ngân hàng tung ra hơn 30 000 tỷ đồng để cứu thị trường…
Tháng 7/2008, giá xăng đột ngột tăng 30%, gây tâm lý lo ngại ở người dân cho tất cả các ngành nghề, về nguy cơ lạm phát tăng trong những tháng cuối năm 2008.
44
Do đó các ngân hàng thương mại tốt nhất hãy tự cứu mình bằng cách phải làm cho
“sức khỏe” của ngân hàng ngày càng tốt lên để có thể vượt qua các cơn bão quy định, chính sách.
Kinh nghiệm tại một số nước đang phát triển cho thấy sau một thời gian dài chống lạm phát, tỷ lệ lạm phát giảm và chính phủ sẽ đưa ra những chính sách nhằm khôi phục và phát triển kinh tế. Do đó HDBank, song song với việc khắc phục những khó khăn hiện tại đồng thời cũng phải chuẩn bị cho những cơ hội phát triển trong tương lai.
Ngày 20/10/2008, Ngân hàng Nhà Nước chính thức cơng bố hạ lãi suất cơ bản từ 14% xuống 13% (hiệu lực ngày 21/10/08), đến 02/12/08 là 10% (hiệu lực ngày 05/12/08) và
đến ngày 19/12/08 xuống còn 8,5% (hiệu lực ngày 22/12/08) đồng thời cho phép
thanh toán trước hạn hơn 20000 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc đối với ngân hàng thương mại có nhu cầu. Đây là những tín hiệu ban đầu cho thấy những chính sách nhằm khơi phục nền kinh tế. Do đó HDBank cần chuẩn bị cho những cơ hội kinh doanh năm 2009, 2010 …
Hình 2.5 Biểu đồ diễn biến các lãi suất chủ chốt từ đầu năm 2008 (%)
(Nguồn : www.vneconomy.vn ngày 19/12/2008)
Trong phương án sử dụng khoản kích cầu đầu tư 17.000 tỷ đồng trong năm 2009 vừa
được thơng qua, Chính phủ dự định sẽ dùng phần lớn số tiền này để hỗ trợ 4% chi phí
lãi vay cho một số đối tượng doanh nghiệp, với mục đích “duy trì sản xuất, kinh
doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, bảo đảm việc làm”. HDBank cần tìm hiểu thơng tin rõ
ràng từ phương án kích cầu của chính phủ nhằm đưa ra những giải pháp kinh doanh thiết thực có lợi cho khách hàng cũng như cho HDBank.
45
2.4.2 Nguy cơ từ khối các NHTM Nhà Nước, TMCP trong nước
Ngày càng nhiều các ngân hàng TMCP được hiện đại hóa, với số vốn điều lệ lớn .
Ngay cả những ngân hàng mới thành lập cũng có số vốn điều lệ rất lớn và sử dụng
công nghệ hiện đại ngay từ khi mới thành lập: như Liên Việt Bank ngay từ khi mới thành lập đã triển khai ngay hệ thống Core Banking.
Áp lực cạnh tranh giữa khối Ngân hàng TMQD và khối Ngân hàng TMCP đang tăng lên mạnh mẽ và đã có sự chuyển dịch thị phần khá nhanh từ khối NHTMQD sang khối NHTMCP trong thời gian gần đây. Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng, đặc biệt đối với hoạt động ngân hàng truyền thống sẽ gia tăng mạnh.
Ngành ngân hàng hiện đang phải đối mặt với nhiều loại rủi ro gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro hoạt động đầu tư. Những rủi ro này đặc biệt có
ảnh hưởng lớn tới các ngân hàng có quy mơ nhỏ với cơ cấu tài sản nhiều rủi ro.
2.4.3 Nguy cơ từ khối các định chế tài chính nước ngồi tại Việt Nam
Khối các định chế tài chính nước ngồi tại Việt Nam hiện mới có 3 loại hình chính là chi nhánh ngân hàng nước ngồi, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (cơng ty tài chính, cho th tài chính) và ngân hàng liên doanh. Theo cam kết gia nhập WTO thì từ 1/4/2007, loại hình ngân hàng 100% vốn nước ngồi sẽ được thành lập tại Việt Nam. Từ ngày 1-1-2011 các ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam sẽ bình đẳng với các NHTM nội địa. Cùng với việc mở rộng mạng lưới chi nhánh và thành lập ngân hàng con, đến nay đã có 10 NHTM nội phải chấp nhận các ngân hàng ngoại trở thành cổ
đông chiến lược. Các ngân hàng nước ngồi có mặt ở Việt Nam đều là những “đại gia”
của thế giới như HSBC, Standard Chartered, ANZ, BNP Paribas, Deutsche Bank… Tháng 9/2008 HSBC và Standard Chartered đã nhận được giấy phép mở NH con
100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Hiện HSBC và Standard Charterd là 2 ngân hàng đã đi đầu triển khai các dịch vụ NH bán lẻ, thời gian tới các ngân hàng này sẽ giới thiệu các sản phẩm khác như cho vay tiêu dùng, cho vay thế chấp hướng tới khách hàng cá nhân (người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam có thu nhập cao), thẻ tín dụng khơng thế chấp ... đồng thời sẽ triển khai cung cấp các sản phẩm hiện đại nh ư: giúp các DN Việt Nam tiếp cận thị trường vốn quốc tế; thực hiện các giao dịch hoán đổi (lãi suất, hốn đổi các đồng tiền) và các cơng cụ phái sinh khác để giúp khách hàng giảm rủi ro
46
trong hoạt động tài chính; tín dụng hàng hố... HSBC cung cấp các tiện ích của ngân hàng hiện đại như Home Banking, Internet banking ... Năm 2007, HSBC có rất ít máy ATM nhưng đến 8/2008 chủ thẻ ATM của HSBC có thể sử dụng 108 máy ATM và 46 máy ATM của Techcombank. Với những danh mục sản phẩm, dịch vụ tuy không nhiều nhưng rõ ràng là vượt trội so với khả năng của các ngân hàng nội địa. Như vậy, các các ngân hàng nước ngồi đang cạnh tranh bằng phương châm khơng cung cấp nhiều dịch vụ mà cung cấp các dịch vụ tốt hơn. Đây cũng là một nhân tố thúc đẩy các ngân hàng trong nước phải nhanh chóng triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại để rút ngắn khoảng cách trong cuộc cạnh tranh.
Trong năm 2007, khối chi nhánh các ngân hàng nước ngoài với 35 thành viên đã đẩy khá mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng với mức tăng 40%, đưa tổng dư nợ cho vay của khối này lên 85.500 tỷ đồng. Tổng huy động vốn còn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn với 60%, đạt 145.000 tỷ đồng.
Bên cạnh việc tăng trưởng về quy mô, khối chi nhánh các ngân hàng nước ngồi vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Theo thống kê của NHNN, nếu như trong năm 2006, thu nhập trước thuế 10 tháng của khối các ngân hàng này đạt hơn 1.400 tỷ
đồng thì sang năm 2007, con số này là 2.000 tỷ đồng.
Ngoài ra năm 2008, NHNN đã cấp phép cho Cơng ty tài chính Việt - SG, do Ngân hàng Societe Generale (Pháp) làm chủ sở hữu với số vốn ban đầu là 320 tỷ đồng. Đây cũng là công ty thứ hai sau Cơng ty tài chính Prudential được cấp phép năm 2006.
Điểm khác biệt đó là Viet - SG ngay sau khi được cấp phép đã xúc tiến ngay hoạt động
tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam. Dịch vụ này cung cấp những khoản cho vay tiêu dùng khá nhỏ cho người tiêu dùng khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Viet - SG đang triển khai việc kết hợp các trung tâm thương mại, siêu thị lớn để đưa dịch vụ này tới người tiêu dùng.
Trong số các định chế tài chính nước ngồi tại Việt Nam, trong năm nay, khối các ngân hàng liên doanh cũng tỏ ra năng động hơn nhiều so với các năm trước. Dù ln giữ vị trí nhỏ trong tổng số các ngân hàng tại Việt Nam, nhưng năm nay 05 ngân hàng liên doanh đang hoạt động đã mở thêm một số chi nhánh tại các khu kinh tế trong điểm. Điều này đã giúp tổng mức lợi nhuận trước thuế tăng 30% so với năm 2006, tính đến cuối tháng 10/2007 đạt mức 400 tỷ đồng.
47
Như vậy nguy cơ cạnh tranh từ các tổ chức tài chính hàng đầu thế giới đối với
HDBank là rất lớn. Lĩnh vực bán sỉ truyền thống của các ngân hàng nước ngoài hiện
đang dần lấn qua bán lẻ, sang các món vay tiêu dùng khá nhỏ cho các khách hàng Việt
Nam. Với công nghệ hiện đại, vốn lớn và kinh nghiệm lâu đời, hàng chục năm thăm dò thị trường Việt Nam (văn phòng đại diện, mua cổ phần và tham gia tư vấn cho các ngân hàng TMCP trong nước), các tổ chức tín dụng và phi tín dụng nước ngồi ngày càng tự tin trên thị trường Việt Nam.
2.4.4 Các nguy cơ khác của HDBank
- Làm sao HDBank có thể tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và nhiều rủi ro như hiện nay. Đặc biệt trong bối cảnh ngân hàng Nhà Nước ra nhiều chính sách kìm chế lạm phát, tăng và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc rất nhanh … Ví dụ : Đầu và giữa năm 2008 HDBank huy động vốn với lãi suất đầu vào tăng nhanh có khi lên đến 21%, sau đó cuối năm 2008 lãi suất cơ bản còn 8,5% (lãi suất cho vay tối đa là 12,75%) dẫn đến việc cho vay khó khăn, do càng cho vay càng lỗ, trong khi đó lợi nhuận của mảng tín dụng chiếm phần lớn trong miếng bánh lợi nhuận của HDBank.
- Áp lực mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài tham gia các hoạt động ngân
hàng trong nước. Năm 2008, Các ngân hàng nước ngoài như HSBC ngay khi
được tham gia vào thị trường đã nhanh chóng mở rộng mạng lưới và phát triển
nhiều sản phẩm tại thị trường Việt Nam.
- Áp lực tăng chi phí các loại : chi phí nhân viên, chi phí cho phần mềm hiện đại hóa, chi phí mở rộng mạng lưới… trong bối cảnh lợi nhuận giảm do lãi suất tiền gửi ngày càng tăng, trong khi khơng thể phát triển mảng tín dụng, lĩnh vực chủ yếu đem lại lợi nhuận trong năm 2007 …
- Trong khi chưa thể phát triển mảng tín dụng, HDBank có dự tính đến phát triển hệ thống thẻ ATM, tuy nhiên lúc này đầu tư cho mảng dịch vụ thẻ tốn khá nhiều tiền vốn.
- Trong bối cảnh lạm phát tăng nhanh năm 2008 rồi lại có nguy cơ thiểu phát thậm chí là giảm phát vào các tháng cuối năm 2008, các tổ chức, cá nhân hoạt
động kinh doanh ngày càng khó khăn, do đó đối với HDBank, nguy cơ phát
48
Kết luận chương 2 :
Qua phân tích, đánh giá những cơ hội, thách thức, những tồn tại và nguyên nhân của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung, và HDBank nói riêng trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời cũng nêu ra những khó khăn, thuận lợi cũng như các cơ hội, nguy cơ của HDBank. Năm 2006, HDBank đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Năm 2007 và 2008, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong tình hình biến động tài chính
trong nước và thế giới, HDBank đã có quyết định đột phá khi triển khai thành công
phần mềm hiện đại hóa Core Banking, là cơ sở phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại trong những năm kế tiếp.
Ngoài ra, trong xu thế hội nhập và bối cảnh cạnh tranh gay gắt với các tổ chức tài chính tiền tệ trong nước và quốc tế, HDBank đang và sẽ đứng trước áp lực cạnh tranh rất lớn. Do vậy bên cạnh những thành tựu đạt được trong năm 2006,2007 ,với những kinh nghiệm điều hành trong năm 2008, những năm kế tiếp HDBank cần phải nổ lực rất nhiều trong việc hiện đại hóa tồn diện để đủ năng lực cạnh tranh với các tổ chức tín dụng, tài chính khác.
49
3. CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HIỆN ĐẠI HÓA NHTMCP PHÁT TRIỂN NHÀ TPHCM TRIỂN NHÀ TPHCM
3.1 Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và NHTMCP Phát Triển Nhà TPHCM 2008-2015 NHTMCP Phát Triển Nhà TPHCM 2008-2015
3.1.1 Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam
Ngày 24/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 112/2006/QĐ-TTg phê
duyệt đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 theo hướng cơ cấu lại một cách tồn diện mơ hình tổ chức và hoạt động của NHNN và các TCTD.
*Đối với NHNN :
- Nâng cao vị thế của NHNN, đảm bảo NHNN là NHTW thực sự, độc lập tự chủ trong xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ. Mục tiêu chủ yếu là ổn định tiền tệ, kiểm
soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ – ngân hàng, góp phần tạo dựng mơi trường vĩ mơ thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
- Đổi mới cơ cấu tổ chức của NHNN từ trung ương xuống các chi nhánh theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, có đủ nguồn lực và khả năng xây dựng, thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường dựa trên cơ sở công nghệ tiên tiến, thực hiện các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động NHTW, hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế. Sắp xếp lại các doanh nghiệp trực thuộc NHNN theo hướng chỉ giữ lại Nhà máy In tiền Quốc gia.
- Điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thận trọng, linh hoạt và hiệu quả trên nền tảng các công cụ CSTT hiện đại và công nghệ tiên tiến, xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, từng bước nâng cao tính chuyển đổi của VND. - Tăng cường hiệu lực của NHNN về quản lý, giám sát các giao dịch ngoại hối, tự do hóa giao dịch vãng lai và từng bước nới lỏng kiểm soát các giao dịch vốn một cách thận trọng, phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường tài chính. Tăng nhanh dự trữ ngoại hối Nhà nước, thực hiện có hiệu quả cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt theo cơ chế thị trường.
- Xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại và hiệu quả, cả về thể chế, mơ hình tổ chức, nguồn nhân lực và phương pháp thanh tra giám sát nhằm đáp ứng yêu cầu
thực tế về phát triển hệ thống ngân hàng, thực hiện đúng các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng. Thành lập cơ quan giám sát an toàn hoạt động ngân
50
hàng thuộc NHNN trên cơ sở Thanh tra NHNN hiện nay, đảm bảo sau năm 2010 sẽ xây dựng được cơ quan giám sát tài chính tổng hợp, đồng thời hoàn thiện các điều kiện cho một hệ thống giám sát có hiệu quả, đổi mới và nâng cao hiệu quả của các phương pháp giám sát ngân hàng.
*Đối với các TCTD
- Cải cách triệt để và phát triển hệ thống các TCTD theo hướng đa năng, hiện đại, đa