Sự ra đời và phát triển của NHTMCP Phát Triển Nhà TPHCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hiện đại hóa ngân hàng TMCP phát triể­n nhà TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 28)

2 .1Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM

2.1.3 Sự ra đời và phát triển của NHTMCP Phát Triển Nhà TPHCM

TPHCM

Ngày 04/01/1990 Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP. Hồ Chí Minh (HDBank) được thành lập. Là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, HDBank đã mang lấy sứ mệnh “phát triển nhà ở và chỉnh trang

đơ thị, góp phần xây dựng TP. Hồ Chí Minh văn minh hiện đại”. HDBank có chức

năng thực hiện kinh doanh tổng hợp, đa dạng trong lĩnh vực nhà ở; kinh doanh tiền tệ, tín dụng thơng qua việc đầu tư vốn, cung ứng tín dụng và dịch vụ nhà; tập trung huy

động vốn và quản lý tất cả các nguồn vốn để phục vụ chương trình phát triển nhà và

chỉnh trang đơ thị; tư vấn cho Uỷ ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh về chương trình, kế hoạch phát triển nhà và chỉnh trang đô thị.

Ngành nghề kinh doanh huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi. Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước. Vay vốn các tổ chức tín dụng khác. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá. Hùn vốn và liên doanh. Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc theo tiêu chuẩn quốc tế ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.Thực

hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài.

Toàn bộ hoạt động của HDBank đều được thực hiện thống nhất theo các Qui trình, Qui chế của HDBank, tuân thủ nghiêm ngặt theo qui định của pháp luật. Năm 2004 vốn

điều lệ đạt 150tỷ đồng (tăng 114% so với năm 2003), tỷ lệ chia cổ tức cho cổ đông đạt

12%/năm, giữ được tỷ lệ nợ quá hạn luôn thấp hơn mức Ngân hàng Nhà Nước cho

phép.

Cho đến thời điểm tháng 12 năm 2005, HDBank đã đạt được mức vốn điều lệ là 300 tỷ

đồng, tăng 100% so với năm 2004. Sau nhiều đợt thanh tra chặt chẽ của thanh tra

Ngân hàng Nhà nước, HDBank đã hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chí về sự phát

triển lành mạnh của một ngân hàng thương mại cổ phần. Năm 2007, vốn điều lệ

HDBank gần 1000 tỷ đồng, năm 2008 là 1550 tỷ đồng.

HDBank là một trong 3 ngân hàng TMCP đầu tiên: Sài Gòn Bank, HDBank, Eximbank. Ngày 03/01/2009 tại Bình Quới 2, HDBank vừa long trọng tổ chức sinh

26

giới, tuy nhiên HDBank khơng cịn là q trẻ so với các ngân hàng TMCP khác tại Việt Nam như : ACB, Sacombank,VIBank, VPBank … Không thể phủ nhận những kết quả mà HDBank đã nỗ lực đạt được và vươn lên trong 19 năm qua, tuy vậy để đánh giá chính xác hơn, cần so sánh sự phát triển của HDBank trong sự so sánh tương

quan với các ngân hàng khác. Từ đó mới nhận biết chính xác và đưa ra giải pháp phù hợp.

Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP về danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng do Chính phủ ban hành, chậm nhất vào ngày 31/12/2008 và 31/12/2010, tổ chức tín dụng được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải có biện pháp bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp định.

Riêng đối với các NHTM cổ phần, mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm 2008 là 1.000 tỷ đồng và áp dụng cho đến năm 2010 là 3.000 tỷ đồng.

Bảng 2.2 : Vốn điều lệ HDBank so với một số ngân hàng khác

Đơn vị : tỷ đồng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 22/9/08 EIB 200 300 300 500 700 1212 2800 4249 SACOMBANK 190 271 505 740 1250 2089 4449 5116 ACB 341 341 424 481 948 1100 2630 6356 TECHCOMBANK 102 117 180 412 618 1500 2521 3165 HDBank 150 300 500 1000 1000

(Nguồn : BVSC, Website các ngân hàng)

Ngày 18/12/2008, HDBank chính thức tăng vốn điều lệ lên 1550 tỷ đồng. Nhưng để đạt vốn điều lệ là 3000 tỷ vào năm 2010, HDBank cần có sự nỗ lực rất nhiều trong điều kiện khó khăn hiện nay. So với một số ngân hàng trong nước, vốn điều lệ của

HDBank đã rất thấp còn so với một số NHTM trong khu vực thì quá thấp như: đến hết 2006, Ngân hàng DBS (Singapore) có vốn điều lệ là 4,04 tỷ USD, Maybank

Năm NHTM

27

(Malaysia): 15,352 tỷ USD, BPI (Philippine): 585 triệu USD; BNI (Indonesia) là 750 triệu USD…

Việc tăng vốn điều lệ ngân hàng là cần thiết vì nhìn chung, các ngân hàng Việt Nam có quy mơ vốn điều lệ vẫn còn khá khiêm tốn so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Tăng vốn điều lệ sẽ giúp các ngân hàng có nguồn lực để hiện đại hố

cơng nghệ, mở rộng mạng lưới, chiêu mộ đội ngũ nhân lực tốt và đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hiện đại hóa ngân hàng TMCP phát triể­n nhà TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)