Nguy cơ từ khối các định chế tài chính nước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hiện đại hóa ngân hàng TMCP phát triể­n nhà TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 48)

2 .1Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM

2.4 .1Nguy cơ từ môi trường vĩ mô

2.4.3 Nguy cơ từ khối các định chế tài chính nước ngoài tại Việt Nam

Khối các định chế tài chính nước ngồi tại Việt Nam hiện mới có 3 loại hình chính là chi nhánh ngân hàng nước ngồi, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (cơng ty tài chính, cho th tài chính) và ngân hàng liên doanh. Theo cam kết gia nhập WTO thì từ 1/4/2007, loại hình ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ được thành lập tại Việt Nam. Từ ngày 1-1-2011 các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam sẽ bình đẳng với các NHTM nội địa. Cùng với việc mở rộng mạng lưới chi nhánh và thành lập ngân hàng con, đến nay đã có 10 NHTM nội phải chấp nhận các ngân hàng ngoại trở thành cổ

đơng chiến lược. Các ngân hàng nước ngồi có mặt ở Việt Nam đều là những “đại gia”

của thế giới như HSBC, Standard Chartered, ANZ, BNP Paribas, Deutsche Bank… Tháng 9/2008 HSBC và Standard Chartered đã nhận được giấy phép mở NH con

100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

Hiện HSBC và Standard Charterd là 2 ngân hàng đã đi đầu triển khai các dịch vụ NH bán lẻ, thời gian tới các ngân hàng này sẽ giới thiệu các sản phẩm khác như cho vay tiêu dùng, cho vay thế chấp hướng tới khách hàng cá nhân (người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam có thu nhập cao), thẻ tín dụng khơng thế chấp ... đồng thời sẽ triển khai cung cấp các sản phẩm hiện đại nh ư: giúp các DN Việt Nam tiếp cận thị trường vốn quốc tế; thực hiện các giao dịch hoán đổi (lãi suất, hoán đổi các đồng tiền) và các công cụ phái sinh khác để giúp khách hàng giảm rủi ro

46

trong hoạt động tài chính; tín dụng hàng hố... HSBC cung cấp các tiện ích của ngân hàng hiện đại như Home Banking, Internet banking ... Năm 2007, HSBC có rất ít máy ATM nhưng đến 8/2008 chủ thẻ ATM của HSBC có thể sử dụng 108 máy ATM và 46 máy ATM của Techcombank. Với những danh mục sản phẩm, dịch vụ tuy không nhiều nhưng rõ ràng là vượt trội so với khả năng của các ngân hàng nội địa. Như vậy, các các ngân hàng nước ngoài đang cạnh tranh bằng phương châm không cung cấp nhiều dịch vụ mà cung cấp các dịch vụ tốt hơn. Đây cũng là một nhân tố thúc đẩy các ngân hàng trong nước phải nhanh chóng triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại để rút ngắn khoảng cách trong cuộc cạnh tranh.

Trong năm 2007, khối chi nhánh các ngân hàng nước ngoài với 35 thành viên đã đẩy khá mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng với mức tăng 40%, đưa tổng dư nợ cho vay của khối này lên 85.500 tỷ đồng. Tổng huy động vốn còn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn với 60%, đạt 145.000 tỷ đồng.

Bên cạnh việc tăng trưởng về quy mô, khối chi nhánh các ngân hàng nước ngồi vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Theo thống kê của NHNN, nếu như trong năm 2006, thu nhập trước thuế 10 tháng của khối các ngân hàng này đạt hơn 1.400 tỷ

đồng thì sang năm 2007, con số này là 2.000 tỷ đồng.

Ngoài ra năm 2008, NHNN đã cấp phép cho Cơng ty tài chính Việt - SG, do Ngân hàng Societe Generale (Pháp) làm chủ sở hữu với số vốn ban đầu là 320 tỷ đồng. Đây cũng là cơng ty thứ hai sau Cơng ty tài chính Prudential được cấp phép năm 2006.

Điểm khác biệt đó là Viet - SG ngay sau khi được cấp phép đã xúc tiến ngay hoạt động

tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam. Dịch vụ này cung cấp những khoản cho vay tiêu dùng khá nhỏ cho người tiêu dùng khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Viet - SG đang triển khai việc kết hợp các trung tâm thương mại, siêu thị lớn để đưa dịch vụ này tới người tiêu dùng.

Trong số các định chế tài chính nước ngoài tại Việt Nam, trong năm nay, khối các ngân hàng liên doanh cũng tỏ ra năng động hơn nhiều so với các năm trước. Dù luôn giữ vị trí nhỏ trong tổng số các ngân hàng tại Việt Nam, nhưng năm nay 05 ngân hàng liên doanh đang hoạt động đã mở thêm một số chi nhánh tại các khu kinh tế trong điểm. Điều này đã giúp tổng mức lợi nhuận trước thuế tăng 30% so với năm 2006, tính đến cuối tháng 10/2007 đạt mức 400 tỷ đồng.

47

Như vậy nguy cơ cạnh tranh từ các tổ chức tài chính hàng đầu thế giới đối với

HDBank là rất lớn. Lĩnh vực bán sỉ truyền thống của các ngân hàng nước ngoài hiện

đang dần lấn qua bán lẻ, sang các món vay tiêu dùng khá nhỏ cho các khách hàng Việt

Nam. Với công nghệ hiện đại, vốn lớn và kinh nghiệm lâu đời, hàng chục năm thăm dò thị trường Việt Nam (văn phòng đại diện, mua cổ phần và tham gia tư vấn cho các ngân hàng TMCP trong nước), các tổ chức tín dụng và phi tín dụng nước ngoài ngày càng tự tin trên thị trường Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hiện đại hóa ngân hàng TMCP phát triể­n nhà TP HCM , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)