Tài chính Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chiến lược phát triển công ty thuốc thú y trung ương (NAVETCO) trên thị trường thuốc thú y đến năm 2015 (Trang 27)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.2. Tài chính Cơ sở vật chất, kỹ thuật

2.1.2.1. Tài chính

* Cơ cấu vốn

Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản của công ty trong 4 năm (2005 – 2008)

ĐVT: triệu đồng

Năm 2006/2005 2007/2006 2008/2007

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tuyệt đối

Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng tài sản 42.203 45.664 49.728 54.352 3.461 8,20 4.064 8,90 3.461 8,20 Trong đó: Tài sản lưu động 27.302 28.677 30.274 32.965 1.375 5,04 1.597 5,57 1.375 5,04 Tỷ trọng % 64,69 62,80 60,88 60,65 Tài sản cố định 14.901 16.987 19.453 21.388 2.086 14,0 2.467 14,52 1.934 9,94 Tỷ trọng % 35,31 37,20 39,12 39,35 Nguồn: Phòng KTTV

Từ bảng 2.1 trên cho ta thấy tổng tài sản của công ty tăng đều qua các năm. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do tăng tài sản lưu động, do công ty vào cuối năm thường đi vay ngân hàng để thanh toán nợ và nhập khẩu nguyên vật liệu chuẩn bị cho sản xuất vào đầu năm sau.

Ngồi ra, cơng ty trong thời gian qua cũng đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển … Tỷ trọng giữa tài sản lưu động trên tổng tài sản cao chứng tỏ nguồn vốn lúc này đang tập trung đầu tư nhiều cho kinh doanh và mở rộng hoạt động sản xuất.

* Tỷ suất lợi nhuận:

Bảng 2.2: Tỷ suất lợi nhuận của công ty trong 6 năm (2003 – 2008) ĐVT: triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Lợi nhuận sau thuế 8.860 9.200 10.300 11.600 13.500 15.200 Doanh thu thuần 107.800 113.430 134.000 162.000 187.530 211.110 Tổng tài sản 38.204 39.407 42.203 45.664 49.728 54.352 Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu thuần (%) 6,88 8,11 7,69 7,16 7,20 7,20 Tỷ suất lợi nhuận/ tổng nguồn vốn (%) 19,42 23,35 24,41 25,40 27,15 27,97

Nguồn: Phòng KTTV

Từ bảng 2.2 ta thấy hiệu quả kinh doanh trong những năm qua, tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu ở mức ổn định là trên 7%, đặc biệt tỷ suất lợi nhuận trên

tổng vốn luôn ở mức tương đối cao là hơn 20%, điều này chứng tỏ cơng ty đã sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. Những năm qua, công ty luôn được nhà nước đánh giá cao về hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

2.1.2.2. Cơ sở vật chất

Công ty tọa lạc tại quận I với diện tích sử dụng gần 1 ha gồm nhiều nhà xưởng sản xuất vaccine và dược phẩm. Ngồi ra, cơng ty cịn có thêm cơ sở tại số 15

Trần Cao Vân với diện tích khoảng 300m2, là nơi sản xuất các sản phẩm dược ở

dạng thuốc bột và thuốc nước. - Về máy móc thiết bị:

Trong thời gian qua cơng ty đã đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất như: hệ thống lên men vi trùng trị giá hơn 3 tỷ đồng, 2 máy đông khô công suất lớn trị giá mỗi máy gần 3 tỷ đồng, máy sấy tầng sôi, hệ thống ra chai, dán nhãn tự động, máy tạo nhũ … Các máy móc này đã phát huy được tối đa cơng suất, đem lại hiệu quả cao.

Ngồi ra, cơng ty cịn triển khai và thực hiện vi tính hóa tại tất cả các phòng ban, bộ phận sản xuất, các hệ thống kho tàng.

- Về phương tiện vận chuyển:

Để phục vụ cho việc phân phối sản phẩm đến các đại lý kịp thời, đúng thời gian theo yêu cầu cũng như đưa đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nhân viên tiếp thị thường xuyên xuống địa bàn hoạt động, công ty đã trang bị một đội xe gồm: 2 xe tải lạnh chuyên dùng để vận chuyển vaccine, 5 xe tải, 7 xe loại 15 chỗ, 7 chỗ và 4 chỗ ngồi.

2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức công ty NAVETCO Xem phần phụ lục

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua

2.1.3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh

Trong nhiều năm liên tiếp, tình trạng dịch bệnh xảy ra làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình chăn ni của cả nước. Song song đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty thuốc thú y trong và ngồi nước. Điều đó cũng tác động mạnh mẽ đến vấn đề sản xuất và kinh doanh của công ty.

™ Doanh thu

ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Mức tăng trưởng bình quân (%) Tổng doanh thu 90.713 107.800 113.430 134.000 162.000 187.530 211.110 15,24 Trong đó: Vaccine 29.234 33.200 23.150 27.000 30.000 32.540 34.710 4,36 Dược 15.651 17.780 32.760 36.000 40.000 45.280 48.940 23,36 Kinh doanh 45.828 56.820 57.520 71.000 92.000 109.710 127.460 18,94 Nguồn: Phòng KDTT 0 40,000 80,000 120,000 160,000 200,000 240,000 Triệu đồng 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Tổng doanh thu

Biểu đồ 2.1: Tổng doanh thu từ năm 2002 -2008

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 Triệu đồng 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Vaccine Dược Kinh doanh

Biểu đồ 2.2: Doanh thu từng lĩnh vực

Từ bảng 2.3 ta thấy doanh thu công ty tăng đều hàng năm với tỷ lệ tương đối cao trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. Trong đó, ngành hàng dược phẩm tăng cao

đột biến trong khi ngành hàng vaccine tăng không đáng kể. Nguyên nhân là từ năm 2004, bắt đầu là dịch cúm gia cầm, tiếp đến là dịch lở mồm long móng rồi dịch heo tai xanh… nên số lượng gà vịt chăn nuôi giảm đi đáng kể, dẫn đến sản lượng và doanh thu vaccine gia cầm giảm mạnh (năm 2004 giảm hơn 60% so với năm 2003). Tuy nhiên, hiện nay dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng đã cơ bản được khống chế. Chăn nuôi gia cầm đã phần nào được phục hồi và phát triển khả quan, do đó sản lượng vaccine sẽ được gia tăng đáng kể.

Trước tình hình tiêu thụ vaccine giảm vì lý do dịch bệnh, cơng ty đã tập trung chuyển hướng vào nghiên cứu sản xuất các sản phẩm dùng cho thú y thủy sản, đặc biệt là các chế phẩm sinh học.

Mặt khác, để góp phần khống chế dịch bệnh, công ty đã đưa ra mặt hàng thuốc sát trùng chuồng trại, ao hồ và đã được nhiều khách hàng tin dùng, tạo được uy tín của cơng ty. Hơn thế nữa, đây cịn là mặt hàng được chính phủ yêu cầu đưa vào chương trình dự trữ quốc gia. Mặt hàng này đã góp phần làm gia tăng doanh thu của ngành dược phẩm. Đây là một lợi thế cho cơng ty vì thơng qua những chương trình của dự trữ quốc gia, sản phẩm thuốc sát trùng sẽ được phổ biến rộng rãi đến tận những hộ nông dân ở vùng sâu vùng xa và dễ dàng đi vào các trang trại lớn. Điều này sẽ củng cố thêm cho thương hiệu mà công ty đã dày công xây dựng.

Bên cạnh việc sát trùng chuồng trại, cơng ty cịn nhanh nhạy liên kết với các đơn vị nước ngoài, nhập các loại vaccine cúm gia cầm, vaccine lở mồm long móng, vaccine heo tai xanh đem về phân liều nhỏ và bán. Do đó, tỷ lệ doanh thu về kinh doanh cũng gia tăng.

2.1.3.2. Lợi nhuận

Bảng 2.4: Doanh thu và lợi nhuận các năm (2004 – 2008)

Năm Doanh thu (triệu đồng) Tỷ trọng doanh thu (%)

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2004 2005 2006 2007 2008

Vaccine 23.150 27.000 30.000 32.540 34.710 20,41 20,15 18,52 17,35 16,44

Dược 32.760 36.000 40.000 45.280 48.940 28,88 26,87 24,69 24,15 23,18

Kinh doanh 57.520 71.000 92.000 109.710 127.460 50,71 52,99 56,79 58,50 60,38

Năm Lợi nhuận (triệu đồng) Tỷ trọng lợi nhuận (%) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2004 2005 2006 2007 2008 Vaccine 5.061,84 5.438,40 6.159,6 7.101,0 7.919,2 55,02 52,80 53,10 52,60 52,10 Dược 1.764,56 2.258,79 2.569,4 2.976,75 3.310,56 19,18 21,93 22,15 22,05 21,78 Kinh doanh 2.373,60 2.602,81 2.871,0 3.422,25 3.970,24 25,80 25,27 24,75 25,35 26,12 Tổng cộng 9.200 10.300 11.600 13.500 15.200 Nguồn: Phòng KDTT 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 Triệu đồng 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Vaccine Dược Kinh doanh Tổng cộng

Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận các năm (2004 – 2008)

Từ bảng 2.4 ta thấy tỷ trọng doanh thu về kinh doanh chiếm tỷ lệ rất cao, hơn 50%. Tuy nhiên, tỷ trọng về lợi nhuận chỉ chiếm khoảng 25%. Nguyên nhân là do lợi nhuận thu được trong kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu, ủy thác, nhập vaccine ngoại kinh doanh thường không cao mặc dù doanh thu rất cao vì hiện nay có rất nhiều cơng ty được phép nhập khẩu trực tiếp và kinh doanh cùng với các mặt hàng của cơng ty, do đó cơng ty khơng thể bán giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh.

Đối với vaccine, tuy tỷ lệ doanh thu thấp nhất nhưng tỷ lệ lợi nhuận thu được là cao nhất, chiếm hơn 50% lợi nhuận của công ty. Nguyên nhân là hiện nay cơng ty vẫn cịn lợi thế độc quyền trong sản xuất vaccine (chiếm đến 70% thị phần vaccine sản xuất trong nước) và cơng ty đã tạo được thương hiệu cho chính mình.

Đối với dược phẩm, tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận của công ty tương đối ổn định. Do thị trường dược phẩm có nhiều đối thủ cạnh tranh, trong khi đó ngành hàng dược phẩm không phải là thế mạnh của công ty nên công ty cũng chưa thể vươn lên bằng các đối thủ lớn. Tuy nhiên, với lợi thế về quy mô sản xuất, công ty vượt lên

hẳn so với các đối thủ nhỏ. Nghĩa là thị trường dược phẩm của cơng ty tương đối là ổn định, khơng có sự biến động nhiều.

2.1.3.3. Thị trường và thị phần

™ Thị trường trong nước

Công ty NAVETCO là một doanh nghiệp nhà nước và đặc thù của doanh nghiệp nhà nước trước kia là bao cấp và phân phối. Do đó, trong một thời gian dài, cơng ty đã phân phối các mặt hàng thuốc thú y đến các chi cục thú y, từ đó thuốc mới đến tay người tiêu dùng. Vì vậy đến nay cơng ty có thuận lợi là đã có sẵn những mối quan hệ từ trước với 63 chi cục thú y của 63 tỉnh thành, giúp công ty một phần nào ổn định được thị trường trong nước.

Sau khi cơ chế bao cấp bị xóa bỏ, cơng ty đã tự mình thiết lập một hệ thống phân phối bao gồm các hệ thống đại lý cấp 1, cấp 2… và các cửa hàng bán lẻ. Hiện tại, cơng ty đang phấn đấu mỗi tỉnh thành có ít nhất 1 đại lý cấp 1, đặc biệt là thị trường miền Tây Nam Bộ (thị trường lớn của cơng ty).

Ngồi ra, để thuận lợi hơn trong việc tiếp nhận và xử lý các thông tin, để đẩy mạnh việc bán hàng và mở rộng thị trường công ty đã thành lập 1 chi nhánh tại Hà Nội, 1 văn phòng đại diện cho các tỉnh miền Trung và Tây nguyên, 1 văn phòng đại diện cho các tỉnh miền Tây. Theo kế hoạch đầu năm 2009 công ty sẽ thành lập thêm 1 văn phịng đại diện cho các tỉnh miền Đơng Nam Bộ.

Hơn nữa, do chức năng của Trung tâm nghiên cứu thú y trực thuộc công ty là thường xuyên liên hệ với các trại chăn nuôi, các trạm thú y để theo dõi, nghiên cứu các dịch bệnh cũng như chăm sóc, phịng ngừa và phát triển cho các đàn gia súc, gia cầm nên đây cũng là một thị trường tiêu thụ khá ổn định của cơng ty.

™ Thị trường nước ngồi

Trước đây cơng ty tập trung hồn tồn vào thị trường trong nước. Tuy nhiên theo định hướng phát triển NAVETCO, công ty đã tăng cường nghiên cứu thị trường và tiếp thị. Từ năm 2004, công ty bắt đầu phát triển xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài. Hiện nay, các sản phẩm của công ty đã vào được thị trường Campuchia và Myanmar. Trong đó thị trường Campuchia chiếm tỷ lệ tiêu thụ lớn hơn do có thuận lợi về vị trí địa lý.

Theo kế hoạch của cơng ty, ngồi việc tiếp tục duy trì và phát triển 2 thị trường hiện có, cơng ty sẽ tiếp tục hướng đến thị trường thuốc thú y của các nước trong khối ASEAN.

™ Thị phần

Công ty sản xuất và kinh doanh 2 mảng chính là vaccine và dược phẩm thú y. Thị trường của 2 mảng này cũng khác nhau do số lượng các công ty tham gia vào thị trường vaccine và dược phẩm là không đồng đều.

Tại Việt Nam, vaccine được chia làm 2 loại: vaccine nội và vaccine ngoại. Trong đó vaccine ngoại chỉ chiếm khoảng 40%, còn lại là vaccine nội.

Ở thị trường vaccine nội, số công ty tham gia thị trường vẫn cịn ít nên những cơng ty có bề dày sản xuất vaccine sẽ mang nhiều lợi thế. Tại thị trường vaccine nội địa, thị phần của công ty là khá cao, khoảng 70%. Tuy nhiên, nếu tính trên tồn bộ thị trường vaccine nội và ngoại thì thị phần cơng ty chỉ còn khoảng 42%.

Thị trường dược phẩm thú y cũng được chia làm 2 loại: dược thú y nội và dược thú y ngoại, trong đó dược thú y ngoại chiếm khoảng 22%, cịn lại là dược thú y nội.

Hiện nay, nhiều công ty (nhà nước, liên doanh, tư nhân, cổ phần) sản xuất thuốc thú y nên những cơng ty nào có tiềm lực về vốn, có nhà xưởng, máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại sẽ chiếm ưu thế. Tại thị trường này, thị phần của công ty chỉ chiếm một con số khá khiêm tốn, khoảng 5%, trong khi cơng ty có thị phần cao nhất là 17%. So với quy mô của công ty, thị phần dược phẩm là quá nhỏ bé. Câu hỏi đặt ra là tại sao thị phần này lại thấp như vậy? Chúng ta cần phải làm gì để gia tăng thị phần lên?

2.2. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG NỘI BỘ: 2.2.1. Nguồn nhân lực: 2.2.1. Nguồn nhân lực:

™ Cơ cấu phân bố lao động: phần lớn là công nhân trực tiếp sản xuất. Tại

mỗi đơn vị sản xuất, ngoài người lãnh đạo vừa có chun mơn về quản lý vừa có chun mơn về kỹ thuật thì thường có thêm 1-3 người là bác sỹ thú y, kỹ sư hay dược sỹ. Ngoài ra, trong thời gian từ năm 2003 trở lại đây, công ty đã đầu tư nhiều máy móc hiện đại cho bộ phận sản xuất, làm tăng năng suất lao động, giảm thiểu lao động bằng thủ cơng.

Cơng ty có một trung tâm nghiên cứu thú y, tập trung nhiều bác sỹ thú y, thạc sỹ, tiến sỹ để thực hiện công tác nghiên cứu.

™ Độ tuổi lao động: nguồn nhân lực của công ty có độ tuổi bình qn là 37-

38 tuổi. Với độ tuổi này cho thấy nguồn nhân lực của cơng ty đa phần đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, có khả năng làm việc, sức chịu đựng cao.

™ Trình độ: có 10.57% từ PTCS trở xuống, tập trung vào lực lượng công nhân

lớn tuổi từ chế độ cũ để lại hoặc trong giai đoạn đầu sau ngày giải phóng miền Nam; 41.51% có trình độ tú tài tập trung vào lực lượng cơng nhân; 13.58% có trình độ cao đẳng, trung cấp phân bổ đều cho các phòng chức năng và các đơn vị sản xuất; 28.30% có trình độ đại học đa phần làm việc tại các phịng chức năng và 6.04% có trình độ trên đại học là những cán bộ quản lý, hay những nhân viên nắm giữ những công việc quan trọng.

™ Đào tạo: hiện tại công ty chưa chú trọng đến vấn đề đào tạo cho công

nhân. Trong một thời gian dài công ty không huấn luyện cho công nhân để thi tay nghề. Một số công nhân tự nâng cao kiến thức bằng các lớp học vào ban đêm.

Tuy vậy, cơng ty vẫn có những chương trình đào tạo dành cho các cán bộ, nhân viên. Tuy nhiên, một vấn đề vẫn còn gây sự tranh cãi là cơng ty chỉ có các suất học bổng trong và ngoài nước dành cho chuyên ngành thú y, trong khi các cán bộ, nhân viên thuộc khối kinh tế có nhu cầu thì khơng có.

Đối với đội ngũ nhân viên kinh doanh tiếp thị, phần lớn đều có chun mơn về lĩnh vực thú y và được trang bị thêm những kiến thức về tiếp thị, quảng cáo, những quy định về kinh doanh thông qua những lớp học ngắn và dài hạn.

Tuy nhiên, nhìn chung cơng ty vẫn chưa có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên lâu dài và cụ thể.

2.2.2. Tài chính

Cơng ty là doanh nghiệp nhà nước nên có nhiều thuận lợi trong các vấn đề về vốn. Tốc độ quay vòng vốn của công ty là khá cao, khoảng 4-5 lần/ năm. Một phần vốn được tích lũy từ các khoản lợi tức các năm, một phần từ các nguồn vốn vay và vốn được cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chiến lược phát triển công ty thuốc thú y trung ương (NAVETCO) trên thị trường thuốc thú y đến năm 2015 (Trang 27)