ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐẾN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chiến lược phát triển công ty thuốc thú y trung ương (NAVETCO) trên thị trường thuốc thú y đến năm 2015 (Trang 66)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐẾN

3.1. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2015 2015

3.1.1. Định hướng phát triển của công ty đến năm 2015

- Cơ cấu lại các mặt hàng, lựa chọn ưu tiên các mặt hàng có lợi thế so sánh, có tính cạnh tranh cao và nhu cầu trong nước lớn, có tiềm năng xuất khẩu.

- Ưu tiên sản xuất vaccine vì đây là năng lực lõi của công ty và công ty đã trang bị các máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với việc sản xuất áp dụng công nghệ sinh học.

- Tăng cường sản xuất dược phẩm thú y, đưa ra các sản phẩm mới có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhà chăn nuôi.

- Tập trung nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm dùng cho thủy sản, các sản phẩm dùng để cải tạo nguồn nước.

- Tăng cường năng lực sản xuất để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, giữ vững thị trường nước ngồi hiện có.

- Đầu tư và phát triển Trung tâm nghiên cứu, phịng Phát triển sản phẩm ngày càng hồn thiện hơn.

- Tranh thủ sự hợp tác quốc tế để tiếp cận các kỹ thuật công nghệ hiện đại, kinh nghiệm trong quản lý.

- Triển khai tồn diện cơng tác đào tạo nguồn nhân lực. Quan tâm đến việc tuyển dụng cán bộ giỏi, có trình độ đáp ứng trong lĩnh vực quản lý, nghiên cứu khoa học và điều hành trang thiết bị hiện đại.

3.1.2. Mục tiêu của công ty đến năm 2015

Trong giai đoạn 2008-2015, công ty đặt ra mục tiêu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh là hàng năm tăng doanh thu từ 8-10% trong đó cải thiện mặt hàng dược phẩm, củng cố thị trường hiện tại và phát triển thị trường mới để dần nâng cao thị phần của công ty. Để thực hiện các mục tiêu này, cần thực hiện các công việc sau:

3.1.2.1 Mở rộng, phát triển cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị

- Xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore.

- Hoàn chỉnh hệ thống kho bao gồm kho lạnh, kho thành phẩm, kho vật tư để đưa hệ thống kho vào nề nếp, đảm bảo yêu cầu của ISO.

- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống thiết bị cho sản xuất bao gồm máy tạo nhũ, máy nước cất, hệ thống thiết bị ra chai đồng bộ cho sản xuất dược phẩm và vaccine.

- Xây dựng trại giống phục vụ cho sản xuất vaccine đạt tiêu chuẩn SPF.

3.1.2.2. Củng cố, phát triển các hoạt động kinh doanh

- Rà soát lại hệ thống thị trường trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.

- Xây dựng lại và hoàn thiện bộ máy về tiếp thị, quảng cáo và phân phối. - Tiếp tục phấn đấu củng cố và tăng cường thị trường Campuchia, Myanmar và các nước trong khối ASEAN.

3.1.2.3. Phát triển sản phẩm:

- Nâng cao và ổn định chất lượng các sản phẩm dược phẩm thú y. - Xây dựng mặt hàng chủ lực.

- Đa dạng hóa sản phẩm.

- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

3.1.2.4. Thị trường

™ Cơ cấu thị trường đến năm 2015

Dựa vào nhu cầu thị trường đã nêu tại chương 2 cũng như tình hình thực tế tại NAVETCO, công ty đã đề ra mục tiêu như sau:

55% 25% 10% 10% Miền Nam (55%) Miền Bắc (25%) Miền Trung & Tây nguyên Xuất khẩu (10%)

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu thị trường đến năm 2015

Lý do công ty ưu tiên thị trường miền Nam, đến 55% là vì đây là thị trường chủ lực của công ty từ trước cho đến nay. Đồng thời tình hình chăn ni tại đây khá phát triển. Tại thị trường miền Tây Nam Bộ, ngoài chăn nuôi truyền thống, nuôi

trồng thủy sản rất phát triển. Ngồi ra, khu vực miền Đơng Nam Bộ số lượng người chăn ni tuy ít nhưng phần lớn là các trang trại với quy mơ lớn. Do đó nhu cầu sử dụng thuốc thú y tại đây là rất lớn.

Đối với thị trường miền Bắc: công ty đã có sự tập trung đầu tư trong thời gian qua với mục tiêu mở rộng thị trường. Hơn thế, tuy quy mơ chăn ni chỉ là hộ gia đình, nhỏ lẻ nhưng lượng gia súc gia cầm tại đây khá nhiều, sức tiêu thụ thuốc thú y lớn. Đồng thời cơng ty đã một vị trí nhất định tại đây.

Đối với thị trường miền Trung và Tây nguyên: do điều kiện về thiên nhiên không được thuận lợi nên chăn nuôi chưa phát triển dẫn đến nhu cầu sử dụng thuốc thú y là không cao. Tuy nhiên đây là thị trường cịn khá dễ tính và đối thủ cạnh tranh cũng không nhiều nên công ty cũng chú trọng để phát triển thị trường này.

Không chỉ tiêu thụ trong nước, cơng ty cịn có hướng đẩy mạnh xuất khẩu. Hiện tại, cơng ty chỉ mới có 2 thị trường ổn định là Campuchia và Myanmar, nhưng sắp tới sẽ nghiên cứu và phát triển các thị trường mới. Ngoài ra, khi các rào cản về thuế quan được tháo dỡ, cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu đối với các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn. Cơng ty cũng đã có sự chuẩn bị trong việc đầu tư thiết bị và ứng dụng các công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng quản lý và chất lượng sản phẩm đồng thời đẩy mạnh việc quảng cáo, tuyên truyền. Mục tiêu của công ty là xuất khẩu chiếm 10% là vừa khả năng thực hiện.

™ Cơ cấu sản phẩm đến năm 2015

37%

63%

Vaccine (37%) Dược phẩm (63%)

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu sản phẩm đến năm 2015

Do sản xuất và tiêu thụ vaccine trong thời gian qua là ổn định và công ty đang có sự đầu tư phát triển cho ngành hàng dược phẩm do đó trong giai đoạn sắp tới cơng ty ưu tiên mở rộng các sản phẩm dược phẩm (năm 2006 dược phẩm chiếm khoảng 56%).

3.1.2.5. Thị phần trong cả nước đến năm 2015

- Vaccine: 70 - 75% - Dược: 10%

- Vaccine: tăng 8%/ năm - Dược: tăng 10%/ năm - Kinh doanh: tăng 10%/ năm

3.2. XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU 3.2.1. Xây dựng ma trận SWOT:

CƠ HỘI (O):

1. Tốc độ tăng trưởng cao, chi tiêu cho việc chăn nuôi được quan tâm hơn.

2. Công nghệ sinh học phát triển

3. Cắt giảm thuế nhập khẩu 4. Đàn gia súc, gia cầm và thủy hải sản tăng

ĐE DỌA (T):

1. Thiên tai, dịch bệnh

2. Hạ tầng pháp lý của nhà nước chưa hồn chỉnh

3. Sự phát triển của nhiều cơng ty thuốc thú y

ĐIỂM MẠNH (S):

1. Công nghệ sản xuất hiện đại 2. Tình hình tài chính tốt 3. Uy tín về thương hiệu 4. Chất lượng sản phẩm cao 5. Năng lực, trình độ của người lao động

CÁC CHIẾN LƯỢC S-O

S1,S2,S3,S5+O1,O2,O4: Chiến lược phát triển sản phẩm mới. S2,S3,S4+O1,O3,O4: Chiến lược phát triển thị trường

CÁC CHIẾN LƯỢC S-T

S1,S3+T1: Đa dạng hóa các sản phẩm để phục vụ phòng chống dịch bệnh ---> Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm S1,S2,S3,S4,S5+T3: Chiến lược thâm nhập thị trường

ĐIỂM YẾU (W):

1. Công tác đào tạo nguồn nhân lực

2. Hoạt động nghiên cứu thị trường

3. Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm

4. Hoạt động quảng cáo, khuyến mãi

CÁC CHIẾN LƯỢC W-O

W1,W2,W3+O1,O4: Chú trọng công tác quản lý, đào tạo ---> Chiến lược hội nhập về phía trước

CÁC CHIẾN LƯỢC W-T

W2, W3,W4 + T3: Đẩy mạnh các hoạt động Marketing để mở rộng thị trường ---> Chiến lược phát triển thị trường

Qua phân tích ma trận SWOT ta có thể đề ra một số chiến lược để đáp ứng được các mục tiêu mà công ty đề ra.

3.2.2. Các phương án chiến lược:

3.2.2.1. Chiến lược phát triển thị trường:

Hiện nay, đối với các sản phẩm vaccine, cơng ty đang có ưu thế là phân phối rộng khắp đến các vùng, miền trong cả nước. Trong khi đó, các sản phẩm dược của công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Thị phần của công ty nhỏ bé trong khi chăn ni đang phát triển. Do đó cơng ty cần có kế hoạch để mở rộng thị trường thơng qua những chính sách về giá cả, đẩy mạnh quảng cáo và khuyến mãi cho người tiêu dùng.

3.2.2.2. Chiến lược thâm nhập thị trường

Để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường trong khi so với các đối thủ cạnh tranh khác cơng ty vẫn có nhiều điều chưa thu hút được khách hàng. Do đó để thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thì cần phải thực hiện chiến lược Marketing tập trung vào việc tăng sức tiêu thụ của sản phẩm thông qua việc nâng cao chất lượng hàng hóa, các chương trình quảng cáo, khuyến mãi và những dịch vụ khách hàng khác.

3.2.2.3. Chiến lược phát triển sản phẩm

Chiến lược này giúp công ty đạt được những mục tiêu về doanh số cũng như phát triển thị trường.

Do cơng ty có một thuận lợi là có một trung tâm nghiên cứu thú y có bề dày kinh nghiệm, chuyên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm về vaccine.

Ngoài ra, do mảng dược thú y của cơng ty vẫn cịn thua kém nhiều đối thủ cạnh tranh nên công ty cần chú ý đến vấn đề này. Công ty cần đưa ra các sản phẩm chủ lực, có chất lượng cao, phù hợp với người tiêu dùng.

3.2.2.4. Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm:

Đa dạng hóa sản phẩm cũng có thể hiểu theo khía cạnh đa dạng hóa về quy cách đóng gói để tiện lợi nhất cho người sử dụng. Song song đó, việc đa dạng hóa sản phẩm sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu lẫn thị hiếu của người dân.

3.2.2.5. Chiến lược hội nhập về phía trước

Chiến lược về con người là chiến lược rất quan trọng trong một doanh nghiệp nên công ty cũng cần chú trọng đến việc đào tạo, huấn luyện cho người lao động để đảm bảo công việc đạt hiệu quả cao nhất.

Kiểm soát chất lượng sản phẩm chặt chẽ, không để sản phẩm không đạt tiêu chuẩn ra ngồi thị trường làm giảm hình ảnh của cơng ty và tạo lợi thế cho đối thủ cạnh tranh.

3.2.3. Lựa chọn chiến lược thơng qua ma trận QSPM cho nhóm SO

CÁC CHIẾN LƯỢC CĨ THỂ THAY THẾ

PHÁT TRIỂN THỊ

TRƯỜNG PHÁT TRIỂN SP MỚI

CÁC YẾU TỐ PHÂN LOẠI

AS TAS AS TAS

CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG

Trình độ, kinh nghiệm người lao động 3 2 6 4 12 Công tác đào tạo nguồn nhân lực 1 2 2 3 3 Công nghệ sản xuất hiện đại 4 3 12 3 12

Tình hình tài chính tốt 3 3 9 3 9

Kênh phân phối mạnh 2 4 8 3 6

Hệ thống thông tin chưa đồng bộ 1 2 2 1 1 Chương trình khuyến mãi, quảng cáo 2 4 8 4 8

Chất lượng sản phẩm 3 4 12 1 3

Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới 2 3 6 4 8

Thương hiệu 4 4 16 4 16

Hoạt động nghiên cứu thị trường 1 4 4 4 4

CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI

Thu nhập quốc dân tăng 2 2 4 2 4

Dịch chuyển cơ cấu dân số 2 2 4 2 4

Sự thay đổi nhu cầu và thị hiếu người dân 2 3 6 4 8

Vấn đề thiên tai, dịch bệnh 4 2 8 3 12

Tăng đàn gia súc, gia cầm, thủy hải sản 3 4 12 4 12

Ảnh hưởng của tự nhiên 2 2 4 2 4

Công nghệ sản xuất được nâng cao 4 2 8 3 12 Luật cạnh tranh, chống độc quyền 2 3 6 2 4

Mở rộng đầu tư nước ngoài 2 3 6 3 6

Cắt giảm thuế nhập khẩu 3 2 6 1 3

Sự quan tâm của các Bộ, ngành 3 2 6 2 6

Nếu tính theo tổng số điểm hấp dẫn thì ta chọn chiến lược phát triển sản phẩm mới vì có TAS = 157. Tuy nhiên, song song đó cũng cần chọn thêm chiến lược phát triển thị trường để hoàn thành mục tiêu của công ty.

3.2.4. Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM cho nhóm ST

CÁC CHIẾN LƯỢC CĨ THỂ THAY THẾ

THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG

ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM

CÁC YẾU TỐ PHÂN LOẠI

AS TAS AS TAS

CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG

Trình độ, kinh nghiệm người lao động 3 2 6 3 6 Công tác đào tạo nguồn nhân lực 1 2 2 2 2 Công nghệ sản xuất hiện đại 4 3 12 4 16

Tình hình tài chính tốt 3 3 9 3 9

Kênh phân phối mạnh 2 4 8 4 8

Hệ thống thông tin chưa đồng bộ 1 1 1 1 1 Chương trình khuyến mãi, quảng cáo 2 4 8 4 8

Chất lượng sản phẩm 3 4 12 2 6

Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới 2 3 6 4 8

Thương hiệu 4 4 16 3 12

Hoạt động nghiên cứu thị trường 1 4 4 4 4

CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI

Thu nhập quốc dân tăng 2 2 4 2 4

Dịch chuyển cơ cấu dân số 2 1 2 1 2

Sự thay đổi nhu cầu và thị hiếu người dân 2 2 4 4 8

Vấn đề thiên tai, dịch bệnh 4 2 8 3 12

Tăng đàn gia súc, gia cầm, thủy hải sản 3 4 12 4 12

Ảnh hưởng của tự nhiên 2 2 4 2 4

Công nghệ sản xuất được nâng cao 4 3 12 4 16 Luật cạnh tranh, chống độc quyền 2 4 8 3 6

Mở rộng đầu tư nước ngoài 2 3 6 3 6

Cắt giảm thuế nhập khẩu 3 2 6 2 6

Sự quan tâm của các Bộ, ngành 3 3 9 3 9

TỔNG CỘNG SỐ ĐIỂM HẤP DẪN 159 165

Đối với nhóm ST, ta chọn chiến lược đa dạng hóa sản phẩm vì có TAS = 165. Đa dạng hóa sản phẩm cũng là một phương cách để công ty gia tăng thị phần. Mặt khác, công ty cũng cần áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường thông qua việc tăng cường các hoạt động Marketing.

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU CỦA NAVETCO

3.3.1. Nhóm giải pháp về hệ thống quản trị

Mục tiêu của nhóm giải pháp này là giúp cơng ty đưa ra được những chiến lược chính xác, nhanh nhạy, phù hợp với các chính sách của nhà nước và xu hướng phát triển kinh tế trong nước và của thế giới và khu vực.

- Nhờ tư vấn quản lý xây dựng và sắp xếp lại hệ thống quản lý và sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất. Đây là cách mà các tập đoàn nước ngoài thường áp dụng đối với hệ thống quản lý của họ. Do đó họ ln đạt được hiệu quả quản lý tối ưu.

- Cải cách tư duy trong quản trị. Lãnh đạo công ty cần xem xét kỹ lưỡng các quy định trước khi ban hành. Cần kiểm soát cách thức thực hiện các quy định kiểm soát việc chi tiêu tiền bạc, tiến độ thực hiện kế hoạch và đặc biệt phải nâng cao nhận thức cũng như kiểm tra tính minh bạch của sổ sách, mạnh dạn phân quyền, ủy quyền cho các cộng sự viên cấp cao và cấp trung.

- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong cơng ty. Cần có sự phân biệt tương đối về tính chất, cơng việc của các bộ phận, tránh sự chồng chéo, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tập trung đầu tư chuyên sâu và đảm bảo hoạt động của các bộ phận trong công ty một cách nhịp nhàng.

- Thông tin trong hoạt động của công ty phải được phổ biến rộng rãi cho mọi thành viên của công ty để mọi người có thể nắm rõ và thực hiện kịp thời, chính xác. Sử dụng mạng máy vi tính hiệu quả.

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Điều này có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của cơng ty vì trong một mơi trường làm việc tốt, mọi người sẽ làm việc nhiệt tình, cố gắng để hồn thành tốt cơng việc của mình. Tất cả mọi người sẽ hướng về một mục đích chung là phát triển cơng ty. Đây cũng có thể xem là tài sản vơ hình của cơng ty.

→ Kết luận: Các giải pháp trên đều có thể thực hiện được ngay để từng bước

cải tiến trong hoạt động quản trị. Riêng đối với giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp địi hỏi phải có thời gian để thực hiện và người khởi đầu phải là những cán bộ quản lý của cơng ty.

Đây vẫn là một khâu cịn yếu của công ty, trong khi nguồn nhân lực là yếu tố rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Do đó cơng ty cần hết sức quan tâm và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp chiến lược phát triển công ty thuốc thú y trung ương (NAVETCO) trên thị trường thuốc thú y đến năm 2015 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)