Đánh giá tình hình trồng trọt và sản lượng cà phê Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu cà phê cho tổng công ty cà phê việt nam đến năm 2015 (Trang 31)

6. Nội dung của luận văn

1.3. Tổng quan về kinh doanh xuất khẩu cà phê

1.3.2.1. Đánh giá tình hình trồng trọt và sản lượng cà phê Việt Nam

1.3.2.1.1. Diện tích gieo trồng cà phê

Nước ta có khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi cho cây cà phê. 70% diện tích cà phê Việt Nam được trồng trên vùng đất đỏ bazan có độ phì nhiêu cao, tầng dày, tơi xốp. Mặc dù, khí hậu Việt Nam tuy có mùa khơ hơi khắc nghiệt nhưng do giải quyết tốt công tác thủy lợi nên điều này là khơng đáng kể. Ngành cà phê đã có những bước phát triển vượt bậc nhanh chóng, khoảng nửa triệu ha cà phê được trồng trong 15 năm.

Bảng 1.6: Diện tích gieo trồng cà phê Việt Nam

ĐVT: Diện tích: 1.000 ha; tỷ lệ tăng, giảm: %

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Ước 2008 Diện tích 500 480 450 450 450 450 450 450 Tỷ lệ tăng, giảm -0,04 -0,06 0 0 0 0 0

(Nguồn: Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam)

21

Diện tích giảm từ 500-450 ngàn ha năm 2001-2003, cụ thể, năm 2002 diện tích giảm 0,04% so với năm 2001 và 2003 giảm 0,06% so với 2002, do ngành cà phê thế giới rơi vào giai đoạn khủng hoảng thừa. Giá cà phê giảm đến mức kỷ lục vào 2001, 2002. Điều này đã đẩy người dân trồng cà phê đối mặt với cảnh nghèo, nợ nần,

thậm chí có trường hợp phá sản. Người dân bỏ mặc diện tích cà phê khơng chăm sóc, có nơi họ lại chặt bỏ vườn cây cà phê và thay thế bằng loại cây trồng khác. Trước tình hình rớt giá kỳ lục do sự khủng hoảng thừa này, ban lãnh đạo ngành cà phê Việt Nam đã chủ trương không mở rộng diện tích gieo trồng mà thay thế một phần diện tích này bằng các cây trồng có giá trị kinh tế cao khác như: cao su, tiêu,

điều,…

Mặc dù, giá cà phê đã được khôi phục và đạt ở mức cao nhất năm 2007 nhưng diện tích vẫn được duy trì ở mức 450 ngàn ha bởi vì đây là mức hợp lý nhất hiện

nay nhằm tránh giai đoạn khủng hoảng thừa lặp lại như trong lịch sử. Hiện nay (năm 2007), diện tích 450 ngàn ha và năm 2008 diện tích vẫn là 450 ngàn ha.

1.3.2.1.2. Giống cà phê Việt Nam

Việt Nam trồng hai loại cà phê chính là cà phê vối (cà phê Robusta) và cà phê chè (cà phê Arabica) nhưng chủ yếu là cà phê vối, với 90% sản lượng và tỷ lệ xuất khẩu lên đến 97%.

Dưới đây là một số chỉ tiêu so sánh hai lọai giống cà phê Arabica và Robusta:

22

Chỉ tiêu Giống cà phê Arabica Giống cà phê Robusta

-Mật độ cây trồng -Năng suất

-Khả năng kháng bệnh -Giá trị xuất khẩu cho 1 tấn

-Yêu cầu thâm canh -Yêu cầu tưới nước -Yêu cầu phân bón

- 6667 cây/ha. - 20 tấn/ha. - Rất tốt. - Gấp 1.5 lần Robusta. -Bình thường nhưng đúng kỹ thuật. - Ít, chống hạn tốt. - Bón ít nhưng rải đều.

- 1333 cây/ha. - 5-14 tấn/ha. - Bình thường. - Bằng 2/3 giá trị Arabica. - Cao. - Nhiều khơng có khả năng chống hạn. - Nhiều định kỳ. Nhận xét:

- Mật độ cây trồng cà phê Arabica cũng như năng suất cao hơn nhiều so với cà phê Robusta.

- Các yêu cầu kỹ thuật canh tác nhìn chung là tương đương.

- Cà phê Arabica có giá trị kinh tế cao hơn cà phê Robusta 1.5 lần.

Cà phê vối (cà phê Robusta) được trồng ở Việt Nam chủ yếu là vùng Tây Nguyên (Đaklak, Gia Lai, Lâm Đồng) và Đồng Nai… , chất lượng cà phê Robusta có hương vị riêng so với các nước khác trên thế giới.

Cà phê chè (cà phê Arabica) có sản lượng rất thấp (xấp xỉ 5%), được trồng tập trung ở các khu vực từ miền Bắc Trung Bộ (Cao Bằng, Lạng Sơn) có khí hậu và ở độ cao thích hợp cho năng suất và chất lượng tốt. Hiện nay, ở khu vực tỉnh Bình Phước và Lâm Đồng đã trồng được cà phê Arabica nhưng số lượng cịn rất ít.

Năng suất thu hoạch bình qn dao động khoảng 1,5-2,5 tấn/ha. Tuy nhiên, có sự chênh lệch năng suất giữa các vùng tương đối lớn: vùng cho năng suất cao đạt đến mức 4 tấn/ha, trong khi có vùng năng suất thấp khoảng 1-1,5 tấn/ha.

23

1.3.2.1.3. Sản lượng cà phê

Bảng 1.7: Sản lượng cà phê Việt Nam

ĐVT: Diện tích: 1.000 tấn; tỷ lệ tăng, giảm: %

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Ước 2008

Sản lượng 820 720 720 750 800 850 975 1.150

Tỷ lệ

tăng, giảm 0 0 0 0,04 0,06 0,06 0,15 0,18

(Nguồn: Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam)

Mặc dù, với diện tích khơng đổi nhưng sản lượng cà phê qua các năm đều tăng, cụ thể 2003-2007, diện tích 450 ngàn ha, sản lượng 720-975 ngàn tấn, dự kiến năm 2008 đạt 1.150 ngàn tấn; tốc độ tăng 2007 là 0,15% so với 2006, ước 2008 là 0,18% so với 2007. Sỡ dĩ, ngành cà phê Việt Nam đạt được điều này là do các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Giá xuất khẩu phục hồi và đang ở mức cao. Đây chính là điều kiện đầu tiên và rất quan trọng giúp người dân trồng cà phê phấn khích hơn.

- Do chú trọng đầu tư thâm canh nên cà phê Việt Nam có năng suất và sản lượng cao hơn.

- Kinh nghiệm sản xuất của người dân đã được nâng tầm từ khâu gieo trồng đến khâu thu hoạch và bảo quản cà phê.

1.3.2.2. Chế biến và bảo quản cà phê

™ Chế biến cà phê

Hiện nay, ngành cà phê đang sử dụng hai phương pháp chính để chế biến cà phê nhân là “phương pháp chế biến khô” và “phương pháp chế biến ướt”.

- Phương pháp chế biến khô: sau khi thu hoạch đem phơi cả quả trên sân, không qua khâu sát tươi.

- Phương pháp chế biến ướt: gồm sát tươi loại bỏ phần thịt sau lên men hay sát bỏ lớp vỏ nhớt bám ở xung quanh vỏ trấu, ngâm rửa rồi đem phơi.

(Tham khảo sơ đồ chế biến và sản xuất cà phê nhân sống ở phần phụ lục 1). TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

24

Ngồi ra, cịn có phương pháp trung gian là nửa khô, nửa ướt. Đặc điểm của phương pháp này là cà phê đem sát tươi còn lẫn cả vỏ quả đem phơi không qua công đoạn lên men và ngâm rửa.

Ở Việt Nam hiện nay chủ yếu chế biến cà phê nhân theo phương pháp khô.

Theo ước lượng, khả năng chế biến công nghiệp đáp ứng được từ 300.000 tấn đến

350.000 tấn cà phê xuất khẩu, còn lại là các cơ sở chế biến lẻ, nông dân tự chế biến bằng các phương pháp thủ công.

™ Bảo quản cà phê

Hiện nay, ở Việt Nam khâu bảo quản cà phê chưa được quan tâm đúng mức. Một mặt, là do không đủ cơ sở vật chất, kho bãi để lưu trữ cà phê ; mặt khác, quan trọng hơn đó là do thói quen. Thực tế, cà phê sau khi hái về bị ủ đóng, khi phơi lại phơi tầng dày và được bảo quản khi độ ẩm còn cao hơn mức cho phép (cao hơn 14%) (độ ẩm cà phê tối đa có thể chấp nhận được là 13%, độ ẩm đạt 12% là tốt cho việc bảo quản). Chính việc bảo quản này, đã làm giảm chất lượng cà phê, dễ phát sinh nấm, mốc, tỷ lệ hạt ngả màu, hạt đen cao,…

1.3.2.3. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam Bảng 1.8: Số lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam

ĐVT: Số lượng: 1.000 tấn; kim ngạch: 1.000 USD; Đơn giá BQ: USD/tấn

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 6 tháng/2008 Số lượng 700 704 694 886,978 803,646 808,375 974,710 472,207 Kim ngạch 284.403 267.942 447.000 576.097 634.231 956.904 1.643.468 983.563 Đơn giá BQ 406,29 380,60 644.09 649,51 789.19 1.183,74 1.686,11 2.082,91

(Nguồn: Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam)

25

Xuất khẩu cà phê Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng. Nếu năm 1991 xuất khẩu chỉ đạt được khoảng 70 ngàn tấn thì đến 2001 sản lượng này đã là 700 ngàn tấn, đạt kim ngạch 284.403 ngàn USD, số lượng xuất khẩu này liên tục tăng qua các năm đến năm 2007 đạt 974,710 ngàn tấn, đạt kim ngạch 1.643.468 ngàn USD. Riêng 6 tháng đầu năm 2008 đạt số lượng 472,207 ngàn tấn, kim ngạch 983.563 ngàn USD.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã nêu lên một số lý luận cơ bản về họach định chiến lược: khái niệm về chiến lược kinh doanh; tiến trình của họach định chiến lược. Đồng thời, trong chương này luận văn cũng khái quát một số vấn đề cơ bản của xuất khẩu: ích lợi của thương mại quốc tế; các cơng cụ và chính sách của thương mại quốc tế.

Cùng với một số lý luận cơ bản, luận văn cũng trình bày các vấn đề sau:

- Tổng quan về kinh doanh xuất khẩu cà phê trên thế giới: tình hình sản xuất cà phê trên thế giới; tình hình tiêu thụ cà phê trên thế giới và kinh nghiệm xuất khẩu cà phê ở một số nước.

- Tổng quan ngành cà phê Việt Nam: đánh giá tình hình trồng trọt, sản lượng, số lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam,…

26

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam

Tổng Cơng Ty Cà Phê Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là VIETNAM NATIONAL COFFEE CORPORATION (viết tắt là VINACAFE) được thành lập theo quyết định số 251/TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng chính phủ và hoạt động trên cơ sở Điều lệ ban hành kèm theo quyết định số 44-CP ngày 15/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Tiền thân của VINACAFE là Liên hiệp các Xí nghiệp cà phê Việt Nam, thành lập ngày 13/10/1982 theo quyết định 174/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).

VINACAFE là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Chính phủ, có trụ sở tại 240 Nguyễn Đình Chính, phường 11, quận Phú Nhuận. VINACAFE chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/1995. Hiện nay, VINACAFE có 37 đơn vị hạch tóan độc lập, 3 cơng ty có cổ phần vốn góp chi phối của VINACAFE, 6 cơng ty có cổ phần vốn góp khơng chi phối của VINACAFE và 5 đơn vị hạch tóan phụ thuộc. Đây là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mơ lớn bao gồm các đơn vị hạch toán độc lập, hạch tốn phụ thuộc và cơng ty cổ phần có quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế, tài chính, cơng nghệ, cung ứng vật tư, thiết bị, chế biến, đào tạo, nghiên cứu…

Trải qua hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành, VINACAFE đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành cà phê và nền kinh tế đất nước.

Bằng Hiệp định hợp tác quốc tế với các nước Liên Xô (cũ ), Cộng Hoà Nhân Dân Bungari, Cộng Hoà Dân Chủ Đức, Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Tiệp Khắc, VINACAFE từ năm 1982-1988 đã phát triển nhiều vùng cà phê tập trung với diện tích 20.000 ha trên địa bàn 2 tỉnh Daklak và Gia lai-Kontum.

27

Ngày nay, VINACAFE đã trở thành cái tên quen thuộc với nhiều khách hàng quốc tế. Điều này lại thêm một lần đánh giá sự trưởng thành của VINACAFE, sự lớn mạnh ấy từ khâu sản xuất làm ra sản phẩm đến khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

2.1.2. Mơ hình tổ chức của VINACAFE

Mơ hình tổ chức của VINACAFE hiện nay được bố trí như sau:

2.1.2.1. Hội đồng quản trị và Ban kiểm sóat

™ Hội đồng quản trị có 5 thành viên bao gồm: - Chủ tịch Hội đồng quản trị: Địan Đình Thêm - Tổng giám đốc: Đỗ Văn Nam

- Trưởng ban kiểm sóat: Vũ Hữu Xịch

- Và 2 thành viên kiêm nhiệm chuyên gia trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và pháp luật: Ông Nguyễn Văn Cựu và Ông Nguyễn Viết Nhu.

™ Ban kiểm sóat có 3 thành viên, trong đó có 1 thành viên Hội đồng quản trị làm trưởng ban theo phân công của Hội đồng quản trị và 2 thành viên khác do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cụ thể:

- Trưởng Ban kiểm sóat: Vũ Hữu Xịch

- Và 2 ủy viên: Cao Xuân Lưỡng và Phan Thanh Lợi

2.1.2.2. Ban Giám đốc và bộ máy giúp việc

™ Ban Giám đốc:

- Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của VINACAFE và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật Nhà nước, là người có quyền điều hành cao nhất trong VINACAFE.

- Các phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực họat động của Tổng Công Ty theo phân công của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ Tổng giám đốc phân cơng thực hiện.

28

Tổng giám đốc: Đỗ Văn Nam

Phó Tổng giám đốc: Trịnh Ngọc Tới

Phó Tổng giám đốc: Lê Thị Chỉ

Phó Tổng giám đốc: Nguyễn Văn Trương

™ Bộ máy giúp việc gồm: văn phịng VINACAFE, các ban chun mơn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành cơng việc. Hiện tại có văn phòng các ban:

- Ban kế họach đầu tư - Tài chính kế tóan

- Tổ chức cán bộ thanh tra - Kinh doanh tổng hợp - Khối văn phòng

2.1.2.3. Các đơn vị trong VINACAFE

Các đơn vị trong VINACAFE gồm những doanh nghiệp Nhà nước hạch tóan phụ thuộc, những đơn vị hạch tóan độc lập và cơng ty cổ phần. Các đơn vị thành viên của Tổng Cơng Ty có con dấu, được mở tài khỏan tại ngân hàng, có điều lệ và tổ chức họat động riêng do Hội đồng quản trị phê duyệt phù hợp với điều lệ Tổng Công Ty.

29

™ Các công ty thành viên hạch tóan phụ thuộc

STT Đơn vị Ghi chú

1 Chi nhánh Tổng Công Ty tại Hà Nội

2 Công Ty XNK Cà Phê Đà Lạt (Lâm Đồng)

3 Công Ty Kinh Doanh Tổng Hợp Vinacafe Quy Nhơn

4 Công ty Kinh Doanh Chế Biến XNK Cà Phê Đắk Hà (KT) 5 Công Ty Cà Phê 331 (Gia Lai)

™ Các cơng ty có cổ phần, vốn góp chi phối của VINACAFE

STT Đơn vị Ghi chú

1 Cty Cổ Phần Vinacafe Biên Hòa (Đồng Nai) 2 Cty Cổ Phần Đầu Tư và XNK Cà Phê Tây Nguyên 3 Cty Cổ Phần Thi Công Cơ Giới Đồng Tâm (Đaklak)

™ Các cơng ty có cổ phần, vốn góp khơng chi phối của VINACAFE

STT Đơn vị Ghi chú

1 Công Ty Cổ Phần Xây dựng Quyết Thắng (Đaklak) 2 Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Nông Sản 722

(Daklak)

3 Công Ty Cổ Phần Mía Đường 333 (Đaklak)

4 Cơng Ty Cổ Phần Kinh Doanh Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Cà Phê Đức Nguyên (Đaklak)

5 Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Thiết Bị Chế Biến Cà Phê (Khánh Hòa)

6 Công Ty Cổ Phần Cà Phê Việt Lào (TP.HCM)

30

™ Các cơng ty thành viên hạch tóan độc lập Đơn vị Ghi

chú

Đơn vị Ghi chú

1. Cty Cà Phê Ea Tul (DLk) DNCI 20. Cty Cà Phê Iasao (GL) CPH 2. Cty Cà Phê EaTiêu (DLk) DNCI 21. Cty Cà Phê Ia Grai (GL) CPH 3. Cty Cà Phê Ea H’nin (DLk) DNCI 22. Cty Cà Phê IaChâm (GL) CPH 4. Cty Cà Phê Ea Sim (DLk) DNCI 23. Cty Cà Phê Ia Blan (GL) CPH 5. Cty Cà Phê Việt Thắng

(DLk)

DNCI 24. Cty Cà Phê DakUy 3 (KT) DNCI 6. Cty Cà Phê EaKtur (DLk) DNCI 25. Cty Cà Phê Dak Uy (KT) CPH 7. Cty Cà Phê Chư Quynh

(DLk)

DNCI 26. Cty Cà Phê Dak Uy 2 (KT) CPH 8. Cty Cà Phê 719 (DLk) 27. Cty Cà Phê Dak Uy 4 CPH 9. Cty Cà Phê Buôn Hồ 28. Nông Trường 701 (KT)

10. Cty Cà Phê 720 (DLk) 29. Công Ty Cà Phê Ea Bá CPH 11. Cty Cà Phê 49 (DLk) 30. Cty SXKDDV Sơn Thành 12. Cty Cà Phê Việt Đức

(DLk)

31. Cty ĐT Cà Phê DV đường 9 (Quảng Trị)

13.Cty Cà Phê Đ’rao (DLk) 32. Cty VTCBCỨ Cà Phê XK 14. Cty Cà Phê 52 (DLk) CPH 33. Cty SX TM và DV QN 15. Cty Cà Phê 721 (DLk) CPH 34. Cty Cà Phê Cao Nguyên

Đà Lạt (Lâm Đồng) 16. Cty Cà Phê 715A (DLk) CPH 35. Cty Cà Phê Vân Hòa

17. Cty Cà Phê 715B (DLk) 36. Cty Cà Phê Dak Nông DNCI 18. Cty Cà Phê 715C (DLk) 37. Cty Cà 705 (GL) DNCI 19. Cty Cà Phê 716 (DLk)

31

Qua đây cho thấy các đơn vị trong VINACAFE ngịai cơng tác kinh doanh, sản xuất cịn đảm đương cơng việc cơng ích đó là giải quyết công ăn việc làm cho các dân tộc thiểu số, góp phần ổn định đời sống cho các dân tộc này. Cụ thể,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu cà phê cho tổng công ty cà phê việt nam đến năm 2015 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)