6. Nội dung của luận văn
2.2. Phân tích môi trường kinh doanh xuất khẩu cà phê của VINACAFE đến
2.2.1.4. Về điều kiện xã hội
Lĩnh vực văn hóa xã hội có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ người biết chữ đạt 90%/tổng dân số quốc gia, vấn đề sức khỏe được cải thiện. Tính đến nay, thu nhập quốc dân tính trên đầu người khoảng 1.000USD . Đó là những thuận lợi hết sức cơ bản cho việc phát triển của các ngành,
34
trong đó có ngành cà phê. Mặt khác chúng ta cũng biết rằng nước ta có thế mạnh về nơng nghiệp với khoảng 75% dân số ở nông thôn. Cho nên việc phát triển ngành cà phê sẽ góp phần sử dụng nguồn nhân lực dồi dào trong nơng thơn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho đất nước và nâng cao mức sống nông dân . Sự phát triển của khoa học –cơng nghệ địi hỏi lao động phải có kỹ năng và trình độ nhất định.
2.2.1.5. Về điều kiện tự nhiên
Đất đai và địa hình
Cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, đất trồng cà phê có thể có nguồn gốc địa chất khác nhau, trong đó đất bazan là lý tưởng nhất vì loại đất này có đặc điểm lý hoá tinh kết và tầng dày. Yêu cầu cơ bản của đất trồng cà phê là có tầng dày từ 70 cm trở lên, thốt nước tốt, khơng bị úng lầy.
Phần lớn cà phê ở Việt Nam được trồng trên đất bazan như ở Daklak, Gialai, Đồng Nai, Lâm Đồng, Phủ Quỳ (Nghệ An), miền trung du và miền núi phía Bắc. Bên cạnh đó, cũng có những vùng cà phê trồng trên vùng đất granite như Eaka (Daklak), trên vùng đất xám pha granite như Dakuy (Kontum). Các vùng trung du và vùng núi phía bắc nước ta trồng cà phê chủ yếu trên đất có nguồn gốc đá thạch.
Địa hình để trồng cà phê thường bằng phẳng hoặc lượn sóng. Những nơi địa hình có dốc lớn hơn 15o phải xử lý tốt cơng trình xói mịn, khơng được trồng cà phê vào vùng trũng khơng thốt nước được.
Dù trồng cà phê trên loại đất nào thì vai trị của con người có tính quyết định trong việc duy trì, bảo vệ, nâng cao độ phì nhiêu của đất. Ngay cả trên đất bazan, nếu khơng được chăm sóc tốt thì cà phê vẫn không phát triển được. Ngược lại, những vùng đất không phải là bazan, nếu tăng cường thâm canh vẫn có thể tạo nên khả năng vườn cây phát triển tốt, năng suất cao.
Mặt khác, cây cà phê là cây công nghiệp dài ngày lại hay phụ thuộc vào thiên nhiên mà thiên nhiên thì hay xảy ra những tình huống mua bão bất ngờ gây nhiều
35
rủi ro. Đó là những trở ngại lớn đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và VINACAFE nói riêng.
Nhìn chung, đất đai và địa hình Việt Nam phù hợp cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển.
Về khí hậu
Cà phê chỉ trồng được ở những vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Ngoài yếu tố đất đai cây cà phê còn đòi hỏi một số yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng, gió. Vì vậy khi chọn vùng trồng cà phê phải chú ý đến các yếu tố quan trọng này.
- Nhiệt độ: phạm vi nhiệt độ phù hợp với mỗi giống cà phê có khác nhau. Cà phê chè ở nơi mát và hơi lạnh, nhiệt độ thích hợp nhất từ 18-250C. Ngược lại, cà phê vối thích hợp ở những vùng nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp từ 22-260C.
- Lượng mưa: lượng mưa cần thiết đối với loại cà phê chè từ 1.300mm- 1.900mm, cà phê vối 1.300mm-2.500mm. Ở nước ta, lượng mưa tập trung 70- 80% vào mùa mưa gây ra hiện tượng thừa nước, mùa khô kéo từ 3-5 tháng và lượng mưa chỉ chiếm 20-30% nên nhiều nơi cà phê thiếu nước nghiêm trọng. - Ẩm độ: ẩm độ của khơng khí phải trên 70% mới thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây cà phê.
- Ánh sáng: cây cà phê chè là loại thích ánh sáng tán xạ, cịn cây cà phê vối thì lại thích ánh sáng trực xạ yếu.
- Gió: gió lạnh, gió nóng, gió khơ đều có hại đến sinh trưởng của cây cà phê. Gió mạnh làm cho lá bị rách, lá rụng, các lá no bị thui đen; gió nóng làm cho lá bị khơ héo và tăng nhanh quá trình bốc hơi nước đặc biệt là về mùa khô.
Phân bố địa lý các vùng sản xuất cà phê nước ta
Lãnh thổ nước ta nằm trong vùng có khí hậu và điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, trong đó có cây cà phê.
Ở phía Nam, phân bố nhiệt tương tự vùng xích đạo, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm không quá 30C. Trong khi đó ở miền bắc lại có sự phân hoá
36
theo mùa khá rõ rệt, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm lên tới 100C. Ranh giới giữa hai miền là dải Hải Vân cao trên 1.000m trở thành vách ngăn những đợt gió mùa Đơng Bắc nên dẫn đến khí hậu hai miền khác nhau.
Từ những điều kiện tự nhiên trên, chúng ta hồn tồn có căn cứ để phân bố loại cà phê Arabica ở phía Bắc và loại cà phê Robusta ở phía Nam.
Tóm lại, lãnh thổ nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới nên có các điều kiện rất thích hợp để trồng cà phê.
2.2.1.6. Khoa học-công nghệ
Hàng loạt những tiến bộ khoa học, công nghệ mới trong nước và thế giới đang và sẽ được áp dụng nhanh vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến, sẽ là những tác nhân mạnh mẽ tạo ra bước ngoặc mới không chỉ trong lĩnh vực sản xuất mà cả trong lĩnh vực kinh doanh.
2.2.1.7. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng của Việt Nam nhìn chung cịn q thấp kém. Đặc biệt là vấn đề quy hoạch cảng biển còn nhiều bất cập, chưa sát theo tình hình thực tế, việc quy hoạch chưa hợp lý. Chính điều này đã làm cho tình trạng quá tải tại tất cả các cảng đặc biệt là các cảng tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian gần đây, gây ùn tắc container nghiêm trọng. Điều này đã tác động trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của VINACAFE nói riêng.
Nếu việc nghiên cứu mơi trường vĩ mơ là rất quan trọng và cần thiết thì việc nghiên cứu môi trường ngành, đặc thù trong hoạt động kinh doanh của ngành cà phê Việt Nam lại khơng thể bỏ qua vì nó sẽ cho chúng ta biết các yếu tố ảnh hưởng, đang tồn tại trong ngành để từ đó có những định hướng phù hợp.
37
2.2.2. Môi trường ngành (Các yếu tố đặc thù trong ngành cà phê Việt Nam) 2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh 2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh hiện tại: đó chính là các doanh nghiệp hoạt động trong kinh doanh xuất khẩu cà phê. Hiện nay, có hàng trăm đơn vị đầu mối XK của Việt Nam và lại thêm các đầu mối xuất khẩu trực tiếp là các thương gia nước ngồi nên gây ra tình trạng tranh mua, tranh bán rất quyết liệt. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình thương mại xuất khẩu và gây thiệt hại cho tịan ngành cà phê nói chung và VINACAFE nói riêng và xa hơn đó là kinh tế Việt Nam vì cà phê là một mặt hàng mang về cho đất nước một khối lượng kim ngạch xuất khẩu lớn hàng năm. Các Cty nước ngồi có văn phịng, có chi nhánh hay cơng ty hoạt động mua bán trực tiếp tại Việt Nam đang dần xâm chiếm vào thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của VINACAFE nói riêng. Các cơng ty này là khách hàng lại đồng thời là đối thủ cạnh tranh lớn mạnh đối với VINACAFE. Chúng ta có thể kể tên một số đơn vị nước ngoài đang nổi lên đó là Atlantic Việt Nam, Olam Việt Nam, Neumann Gruppe Việt Nam, Armajaro Việt Nam,… khi mà họ đang dần dần quen với thị trường, pháp luật và tập quán của Việt Nam. Dưới đây, có thể đưa ra một số điểm mạnh và điểm yếu của họ như sau:
- Điểm mạnh:
+ Mạnh về tài chính do có một lượng vốn khổng lồ từ nước ngoài được mang vào kinh doanh tại Việt Nam.
+ Máy móc, thiết bị, kho bãi hiện đại.
+ Có kinh nghiệm dày dạn trong bn bán quốc tế.
+ Có đội ngũ nhân viên giỏi do trả lương cao và có chính sách đãi ngộ tốt nên thu hút được người giỏi.
- Điểm yếu:
+ Thị trường Việt Nam còn mới mẻ đối với họ về mọi mặt chẳng hạn như: luật pháp, thị trường, con người,…đặc biệt là mới mẻ trong việc tìm kiếm nhà cung
38
cấp trực tiếp nên bước đầu mới vào họ thường chỉ tập trung mua hàng qua các đầu mối xuất khẩu của Việt Nam.
+ Khơng nhận được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ.
Mặt khác, do có q nhiều đầu mối trong VINACAFE nên dẫn đến hiện tượng tranh mua tranh bán rất quyết liệt trong nội bộ lẫn nhau và vì vậy vơ tình đưa phần lợi về tay thương nhân nước ngoài.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: cũng chính là các doanh nghiệp, các cơng ty Việt Nam và đặc biệt là các cơng ty nước ngồi mà sẽ nhảy vào ngành kinh doanh xuất khẩu cà phê trong lương lai, theo nguồn tin cho biết tập đoàn Noble đang chuẩn bị nhảy vào thị phần này.
2.2.2.2. Nhà cung cấp
Đó là các doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở sản xuất, các nông trường cà phê,..cung ứng cà phê cho VINACAFE.
Đối với các nơng trường, VINACAFE thường thực hiện chính sách khốn sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả.
Tuy nhiên, phần lớn cà phê xuất khẩu VINACAFE vẫn được mua từ các nhà cung ứng có thể từ chính các đơn vị trong VINACAFE hay các đơn vị ngoài VINACAFE. Nhìn chung, do là một doanh nghiệp đầu ngành của cả nước nên VINACAFE có những ưu thế nhất định trong thu mua từ nhà cung ứng trong mặc cả giá cả cũng như nguồn hàng. Vì vậy, VINACAFE có thể chủ động được về nguồn hàng. Tuy nhiên, dù mua từ nguồn nào đi nữa cũng đòi hỏi phải có nguồn tiền ứng trước cho các đơn vị cung ứng nên đây chính là một khó khăn mà đôi khi VINACAFE không chủ động được trong mua hàng và bán hàng với số lượng hàng lớn, giao dài hạn.
Tóm lại, trên phương diện nhà cung cấp VINACAFE cũng bị tranh mua từ các đối thủ cạnh tranh và đây chính là một thực tế khơng thể thay đổi được khi mà tình hình tài chính của VINACAFE còn quá yếu.
39
2.2.2.3. Thị trường và khách hàng
Nhu cầu cà phê thế giới ngày càng tăng. Đây là yếu tố rất thuận lợi cho ngành cà phê tồn tại và phát triển.
Cà phê của VINACAFE có mặt trên hầu hết các thị trường trên thế giới. Tuy nhiên các thị trường này không phải do chính VINACAFE xuất trực tiếp đến mà do các người mua nước ngồi bán. Đây chính là hạn chế rất lớn và là khó khăn thách thức lớn nhất đối với VINACAFE. Khách hàng không mua trực tiếp qua VINACAFE do:
- Công tác thị trường, marketing kém.
- Khơng đủ tài chính để đảm nhận vì lượng hợp đồng lớn, có tính chất giao dài hạn.
- Nhu cầu cà phê được chế biến sâu và kỹ hơn.
- Chưa có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, kỳ cựu trong kinh doanh quốc tế. Vì vậy, thị trường hiện tại của VINACAFE còn quá nhỏ bé. Trong tương lai VINACAFE cần có hướng mở rộng thị trường trực tiếp tại nước ngoài. Riêng cà phê thành phẩm cần tiếp tục đẩy mạnh công tác xuất khẩu sang thị trường Châu Á Thái Bình Dương, Bắc Trung Mỹ, và thị trường truyền thống Đông Âu. Điều quan trọng là cần mở rộng khách hàng sang Tây Âu vì đây là một thị trường rất lớn và tiềm năng.
Có thể nói, khách hàng thực sự cho cà phê nhân của VINACAFE, chính là những nhà rang xay trực tiếp nước ngoài, những thương gia trực tiếp nước ngoài mà VINACAFE cần phải xác định đây chính là khách hàng lâu dài. Riêng mảng khách hàng là các văn phịng đại diện, các chi nhánh của các tập đồn nước ngồi hiện nay,…chỉ là khách hàng tạm thời. Vì vậy, ngay từ bây giờ VINACAFE phải có định hướng chiến lược cho thị trường xuất khẩu của mình vì nếu không trong tương lai gần VINACAFE sẽ dần mất đi thị trường khi mà các khách hàng của VINACAFE cũng trở thành những đầu mối xuất khẩu chuyên nghiệp.
40
2.2.2.4. Sản phẩm thay thế
Đó chính là:
- Cà phê nhân của các đơn vị cung ứng khác.
- Cà phê nhân có chất lượng cao, được chế biến sâu, kỹ và đa dạng chủng loại. - Các loại nước uống khác.
2.2.3. Môi trường nội bộ của VINACAFE
2.2.3.1. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu cà phê của VINACAFE 2.2.3.1.1. Diện tích và sản lượng cà phê 2.2.3.1.1. Diện tích và sản lượng cà phê
Chính thức đi vào họat động từ tháng 9/1995, VINACAFE có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê. Qua 13 năm họat động, VINACAFE đã khẳng định được vai trị nịng cốt của mình trong ngành cà phê Việt Nam. Năng suất và sản lượng cà phê không ngừng được tăng lên.
Bảng 2.1. : Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê nhân của VINACAFE
ĐVT: Diện tích: ha; sản lượng: tấn; NSBQ: tấn/ha.
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Diện tích 29.300 19.639 22.190 22.500 20.000 18.500 17.500 17.500 Sản lượng 43.372 29.580 39.500 37.400 30.000 38.000 38.000 39.000 NSBQ 1,480 1,506 1,780 1,662 1,500 2,540 2,171 2,229 (Nguồn: Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam)
Qua bảng 2.1, chúng ta thấy:
Diện tích: Có sự điều chỉnh giảm diện tích gieo trồng trong VINACAFE từ
năm 2001 đến nay. Cụ thể, năm 2001 diện tích là 29.300 ha nhưng đến nay năm 2008 diện tích gieo trồng là 17.500 ha. Sở dĩ có sự điều chỉnh giảm này là nhằm tránh chu kỳ khủng hoảng thừa lập lại như trong năm 2001, 2002 khi mà giá cà phê
41
rớt xuống q thấp. Diện tích đất cịn lại sẽ được tận dụng trồng các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao khác như cao su, tiêu, điều,..
Năng suất bình quân ngày càng tăng, nếu năm 2001 NSBQ chỉ đạt 1,48
tấn/ha thì đến năm 2007 đạt 2,171 tấn/ha, gấp 1,47 lần so với năm 2001, ước năm 2008 NSBQ đạt 2,229 tấn/ha. Đây là một kết quả đáng phấn khởi, góp phần nâng cao giá trị diện tích đất sử dụng.
Sản lượng: Diện tích giảm kéo theo sản lượng giảm. Mặc dù vậy, sản lượng
giảm ít hơn so với diện tích vì năng suất bình qn ngày càng tăng. Sản lượng năm 2001 đạt 43.372 tấn nhưng đến năm 2007 là 38.000 tấn, ước năm 2008 là 39.000 tấn.
2.2.3.1.2. Các chủng loại mặt hàng cà phê xuất khẩu
Hầu hết cà phê xuất khẩu của VINACAFE là cà phê nhân chỉ có một lượng nhỏ là cà phê thành phẩm của VINACAFE Biên Hòa được xuất khẩu.
Dưới đây là qui cách, phẩm chất của cà phê nhân xuất khẩu:
Qui cách, phẩm
chất Loại 1, sàng 18 Loại 1, sàng 16 Loại 2, sàng 13
- Độ ẩm - Đen bể - Tạp chất - Lẫn loại -Hạt trên sàng -Không mốc , không lên men, không mùi lạ - 12,5% max - 2% max - 0,5% max - 0,5% max - 90% min trên sàng 18 - Đáp ứng tiêu chuẩn này - 12,5% max - 2% max - 0,5% max - 0,5% max - 90% min trên sàng 16 - Đáp ứng tiêu chuẩn này - 13% max - 5% max - 1% max - 1% max - 90% min trên sàng 13 - Đáp ứng tiêu chuẩn này
42
2.2.3.1.3. Chất lượng cà phê nhân xuất khẩu
Trước hết phải nói rằng cà phê vối của Việt Nam nói chung và của VINACAFE nói riêng về bản chất vốn có của nó là ngon. Có thể là do cà phê vối hầu hết được