Phân tích năng lực kinh doanh xuất khẩu cà phê của VINACAFE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu cà phê cho tổng công ty cà phê việt nam đến năm 2015 (Trang 65)

6. Nội dung của luận văn

2.2. Phân tích môi trường kinh doanh xuất khẩu cà phê của VINACAFE đến

2.2.3.2. Phân tích năng lực kinh doanh xuất khẩu cà phê của VINACAFE

2.2.3.2.1. Về nhân sự

Tổng số lao động: 21.900 người, trong đó:

- Cơng nhân viên đóng bảo hiểm xã hội: 15.160 người

- Công nhân liên doanh, liên kết khơng đóng bảo hiểm xã hội: 4.040 người - Cơng nhân hợp đồng lao động thời vụ: 2.700 người

- Cơng nhân hợp đồng nhận khóan vườn cây: 15.714 người

- Lao động người dân tộc (công nhân và hợp đồng thời vụ): 2.900 người

Nhìn chung, lực lượng trong ngành dồi dào nhiều kinh nhiệm, có tay nghề, yêu ngành, yêu nghề. Đặc biệt, cán bộ trực tiếp kinh doanh có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình và trình độ chuyên môn khá cao. Tuy nhiên số lượng cán bộ giỏi này vẫn cịn rất ít, vì vậy đây chính là điểm khơng thuận lợi cho VINACAFE.

2.2.3.2.2. Về quản lý

Hơn 25 năm phát triển ngành cà phê, mặc dù đã nhiều lần thay đổi về tổ chức. Mỗi lần trình độ quản lý được nâng lên, cán bộ được trẻ hóa. Đặc biệt là từ khi có quyết định thành lập VINACAFE và điều lệ hoạt động của nó được ban hành. Tuy

55

nhiên, trước giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì rất cần có sự tổ chức, sắp xếp lại bộ máy trong VINACAFE cho phù hợp và hiệu quả hơn nhằm huy động và tập trung tài chính và tăng cường quản lý, kiểm sốt để nâng cao hiệu quả vì thực tế hiện nay vẫn còn tồn tại một số đơn vị kinh doanh thua lỗ gây thiệt hại lớn cho tài sản Nhà nước.

2.2.3.2.3. Về tài chính

Do sự tồn tại quá nhiều đầu mối xuất khẩu cũng như hệ thống cung ứng đã gây ra tình trạng sau:

- Khơng kiểm sốt được nguồn vốn tại các đơn vị.

- Các doanh nghiệp có vốn q ít thì khơng thể vực dậy trong giai đoạn hiện nay nên nhiều trường hợp còn dẫn đến thua lỗ, gây thiệt hại chung cho tồn VINACAFE.

Vì vậy, VINACAFE đang rất cần một định hướng chiến lược nhằm tập trung lại lượng vốn này để kinh doanh mang lại hiệu quả cao hơn.

Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu tài chính của VINACAFE trong thời gian qua

ĐVT: Tỷ đồng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Nguyên giá TSCĐ 1.600 1.700 1.879 1.634,469 1.850 Nguồn vốn KD 595 650 740 760 820 Tổng doanh thu 3.200 4.150 4.500 5.285 7.200 Số đơn vị lỗ 23 18 7 5 5

KQ SXKD cân đối lãi-lỗ -15,6 3,6 90 105 250

Nộp NS 42 40,2 65 45 85

(Nguồn: Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam) Nhận xét:

Vốn kinh doanh rất ít, đây là lý do tác động rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của VINACAFE, cụ thể:

56

- Thiếu vốn, nhu cầu về vốn để thu mua cà phê vào khi giá rẻ đợi giá cao mới bán là rất lớn nhưng trong tình trạng thiếu vốn nên VINACAFE không tận dụng được cơ hội này. Điều này đã làm VINACAFE bỏ lỡ nhiều cơ hội lớn trong kinh doanh và trong một vài trường hợp trước đây còn bị thua lỗ do hợp đồng ký rồi nhưng chưa mua hàng vào kịp nên dẫn đến thua lỗ trầm trọng.

- Thiếu vốn cộng với lãi suất ngân hàng quá cao buộc các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải nhanh chóng bán hàng ngay để quay vịng vốn nhanh. Vì vậy hiệu quả thương vụ không cao.

- Thiếu vốn nên VINACAFE khơng có điều kiện đầu tư thích đáng nên cơ sở vật chất của VINACAFE còn thấp kém. Hệ thống thủy lợi, hệ thống giao thơng cịn thiếu và chưa đồng bộ. Hệ thống dây chuyền chế biến của VINACAFE đã cũ kỹ, lạc hậu ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này chính là do VINACAFE cịn tồn tại quá nhiều đầu mối xuất khẩu, quá nhiều các đơn vị làm ăn không hiệu quả, thua lỗ,…do quản lý vốn kém, thiếu hiệu quả,… Vì vậy, rất cần có sự cải cách lại trong VINACAFE để tập trung lại nguồn lực tài chính này nhằm kinh doanh hiệu quả hơn.

2.2.3.2.4. Về nghiên cứu và phát triển

Nhìn chung, trong thời gian qua VINACAFE chưa quan tâm trong việc nghiên cứu và phát triển về chất lượng sản phẩm, chỉ đi sâu nghiên cứu về giống, đất đai, quy hoạch. Bởi vì, sản phẩm thì đa phần chỉ xuất cà phê nhân thô chưa qua chế biến sâu, đa dạng. Đây là vấn đề rất quan trọng và cũng là điểm yếu của VINACAFE.

2.2.3.2.5. Về marketing

Sản phẩm kinh doanh chính của VINACAFE là cà phê. Tuy nhiên công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin chỉ dừng lại qua báo chí, cơng tác khuyến mãi, quảng cáo yếu kém…..Nói chung, cơng tác marketing của VINACAFE cịn q yếu kém.

57

2.2.3.2.6. Về chất lượng cà phê nhân xuất khẩu

Chất lượng cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của VINACAFE nói riêng cịn thấp, cụ thể cà phê nhân có thủy phần cao, tổng số lỗi, tạp chất, đen vỡ cịn cao, kích thước hạt nhỏ nhưng được ưu điểm là giống tốt, ít sâu. Những lỗi trên chủ yếu là do chế biến theo phương pháp thủ công hoặc các xưởng chế biến có cơng xuất nhỏ, lạc hậu (chỉ sản xuất cơng nghiệp được khỏang 10.000 tấn/năm). Các đầu mối xuất khẩu của VINACAFE khơng có cơ sở tái chế, khâu thu họach đồng lọat nên có lẫn nhiều hạt xanh và chính vì khơng có cơ sở tái chế cộng với tài chính yếu nên cà phê nhân khi mua từ nhà cung ứng thì được xuất ngay, vì vậy, cho đến nay đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu trong VINACAFE chưa thể áp dụng tiêu chuẩn chất lượng TCVN 4193:2005 nên chất lượng cà phê nhiều khi chưa đảm bảo. Nhiều khách hàng mua cà phê của VINACAFE đưa về tái chế, chọn lọc rồi bán với giá cao hơn. Đây là điểm đáng lưu tâm mà trong tương lai VINACAFE cần phải khắc phục để nâng cao chất lượng trong tương lai vì chỉ có cải tiến, nâng cao chất lượng mới mới rút ngắn được chênh lệch giá so với thị trường Ln Đơn và mới có thể tìm đến người mua trực tiếp ở nước ngồi. Chất lượng chính là cơ sở để tạo uy tín, thương hiệu cà phê.

Từ việc nghiên cứu ba cấp độ mơi trường trên đây, chúng ta có thể nhận định rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với VINACAFE và đây chính là cơ sở để đưa ra định hướng phát triển đúng và phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay đến năm 2015.

58

2.3. Ma trận SWOT rút gọn của VINACAFE

Qua phân tích mơi trường vĩ mơ, mơi trường ngành và mơi trường nội bộ của VINACAFE, có ma trận SWOT rút gọn sau:

MA TRẬN SWOT (Strength: S- Weakness: W- Opportunity: O- Threat: T) Những điểm mạnh (S) -Giống cà phê tốt. -Có uy tín trên thị trường Việt Nam do là một đơn vị đầu tàu của ngành

cà phê Việt Nam. -Am hiểu thị trường Việt Nam. -Nhận được sự hỗ

trợ từ phía Chính phủ.

Những điểm yếu (W)

- Xuất chủ yếu qua các văn phịng, cơng ty, chi nhánh nước ngồi tại Việt Nam.

- Khó khăn lớn về vốn.

- Cơ sở vật chất yếu kém, công nghệ kỹ thuật lạc hậu.

- Xuất chủ yếu dưới dạng thô, chất lượng chưa cao.

-Công tác nghiên cứu, phát triển và marketing chưa được

quan tâm đúng mức.

-Thiếu đội ngũ chuyên viên

giỏi.

Những cơ hội (O)

-Hội nhập quốc tế, Việt Nam được hưởng những lợi ích của tự do hóa thương mại.

-Sự phát triển như vũ bảo của công nghệ thông tin.

-Nhu cầu cà phê trên thế giới ngày càng gia tăng.

Những nguy cơ (T)

-Áp lực từ đối thủ cạnh tranh. -Yêu cầu về chất lượng cà phê ngày càng cao.

59

Qua ma trận SWOT trên đây, chúng ta thấy bên cạnh những điểm mạnh: là một đơn vị đầu tàu trong ngành cà phê Việt Nam, am hiểu thị trường Việt Nam,… thì VINACAFE cịn tồn tại khá nhiều những điểm yếu: xuất qua trung gian, xuất chủ yếu dưới dạng thơ, khó khăn lớn về vốn,…; bên cạnh những cơ hội, những thuận lợi cho kinh doanh xuất khẩu cà phê của VINACAFE: nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào kinh tế thế giới, nhu cầu cà phê thế giới ngày càng tăng,.. thì VINACAFE cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ: áp lực từ đối thủ cạnh tranh, nguy cơ bị mất thị trường,…

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 này, luận văn đã trình bày quá trình hình thành, phát triển và mơ hình tổ chức của Tổng Cơng Ty Cà Phê Việt Nam.

Đồng thời, qua chương này tác giả đã phân tích mơi trường kinh doanh xuất khẩu cà phê của VINACAFE đến năm 2015 bao gồm: môi trường vĩ mô, môi trường ngành (các yếu tố đặc thù trong ngành cà phê Việt Nam) và môi trường nội bộ của VINACAFE. Trên cơ sở phân tích mơi trường kinh doanh, tác giả đã đưa ra ma trận SWOT rút gọn của VINACAFE.

60

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO VINACAFE ĐẾN NĂM 2015

3.1. Nhiệm vụ, phương hướng và mục tiêu của VINACAFE đến 20153.1.1. Một số quan điểm cơ bản trong kinh doanh XK cà phê 3.1.1. Một số quan điểm cơ bản trong kinh doanh XK cà phê

™ Kinh doanh cà phê khơng chỉ vì lợi ích riêng của VINACAFE mà phải góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế, xã hội của đất nước và tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.

™ Phát huy tiềm năng đất đai, lao động, thị trường tiêu thụ, vốn liếng trong nhân dân để thúc đẩy ngành cà phê phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất góp phần tăng trưởng kinh tế nước nhà.

™ Kinh doanh phải gắn với thị trường và phải coi việc mở rộng thị trường ngoài nước và trong nước là điều kiện sống cịn.

™ Đa dạng hóa sản phẩm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương tiện quản lý tiên tiến, để tăng năng suất lao động, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm là những giải pháp quan trọng, xuyên suốt trong quá trình phát triển và kinh doanh và cũng là biện pháp chiến thắng trong cạnh tranh.

™ Góp phần làm trong sạch môi trường.

3.1.2. Nhiệm vụ của VINACAFE

VINACAFE có nhiệm vụ thực hiện việc phát triển và kinh doanh cà phê theo kế họach phát triển ngành cà phê của cả nước; chủ động sản xuất kinh doanh đồng thời khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động.

3.1.3. Phương hướng đến năm 2015

Vấn đề đặt ra cho VINACAFE trong việc xác định chiến lựợc phát triển đến năm 2015 là đi vào chiều sâu, phát triển bền vững.

Phương hướng phát triển của VINACAFE như sau:

61

™ Chăm sóc, thâm canh diện tích cà phê vối hiện có, giữ năng suất ổn định. Dừng toàn bộ các dự án phát triển cà phê vối, kể cả không trồng thay thế diện tích cà phê già cỗi đã đến thời kỳ thanh lý. Mạnh dạn giảm diện tích cà phê vối già cỗi chuyển sang sản xuất một số cây có giá trị kinh tế cao khác như điều, cao su, tiêu,…

™ Chuyển một số diện tích cà phê vối có điều kiện sinh thái phù hợp sang trồng cà phê chè như ở Đăknông, Đăkrlấp, M’Đrăk (ĐăkLăk) và một số vùng ở Gia Lai và Kon Tum.

™ Loại ra khỏi thị trường cà phê có chất lượng kém. Thực hiện cơng nghiệp hố - hiện đại hố trong việc thu hái, chế biến với quy trình đặc biệt để sản xuất ra loại cà phê hảo hạng.

™ Ổn định thị trường tiêu thụ đã có, khẩn trương mở rộng thị trường mới nước ngồi và khuyến khích tiêu dùng trong nước.

™ Thực hiện nhanh công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp trong VINACAFE.

3.1.4. Mục tiêu

Các nhà chiến lược về cà phê thế giới cho rằng: giữ cho tổng sản lượng cà phê thế giới vào khoảng 120 triệu bao hàng năm là tốt nhất, nó vừa gắn sát với mục tiêu và có một khoảng dự phòng nhất định cho sự phát triển tiêu dùng cà phê.

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình sản xuất cà phê thế giới và khu vực, Hiệp Hội Cà Phê Ca Cao Việt Nam (VICOFA) đưa ra phương án sau đây:

- Sản lượng cà phê thế giới : 120 triệu bao. - Các nước (trừ Brazil và Việt Nam) : 67 triệu bao.

- Brazil : 35 triệu bao.

- Việt Nam : 18 triệu bao.

Mục tiêu từ nay đến năm 2015, ngành cà phê Việt Nam chọn con số an toàn nhất là 18 triệu bao cà phê tức là 1.080 ngàn tấn /năm. Về cơ cấu cà phê chè và vối theo điều kiện tự nhiên cho phép là 25:75 tức là hàng năm sản xuất ra 270 ngàn tấn cà phê chè và 810 ngàn tấn cà phê vối.

62

Theo thống kê hiện nay cả nước có khoảng 450.000 ha cà phê, trong đó cà phê vối ước tính 420.000 ha, cà phê chè 30.000 ha. Với mục tiêu từ nay đến năm 2015 giữ lại 320.000 ha cà phê tốt, chuyển 70.000 ha vối ở những vùng có điều kiện sinh thái thích hợp sang trồng cà phê chè và 30.000 ha cà phê già cỗi sang trồng một số cây có giá trị kinh tế cao khác như điều, cao su, tiêu,...

Như vậy, cơ cấu diện tích cà phê tồn ngành như sau: - Duy trì chăm sóc : 320.000 ha cà phê vối

- Phát triển đủ : 100.000 ha cà phê chè. Trong đó:

+ Chuyển đổi : 70.000 ha cà phê vối sang trồng cà phê chè. + Chăm sóc : 30.000 ha cà phê chè hiện có.

---------------------------------------------------------------------------------- Tổng cộng : 420.000 ha cà phê.

Xuất phát từ mục tiêu tòan ngành cà phê trong hướng phát triển sắp tới, xây dựng mục tiêu phát triển cho VINACAFE.

Mục tiêu của VINACAFE từ nay đến năm 2015

- Tổ chức, sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp.

- Tăng năng suất bằng cách thâm canh, chú trọng chăm sóc, thu họach, chế biến và bảo quản cà phê.

- Đẩy mạnh hợp tác, đầu tư đa dạng hóa sản phẩm: chế biến cà phê chất lượng cao, chế biến sâu, cà phê thành phẩm,..

- Điều tra nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ. - Phát triển thành một tập đòan cà phê mạnh đến năm 2015. - Giải quyết công ăn việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số. - Góp phần cùng tịan ngành cà phê phát triển.

Dưới đây là một số chỉ tiêu cụ thể của VINACAFE cho giai đoạn từ nay đến năm 2015:

63

- Diện tích: diện tích hiện tại là 17.500 ha, trong đó diện tích cà phê chè chiếm 2.500 ha và cà phê vối chiếm 15.000 ha. Mục tiêu đến năm 2015 của VINACAFE là :

+ Chuyển đổi 500 ha diện tích cà phê vối già cỗi sang trồng các loại cây cơng nghiệp khác có giá trị kinh tế cao như: cao su, điều, tiêu,..

+ Tổng diện tích gieo trồng cà phê là 17.000 ha, trong đó:

ƒ Duy trì chăm sóc : 13.600 ha cà phê vối

ƒ Phát triển đủ : 3.400 ha cà phê chè. Trong đó:

9 Chuyển đổi : 900 ha cà phê vối sang trồng cà phê chè.

9 Chăm sóc : 2.500 ha cà phê chè hiện có.

- Sản lượng cà phê nhân gieo trồng phấn đấu đạt 43.000 tấn đến năm 2015. - Khối lượng xuất khẩu cà phê nhân phấn đấu đến năm 2015 đạt 350 ngàn tấn và kim ngạch xuất khẩu là 700.000 ngàn USD.

3.2. Định hướng chiến lược kinh doanh cho VINACAFE đến năm 2015 3.2.1. Định hướng chiến lược kinh doanh 3.2.1. Định hướng chiến lược kinh doanh

Phát triển ma trận SWOT rút gọn trong chương 2, mục 2.3, có ma trận SWOT đầy đủ dưới đây:

64 MA TRẬN SWOT (Strength: S-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu cà phê cho tổng công ty cà phê việt nam đến năm 2015 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)