Thực trạng sản xuất và xuất khẩu cà phê của VINACAFE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu cà phê cho tổng công ty cà phê việt nam đến năm 2015 (Trang 51)

6. Nội dung của luận văn

2.2. Phân tích môi trường kinh doanh xuất khẩu cà phê của VINACAFE đến

2.2.3.1. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu cà phê của VINACAFE

2.2.3.1.1. Diện tích và sản lượng cà phê

Chính thức đi vào họat động từ tháng 9/1995, VINACAFE có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê. Qua 13 năm họat động, VINACAFE đã khẳng định được vai trị nịng cốt của mình trong ngành cà phê Việt Nam. Năng suất và sản lượng cà phê không ngừng được tăng lên.

Bảng 2.1. : Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê nhân của VINACAFE

ĐVT: Diện tích: ha; sản lượng: tấn; NSBQ: tấn/ha.

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Diện tích 29.300 19.639 22.190 22.500 20.000 18.500 17.500 17.500 Sản lượng 43.372 29.580 39.500 37.400 30.000 38.000 38.000 39.000 NSBQ 1,480 1,506 1,780 1,662 1,500 2,540 2,171 2,229 (Nguồn: Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam)

Qua bảng 2.1, chúng ta thấy:

™ Diện tích: Có sự điều chỉnh giảm diện tích gieo trồng trong VINACAFE từ

năm 2001 đến nay. Cụ thể, năm 2001 diện tích là 29.300 ha nhưng đến nay năm 2008 diện tích gieo trồng là 17.500 ha. Sở dĩ có sự điều chỉnh giảm này là nhằm tránh chu kỳ khủng hoảng thừa lập lại như trong năm 2001, 2002 khi mà giá cà phê

41

rớt xuống q thấp. Diện tích đất cịn lại sẽ được tận dụng trồng các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao khác như cao su, tiêu, điều,..

™ Năng suất bình quân ngày càng tăng, nếu năm 2001 NSBQ chỉ đạt 1,48

tấn/ha thì đến năm 2007 đạt 2,171 tấn/ha, gấp 1,47 lần so với năm 2001, ước năm 2008 NSBQ đạt 2,229 tấn/ha. Đây là một kết quả đáng phấn khởi, góp phần nâng cao giá trị diện tích đất sử dụng.

™ Sản lượng: Diện tích giảm kéo theo sản lượng giảm. Mặc dù vậy, sản lượng

giảm ít hơn so với diện tích vì năng suất bình qn ngày càng tăng. Sản lượng năm 2001 đạt 43.372 tấn nhưng đến năm 2007 là 38.000 tấn, ước năm 2008 là 39.000 tấn.

2.2.3.1.2. Các chủng loại mặt hàng cà phê xuất khẩu

Hầu hết cà phê xuất khẩu của VINACAFE là cà phê nhân chỉ có một lượng nhỏ là cà phê thành phẩm của VINACAFE Biên Hòa được xuất khẩu.

Dưới đây là qui cách, phẩm chất của cà phê nhân xuất khẩu:

Qui cách, phẩm

chất Loại 1, sàng 18 Loại 1, sàng 16 Loại 2, sàng 13

- Độ ẩm - Đen bể - Tạp chất - Lẫn loại -Hạt trên sàng -Không mốc , không lên men, không mùi lạ - 12,5% max - 2% max - 0,5% max - 0,5% max - 90% min trên sàng 18 - Đáp ứng tiêu chuẩn này - 12,5% max - 2% max - 0,5% max - 0,5% max - 90% min trên sàng 16 - Đáp ứng tiêu chuẩn này - 13% max - 5% max - 1% max - 1% max - 90% min trên sàng 13 - Đáp ứng tiêu chuẩn này

42

2.2.3.1.3. Chất lượng cà phê nhân xuất khẩu

Trước hết phải nói rằng cà phê vối của Việt Nam nói chung và của VINACAFE nói riêng về bản chất vốn có của nó là ngon. Có thể là do cà phê vối hầu hết được trồng trên các vùng cao như các cao nguyên Buôn Ma Thuột, Pleiku, Đức Trọng, Di Linh. Nhưng do khâu thu hoạch, chế biến và bảo quản chưa tốt nên chất lượng còn rất hạn chế. Cụ thể:

™ Thông thường một vụ cà phê người ta thu hái làm nhiều đợt. Nhưng để tiết

kiệm công hái nông dân, các nông trường thường thu hái gọn cả vườn. Người nông dân không đeo các gùi hái các quả cà phê chín bỏ vào gùi nữa mà trải tấm bạt bằng sợi chất dẻo xuống đất quanh gốc cây rồi tuốt quả xuống. Khi đã tuốt xong người ta gom quả cà phê trên các tấm bạt và đựng vào các bao tải chở về nhà phơi. Việc hái theo phương thức này, cà phê sẽ lẫn nhiều cành, lá rụng và cả đất cát ở vườn cà phê.

™ Cà phê Việt Nam nói chung và VINACAFE nói riêng là độ ẩm quá cao vì thế

dễ bị ẩm mốc do khâu phơi sấy, bảo quản chưa tốt. Thực tế, cho thấy cà phê sau khi hái về bị ủ đóng, khi phơi lại phơi tầng dày và được bảo quản khi độ ẩm còn cao hơn mức cho phép (độ ẩm cà phê tối đa có thể chấp nhận được là 13%, độ ẩm đạt 12% là tốt cho việc bảo quản).

™ Cà phê Việt Nam còn lẫn nhiều tạp chất và cả quả chưa chín. Hậu quả là quả

cà phê xanh phơi khô khi xay sẽ không xay được.

™ Một vấn đề quan trọng nữa tác động đến chất lượng cà phê Việt Nam nói

chung và VINACAFE nói riêng là máy móc phục vụ cho sản xuất, chế biến còn quá thiếu thốn, lạc hậu.

Những mặt tồn tại về chất lượng hàng hóa như thế cần phải được quan tâm đúng mức. Theo Ikemote, Trường Đại học Tokyo, thì những rắc rối của ngành cà phê Việt Nam là do sự coi thường về mặt chất lượng cà phê. Cũng chính sự coi thường này một phần đã dẫn đến sự sản xuất dư thừa cà phê, sự giảm sút về chất lượng đồng thời giảm sút danh tiếng của ngành cà phê.

43

Chính vì lẽ đó, mặc dù tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4193:2005 (tiêu chuẩn đếm lỗi, phù hợp với tiêu chuẩn của Hiệp Hội Cà Phê Thế Giới) đã được ban hành nhưng đến nay vẫn chưa đi vào thực tế (chỉ có 10% số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước áp dụng và chỉ chiếm 1-2% sản lượng cà phê xuất khẩu).

2.2.3.1.4. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của VINACAFE Bảng 2.2 : Số lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê nhân của VINACAFE Bảng 2.2 : Số lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê nhân của VINACAFE

ĐVT: Số lượng: 1.000 tấn; kim ngạch: 1.000 USD; Đơn giá BQ: USD/tấn

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 6 tháng/2008 Số lượng 250 201,680 181,911 237,063 183,512 191,406 201,240 114,284 Kim ngạch 102.303 89.530 123.202 154.090 155.986 228.538 325.423 248.876 Đơn giá BQ 409.212 433.92 677.27 650 850 1.194 1.617,09 2.177,70

(Nguồn: Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam)

Qua bảng 2.2 chúng ta thấy, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên qua các năm, năm 2001 đạt 102.303 ngàn USD đến năm 2007 đã tăng lên là 325.423 ngàn USD và 6 tháng/2008 là 248.876 ngàn USD mặc dù số lượng xuất khẩu là ít hơn. Điều này là do giá trên thị trường thế giới được khôi phục. VINACAFE không chủ trương chạy theo số lượng xuất khẩu mà chủ trương vừa số lượng vừa hiệu quả. Chủ trương này được xác định ngay từ việc giảm diện tích gieo nhằm góp phần nâng cao giá trị hạt cà phê trên thị trường thế giới nói chung và trên thị trường Việt Nam nói riêng. Cụ thể cho thấy, kim ngạch xuất khẩu tăng rất tốt và giá xuất khẩu lại ở mức cao nhất trong thời gian qua.

44

Bảng 2.3.: Số lượng và kim ngạch XK cà phê thành phẩm của VINACAFE

ĐVT: Số lượng: tấn; kim ngạch: 1.000 USD; Đ.giá BQ: USD/tấn

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 6 tháng/2008 Số lượng 864 908 914 1.095 3.604,71 901,42 Kim ngạch 2.408 2.564 3.019 3.662 4.028,939 3.141,692 (Nguồn: Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam)

Cà phê thành phẩm của Vinacafe Biên Hịa, có số lượng và kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên qua các năm. Nếu năm 2001 chỉ có 864 tấn, đạt kim ngạch là 2.408 ngàn USD thì đến năm 2007 là 3.604,71 tấn, đạt 4.028,939 ngàn USD và 6 tháng/2008 là 901,42 tấn, đạt 3.141,692 ngàn USD. Đây là một con số đáng mừng cho sản phẩm cà phê thành phẩm của Vinacafe Biên Hòa trên thị trường thế giới bởi vì cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ doanh nghiệp nào khác trong VINACAFE có dịng sản phẩm đa dạng như Vinacafe Biên Hòa, mặc dù số lượng xuất khẩu này vẫn cịn q ít trên thị trường thế giới.

2.2.3.1.5. Doanh nghiệp tham gia cung ứng - xuất khẩu

™ Hầu hết các đơn vị trong VINACAFE họat động trong lĩnh vực cà phê đều là

các nhà cung ứng cà phê. Hoặc là tự trồng cung ứng hoặc là thu gom từ người trồng khác để cung ứng trên thị trường hoặc cung ứng cho chính các đơn vị trong VINACAFE.

™ Các đầu mối thu mua và xuất khẩu cà phê của VINACAFE :

- Cty Cổ Phần Vinacafe Biên Hòa

- Cty Cổ Phần ĐT và XNK Cà Phê Tây Nguyên

- Cty Vật Tư Chế Biến Cung Ứng Cà Phê Xuất Khẩu (Macopex) - Cty Cà Phê Iasao

45

- Chi Nhánh Tổng Công Ty Tại Hà Nội - Cty XNK Cà Phê Đà Lạt

- Cty Kinh Doanh Tổng Hợp VINACAFE Quy Nhơn - Cty Kinh Doanh Chế Biến XNK Cà Phê Đắk Hà - Cty Cà Phê 331

- Cty Đầu Tư Cà Phê Dịch Vụ Đường 9 - Cty Cổ Phần XNK Nông Sản 722 - Cty Cổ Phấn XNK Cà Phê Đức Nguyên - Cty Cổ Phần Cà Phê Việt-Lào

Trên đây là 13 đầu mối trực tiếp của VINACAFE ngồi ra cịn có các đầu mối là chi nhánh của 13 đầu mối trên đây. Trong đó, hai đơn vị đứng đầu được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động là Cty Cổ Phần Vinacafe Biên Hòa- chuyên sản xuất cà phê thành phẩm và Cty Cổ Phần ĐT và XNK Cà Phê Tây Nguyên là một Cty xuất khẩu cà phê nhân lớn nhất trong ngành cà phê Việt Nam (tham khảo danh sách những đơn vị xuất khẩu nhiều cà phê nhân trong năm 2007 và trong tháng 5/2008 ở phần phụ lục 2 và phụ lục 3). Đây chính là một vinh dự rất lớn đối với VINACAFE.

46

2.2.3.1.6. Thị trường xuất khẩu

Bảng 2.4. : Thị trường XK cà phê nhân 2007 và 6 tháng/2008 của VINACAFE

ĐVT: Số lượng: tấn; Trị giá : USD

Năm 2007 6 tháng/2008

Khu vực lượng Số Trị giá Khu vực Số lượng Trị giá Tây Âu 88.779 142.772.877 Tây Âu 54.144,55 115.959.792,44

1.Tây Ban Nha 28.692 46.856.821 1.TâyBanNha 19.765,44 42.542.832,38

3.Ý 18.188 29.078.822 2.Đức 11.389,46 24.414.217,74 4.Đức 17.458 28.288.217 5.Ý 8.606,01 18.103.849,20 6.Hà Lan 7.533 11.969.317 7.Bỉ 5.907,91 12.382.198,07 9.Bỉ 5.534 8.897.173 9.Pháp 2.642,51 5.622.781,75 10.Thụy Sĩ 4.182 6.383.184 14.Thụy Sĩ 1.507,94 3.300.882,58 13.Pháp 2.217 3.328.300 15.Anh 1.465,44 3.355.655,93

Đông Âu 7.699 12.679.886 Đông Âu 4.350,48 9.163.203,54

11.Ba Lan 4.155 6.652.272 10.Nga 2.280,25 4.910.903,81

Bắc Trung Mỹ 28.202 44.753.185 BắcTrungMỹ 12.760,91 26.797.221,36

2.Mỹ 25.997 41.456.907 3.Mỹ 10.631,86 22.433.318,32

11.Mehico 2.090,65 4.294.783,04

Nam Mỹ 3.743 6.251.860 Nam Mỹ 1.121,08 2.742.545,37 Châu Phi 4.457 7.232.204 Châu Phi 723,24 2.028.376,80 Trung Đông 10.908 17.697.182 Trung Đông 6.165,32 12.599.781,07

7.Algeria 7.345 11.747.115 8.Ai Cập 3.261,90 6.397.437,77 15.Ma rốc 1.959 3.411.348 13.Ấn Độ 1.810,92 3.809.372,88 Châu Á TBD 29.367 49.465.994 Châu Á TBD 19.338,70 46.734.416,52 5.Nhật Bản 14.610 25.101.030 4.Nhật Bản 10.166,39 23.721.992,99 8.Hàn Quốc 6.565 10.905.331 6.Hàn Quốc 6.155,65 13.904.626,37 12.Indonesia 3.013 4.707.836,60 12.Singapore 2.006,13 4.388.241,07 14.Phillipin 1.996 3.394.250 NK NQ 28.085 44.570.027 NK NQ 15.679,91 32.850.704,55 Tổng cộng 201.240 325.423.215,60 Tổng cộng 114.284,18 248.876.041,65

(Nguồn: Tổng Công Ty Cà Phê Việt Nam)

47

Qua bảng 2.4, chúng ta có thể thấy:

™ Thị trường Tây Âu:

Là một thị trường rất lớn và tiềm năng đối với cà phê Việt Nam. Năm 2007, VINACAFE đã xuất sang thị trường này 88.779 tấn cà phê chiếm 44,12% tổng cà phê xuất khẩu và riêng 6 tháng/2008 đã xuất 54.144,55 tấn, chiếm 47,38% tổng xuất khẩu. Chứng tỏ lượng tiêu thụ có xu hướng tăng rất tốt. Trong đó các nước nhập khẩu lớn đó là Tây Ban Nha, Ý, Đức, Hà Lan, Bỉ, Thụy Sĩ, Pháp,..Đặc điểm của thị trường này là một thị trường thật sự tiêu thụ sản phẩm đã qua chế biến, có chất lượng cao nhưng cũng có những nhà rang xay nhập khẩu với tính chất là nguyên liệu để sản xuất thành thành phẩm hay bán thành phẩm để tiêu thụ trong nội bộ thị trường hay xuất khẩu. Tiêu thụ bình quân đầu người tại các quốc gia ở Tây Âu cao hơn ở Mỹ như đã phân tích ở phần 1.1.2.

Bằng quan hệ đối ngoại tốt từ phía Chính phủ, thị trường này luôn được mở rộng cho hàng hóa của Việt Nam. Đây chính là điểm thuận lợi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và đối với VINACAFE nói riêng.

™ Thị trường Đơng Âu:

Tiêu thụ Đông Âu bùng nổ từ những năm của thập kỷ 90 do việc mở cửa của thị trường này, có thể nói đây chính là thị trường truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên số lượng xuất khẩu của VINACAFE vào thị trường này còn khiêm tốn. Năm 2007 số lượng xuất là 7.699 tấn cà phê, chiếm 3,8% tổng cà phê xuất khẩu và 6 tháng/ 2008 là 4.350,48 tấn cà phê, chiếm 3,8%, chưa có xu hướng gia tăng xuất khẩu vào thị trường này. Hai quốc gia lớn cần phải kể đến ở thị trường này mà VINACAFE tiếp cận được đó là Ba Lan và Nga.

™ Thị trường Bắc Trung Mỹ:

Là một thị trường rộng lớn, hai nước nhập khẩu nhiều cà phê của VINACAFE trước tiên phải kể đến đó là Mỹ và Mehico. Trong đó, lượng xuất khẩu vào thị

48

trường Mỹ rất lớn, năm 2007 là 25.997 tấn cà phê, chiếm 12,92% tổng cà phê nhân xuất khẩu, 6 tháng/2008 là 10.631,86 tấn, chiếm 9,3% tổng cà phê nhân xuất khẩu.

™ Thị trường Nam Mỹ:

Lượng xuất khẩu sang thị trường này rất ít. Năm 2007 là 3.743 tấn, chiếm 1,86% tổng cà phê xuất khẩu, 6 tháng/2008 là 1.121,08 tấn, chiếm 0,98% tổng cà phê xuất khẩu. Điều này là do nơi đây là nơi của những quốc gia sản xuất cà phê như Braxin, Colombia, Venezuela,…

™ Thị trường Châu Phi:

Là quê hương của cây cà phê nhưng các nước Châu Phi có mức tiêu thụ không nhiều lắm. Năm 2007, Vinacafe xuất vào thị trường này đạt 4.457 tấn, chiếm 2,21%, 6 tháng/2008 là 723,24 tấn, chiếm 0,63%. Điều này là do thu nhập của người dân Châu Phi còn thấp nên cà phê trở nên đắt đỏ cho nhu cầu tiêu nội địa của họ. Thật vậy, phần lớn cà phê của họ sản xuất ra cũng đều dành cho xuất khẩu.

™ Thị trường Trung Đông:

Các quốc gia quan trọng đối với VINACAFE đó là Algeria, Ma rốc, Ai Cập, Ấn Độ,..Đây chính là thị trường tiềm năng mặc dù mức xuất khẩu vào thị trường này còn chưa cao nhưng đang có xu hướng tăng dần. Năm 2007 đạt 10.908 tấn, chiếm 5,42% và 6 tháng/2008 đạt 6.165,32 tấn chiếm 5,39%.

™ Thị trường Châu Á Thái Bình Dương:

Là một thị trường đầy tiềm năng, quan trọng và hứa hẹn đối với VINACAFE. Lượng cà phê xuất khẩu vào thị trường này cao, xếp thứ hai sau thị trường Tây Âu. Năm 2007 đạt 29.367 tấn, chiếm 14,60% và 6 tháng/2008 đạt 19.338,7 tấn, chiếm 16,92% trong đó cần phải kể đến là Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Singapore, Philippin.

49

Bảng 2.5 : Thị trường XK cà phê thành phẩm năm 2007 và 6 tháng/2008

ĐVT: Số lượng: tấn; Trị giá : USD

Năm 2007 6 tháng/2008

Khu vực Số lượng Trị giá Khu vực Số lượng Trị giá Châu Á TBD 310,95 1.528.143 Châu Á TBD 152,77 712.608,81

2.Đài Loan 85,08 541.665 2.Đài Loan 106,93 457.773 3.Malaysia 67,50 478.287 4.Trung Quốc 13,59 63.445,57 4.Nhật Bản 64,00 244.577 5.Malaysia 13,50 116.050,00

5.Hàn quốc 60,96 116.360 6.Úc 7,84 34.035,00

7.Trung Quốc 19,18 88.433 7.Campuchia 6,35 27.669,24

8.Úc 11,45 44.233 8.Philippin 3,60 10.836,00 9.Campuchia 2,78 14.588 9.Singapore 0,96 2.800,00 Bắc Trung Mỹ 743,15 2.429.735 Bắc Trung Mỹ 735,20 2.361.938,60 1. Mỹ 706,55 2.327.435 1.Mỹ 719,80 2.313.965,00 6.Canada 36,60 102.300 3.Canada 15,40 47.973,60 Đông Âu 0,45 1.755,00 10.Nga 0,45 1.755,00 Khác 2.550,61 71.061 Khác 13,00 65.390,00 Tổng cộng 3.604,71 4.028.939 Tổng cộng 901,42 3.141.692,41

(Nguồn: Tổng Công Cà Phê Việt Nam)

Cà phê thành phẩm của VINACAFE ngày càng được mở rộng thị trường tiêu thụ mặc dù lượng xuất vẫn còn thấp và điều đặc biệt quan trọng là lượng xuất khẩu này được xuất trực tiếp cho khách hàng ở nước ngoài. Điều này là do:

- Vinacafe Biên Hịa có bộ phận nghiên cứu, phát triển thị trường.

- Sản phẩm chế biến sâu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, chỉ có hai thị trường xuất khẩu chủ yếu đó là: Châu Á TBD đạt 310,95 tấn (năm 2007) và Bắc Trung Mỹ đạt 743,15 tấn (năm 2007) trong đó thị trường Mỹ là một thị trường rất quan trọng , năm 2007 lượng cà phê thành phẩm xuất vào quốc gia này đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu cà phê cho tổng công ty cà phê việt nam đến năm 2015 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)