Nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định tín dụng đối với DNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng TMCP thành phố cần thơ , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 78 - 81)

TP .Cần Thơ

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚ

3.2.2.10. Nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định tín dụng đối với DNN

Đây là nhiệm vụ cĩ khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến CLTD, vì thế để nâng cao CLTD, CBTD của các NHTMCP cần chú ý các nội dung trong thẩm định như:

Thứ nhất, thẩm định tính pháp lý của hồ sơ vay

Cần xem xét tính hợp lệ của những giấy tờ pháp lý của DN, tính hợp lệ của người đại diện pháp nhân vay vốn, tư cách của pháp nhân, tính xác thực của con dấu, điều lệ hoạt động của DN đĩ.

Thẩm định chính xác hồ sơ pháp lý của DN vay sẽ bảo vệ quyền lợi của NH, tránh được tổn thất nặng nề nhất cho khoản vay và ràng buộc được trách nhiệm của DN vay trước pháp luật.

Thứ hai, thẩm định tình hình tài chính của DN

Phân tích tình hình tài chính của DN vay giúp cho NH nắm được tiềm năng, hiệu quả hoạt động SXKD cũng như các rủi ro cĩ thể xảy ra của DN vay; đồng thời thấy được khả năng hồn trả các khoản nợ trong tương lai của của DN. Các tài liệu mà NH cĩ thể sử dụng để phân tích đánh giá về tình hình tài chính của DN là các báo cáo tài chính của DN, các thơng tin thu thập được trong q trình điều tra tín dụng…Dựa vào các tài liệu trên, CBTD tiến hành phân tích các tỉ số tài chính: Tỉ số về khả năng thanh tốn (khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn, khả năng thanh tốn nhanh) để đánh giá khả năng trả nợ của DN đối với các khoản nợ đến hạn; tỉ số về năng lực hoạt động (vịng quay hàng tồn kho, vịng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân, vịng quay vốn lưu động…) để đánh giá khả năng tận dụng các nguồn lực để tạo ra doanh thu và triển vọng của khách hàng; phân tích các chỉ tiêu địn cân nợ để đánh giá rủi ro tài chính; phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh để đánh giá hiệu quả hoạt động của DN vay vốn…

Thứ ba, thẩm định những thơng tin phi tài chính

Đĩ là thẩm định năng lực điều hành SXKD của Ban Giám Đốc DN vay vốn, nhân cách của Ban Giám Đốc, lịch sử phát triển của cơng ty, vị trí trên thị trường, chất lượng đội ngũ lao động, khả năng hoạch định chính sách, chiến lược phát triển sản phẩm, chuyên mơn và kinh nghiệm của những người quản lý, uy tín trong giao dịch với NH trong quá khứ, …

Thứ tư, thẩm định phương án SXKD, cần chú ý một số điểm sau:

Yếu tố đầu vào: đối với phương án kinh doanh thương mại thì xem các yếu tố đầu vào được thể hiện qua các hợp đồng, báo giá, biên bản xét thầu...; đối với

phương án SX hoặc thi cơng xây dựng thì xem xét uy tín của nhà cung cấp, số lượng, chất lượng của nguyên vật liệu; đối với các DN SX gia cơng thì xem xét định mức hao phí ngun vật liệu, phương thức thanh tốn và thời hạn giao hàng.

Yếu tố đầu ra: khả năng tiêu thụ hàng hố của phương án SXKD trên thị trường. Trường hợp phương án sử dụng vốn đã cĩ hợp đồng đầu ra sẽ đảm bảo tính khả thi cho việc thực hiện phương án SXKD hơn. Những trường hợp chưa cĩ hợp đồng đầu ra cụ thể cho phương án, DN nên tính đến các yếu tố như: tình hình tiêu thụ hàng hố đĩ trên thị trường trong quá khứ, tình hình tồn kho, phương thức bán hàng và khả năng bán hàng để đánh giá khả năng tiêu thụ. Nếu là phương án SX hoặc thi cơng xây dựng thì phải xem xét khả năng SX hoặc thi cơng bao gồm các yếu tố như cơng suất, năng lực sản xuất, thi cơng của DN, kế hoạch và tiến độ sản xuất, thi cơng, phương thức bán hàng tiêu thụ sản phẩm.

Nguồn trả nợ: nguồn trả nợ chính của DN là từ doanh thu bán hàng, doanh thu

từ hoạt động SXKD. Trên cơ sở những phân tích về sản phẩm, hàng hố; khả năng tiêu thụ; thời gian thu hồi vốn của phương án, DN xác định nguồn trả nợ và thời hạn trả nợ phù hợp. Nếu tính tốn nguồn trả và thời hạn trả nợ khơng chính xác hoặc thời hạn quá ngắn DN sẽ gặp khĩ khăn do chưa kịp thu hồi vốn, hoặc nếu thời gian cho vay quá dài thì khách hàng cĩ thể sẽ quay vịng vốn nhưng chưa đến kỳ hạn trả nợ DN sẽ sử dụng vào mục đích khác dẫn đến khơng trả được nợ khi đến hạn.

Hiệu quả kinh tế: phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của phương án SXKD so với năng lực của DN, tính khả thi của phương án vay vốn.

Thứ năm, thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay

Tài sản được dùng làm đảm bảo tiền vay sẽ là nguồn thanh tốn khi khách hàng khơng trả được nợ cho NH. Do đĩ, cán bộ thẩm định cần kiểm tra tính xác thực của tài sản đảm bảo, nghĩa là phải thấy được sự tồn tại cũa những tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh, đĩ là vị trí, hiện trạng, cấu trúc, đặc điểm, quy cách,…Mặc khác, khi được sử dụng làm đảm bảo cho một mĩn vay nào đĩ, tài sản phải được định giá đúng, để trong trường hợp khách hàng khơng trả được nợ thì việc thanh lý tài sản giúp cho NH cĩ khả năng thu hồi đủ cả gốc và lãi. Thực tế tài

sản làm đảm bảo tiền vay rất đa dạng, phong phú, vì vậy trong việc định giá tài sản cần chú ý đến tính chất an tồn của tài sản làm đảm bảo tiền vay, đĩ là:

- Tính ổn định về giá trị của tài sản đảm bảo trong một thời gian dài.

- Tính thanh khoản của tài sản đảm bảo, nhanh chĩng chuyển tài sản đảm bảo thành tiền.

Ngoài ra, để định giá đúng tài sản đảm bảo tiền vay các NHTMCP cần phải cĩ sự kết hợp với các cơ quan định giá trung gian cĩ uy tín và được sự tín nhiệm cao để đảm bảo rằng nếu phải xử lý tài sản để thu hồi nợ vay thì NH hồn tồn đảm bảo được quyền lợi của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng TMCP thành phố cần thơ , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)