Dư nợ cho vay theo loại tiền tệ đối với DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng TMCP thành phố cần thơ , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 44)

Đơn vị tính: tỉ đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chỉ tiêu Số thực hiện +/- so với năm 2005 (%) Số thực hiện +/- so với năm 2006 (%) Số thực hiện +/- so với năm 2007 (%) - Dư nợ VND 1.705 62 3.920 130 5.725 46 - Dư nợ ngoại tệ 337 127,7 1.217 261 1.132 -7 Tổng dư nợ 2.042 72 5.137 152 6.857 33,5

(Nguồn: NHNNVN – Chi nhánh TP. Cần Thơ )

(Nguồn: NHNNVN – Chi nhánh TP. Cần Thơ )

Biểu đồ 2.5: Tỉ trọng dư nợ cho vay theo loại tiền tệ đối với DNNVV

Năm 2006 dư nợ VND đạt 1.705 tỉ đồng, tăng 62% so với năm 2005, chiếm 83,5% tổng dư nợ. Năm 2007 là 3.920 tỉ đồng, tăng 130%, chiếm 76,3% tổng dư nợ. Năm 2008 đạt 5.725 tỉ đồng, tăng 46%, chiếm 83,5% tổng dư nợ. Điều này cho thấy khả năng cho vay ngoại tệ đối với DNNVV của các NHTMCP cịn hạn chế.

83.5 76.3 83.5 16.5 23.7 16.5 100 100 100 0 20 40 60 80 100 120

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Dư nợ VND Dư nợ ngoại tệ Tổng dư nợ

Nguyên nhân là do các DNNVV tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn cịn hạn chế, chủ yếu là các DN vay vốn VND để sản xuất, kinh doanh trong phạm vi nội thành và các tỉnh lân cận. Mặt khác, các NHTMCP cũng ngại cho vay ngoại tệ vì cơng tác quản lý rủi ro tỉ giá chưa tốt.

Dư nợ ngoại tệ mặc dù chiếm tỉ trọng thấp trong tổng dư nợ nhưng trong năm 2006, 2007 cĩ tốc độ tăng trưởng cao hơn dư nợ VND, đặc biệt trong năm 2007 tăng rất cao. Năm 2006 là 337 tỉ đồng, tăng 127,7% so với năm 2005. Năm 2007 đạt 1.217 tỉ đồng, tăng 261% so với năm 2006. Nguyên nhân là do lãi suất vay vốn bằng ngoại tệ thấp hơn nhiều lãi suất vay vốn bằng VND; nhu cầu nhập khẩu của các DNNVV trên địa bàn trong năm 2006, 2007 tăng mạnh, nên nhu cầu vay ngoại tệ để nhập khẩu cũng tăng theo. Sang năm 2008, tình hình kinh tế khơng ổn định, lạm phát tăng cao, khủng hoảng tài chính thế giới đã làm cho tỉ giá hối đối khơng ổn định nên các DN ngại vay vốn bằng ngoại tệ vì sợ rủi ro tỉ giá. Mặt khác, ngày 10/4/2008, Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định số 09/2008/QĐ – NHNN về việc thu hẹp đối tượng cho vay vốn bằng ngoại tệ vì nhu cầu vay vốn ngoại tệ năm 2007 tăng mạnh, theo đĩ các NH đồng loạt giảm cho vay bằng ngoại tệ đối với các DN, do vậy dư nợ ngoại tệ đối với DNNVV năm 2008 tại các NHTMCP trên địa bàn giảm.

Xét về cơ cấu dư nợ theo ngành nghề đối với DNNVV của các NHTMCP thì dư nợ cho vay thuộc các lĩnh vực đều tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Trong năm 2006 và 2007, dư nợ cho vay đối với ngành thương mại, dịch vụ tăng mạnh nhất (năm 2006 tăng 115% so với năm 2005, năm 2007 tăng 241% so với năm 2006). Sang năm 2008 dư nợ cho vay đối với ngành nghề này lại tăng trưởng thấp nhất (tăng 17,5% so với năm 2007). Nguyên nhân dẫn đến sự biến động trên là do từ cuối năm 2007 đến tháng 8 năm 2008 , trong bối cảnh cả nước thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát và chính sách tiền tệ thắt chặt, ngành NH đã cĩ những chỉ đạo cụ thể là thực hiện điều chỉnh cơ cấu tín dụng, giảm tín dụng đầu tư trong lĩnh vực phi SX để tăng tín dụng đầu tư cho lĩnh vực trực tiếp SX. Chính sách này

15.3 16.9 17.4 2 5.2 24.1 23 .5 29.7 40.2 3 5.4 2 9.8 18.8 23 .7 100 100 100 0 20 40 60 80 100 120

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Nơng, lâm nghiệp và thủy sản Cơng nghiệp, khai tác và xây dựng

Thương mại, dịch vụ Ngành nghề khác Tổng dư nợ

cũng nhằm tạo điều kiện cho DNNVV trong lĩnh vực cơng nghiệp, nơng nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn TDNH.

Bảng 2.10: Dư nợ cho vay theo ngành nghề đối với DNNVV tại các NHTMCP

Đơn vị tính: tỉ đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Cơ cấu dư nợ theo ngành

nghề Số thực hiện +/- so với năm 2005 (%) Số thực hiện +/- so với năm 2006 (%) Số thực hiện +/- so với năm 2007 (%)

- Nơng, lâm nghiệp và thủy sản 313 80,2 868 177 1.193 37,4 - Cơng nghiệp và xây dựng 516 68 1.238 140 1.611 30 - Thương mại, dịch vụ 605 115 2.065 241 2.427 17,5 - Ngành nghề khác 608 30,6 966 58,9 1.626 68,3

Tổng dư nợ 2.042 72 5.137 152 6.857 33,5

(Nguồn: NHNNVN – Chi nhánh TP. Cần Thơ )

Biểu đồ 2.6: Tỉ trọng dư nợ cho vay theo ngành nghề đối với DNNVV tại các NHTMCP

Mặc dù, năm 2008 tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành thương mại – dịch vụ cĩ giảm hơn so với năm trước và thấp hơn các ngành khác nhưng xét về tỉ trọng dư nợ thì thấy dư nợ đối với ngành này luơn chiếm tỉ trọng cao nhất qua các năm: năm 2006 chiếm 29,7%, năm 2007 chiếm 40,2%, năm 2008 chiếm 35,4% tổng dư nợ. Tại TP.Cần Thơ, DNNVV hoạt động trong lĩnh vực cơng nghiệp, chế biến và xây dựng chiếm tỉ trọng cao trong tổng số DNNVV (chiếm 52,22% tổng số DNNVV năm 2008) nhưng dư nợ cho vay của các NHTMCP trên địa bàn đối với các DN này chiếm tỉ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay đối với DNNVV. Điều này cho thấy trong những năm gần đây các NHTMCP cho vay DNNVV theo hướng giảm dần ngành nghề cĩ tiềm ẩn rủi ro cao như ngành xây lắp, cơng nghiệp khai thác và nơng lâm thủy sản. Trong khi đĩ, đẩy mạnh cho vay DNNVV hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Đây là xu hướng tín dụng khách quan và tất yếu của các NH bởi vì trong những năm gần đây các DN hoạt động trong ngành cơng nghiệp và xây dựng tại TP.Cần Thơ đã bộc lộ những yếu kém trong quản lý tài chính và làm ăn khơng hiệu quả.Thay vào đĩ các NHTMCP chuyển hướng tăng cường tài trợ cho những ngành nghề hiện đang cĩ chiều hướng hoạt động cĩ hiệu quả như chế biến, điện, nước, thương mại và dịch vụ.

2.4. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI CÁC NHTMCP TP. CẦN THƠ NHTMCP TP. CẦN THƠ

2.4.1. Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại các NHTMCP TP. Cần Thơ NHTMCP TP. Cần Thơ

CLTD là yếu tố đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các NH. Để đánh giá CLTD của NH thì cần phân tích các chỉ tiêu: nợ quá hạn/tổng dư nợ; nợ xấu/tổng dư nợ; chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn; chỉ tiêu vịng quay vốn tín dụng.

2.4.1.1. Phân tích chỉ tiêu nợ quá hạn/tổng dư nợ

Chỉ tiêu nợ quá hạn/tổng dư nợ chỉ được phép nhỏ hơn hoặc bằng 5% mới được coi là bình thường. Nếu chỉ tiêu này vượt quá 5% cĩ nghĩa là chất lượng tín dụng khơng tốt.

Để thuận lợi cho cơng tác phân tích CLTD, cũng như để phục vụ tốt cho cơng tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng, các nhà quản trị thường phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam “ V/v ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD” và quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam “Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD ban hành theo quyết số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005” thì dư nợ của các TCTD được chia thành 5 nhĩm, cụ thể như sau:

Nợ nhĩm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tài chính đánh giá là cĩ đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là cĩ khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn cịn lại; - Các khoản nợ của khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vịng 01 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, 03 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và các kỳ hạn tiếp theo được đánh giá là cĩ khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại thì phân loại vào nhĩm 1.

Nợ nhĩm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là DN, tổ chức thì TCTD phải cĩ hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).

Nợ nhĩm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhĩm 2;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng khơng đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nợ nhĩm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo kỳ hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nợ nhĩm 5 (Nợ cĩ khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ 2;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

Trong 5 nhĩm nợ trên, nợ quá hạn là các khoản nợ được phân loại từ

nhĩm 2 đến nhĩm 5.

CLTD của NH đối với DNNVV được hiểu theo đúng nghĩa là vốn vay NH đáp ứng đầy đủ kịp thời cho DN và được DN đưa vào quá trình SXKD một cách cĩ hiệu quả nhất nhằm tạo ta một lượng tiền lớn hơn để trang trải đủ chi phí, cĩ lợi nhuận và hồn trả nợ cho NH đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi.

Tình hình nợ quá hạn, chỉ tiêu nợ quá hạn/ tổng dư nợ đối với DNNVV tại các NHTMCP TP. Cần thơ qua các năm như sau:

Bảng 2.11: Tình hình dư nợ, nợ quá hạn đối với DNNVV của các NHTMCP

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chỉ tiêu Số tiền (tỉ đồng) Tỉ trọng (%) Số tiền (tỉ đồng) Tỉ trọng (%) Số tiền (tỉ đồng) Tỉ trọng (%) Tổng dư nợ 2.042 100 5.137 100 6.857 100 Nợ nhĩm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) 1.936,3 94,8 4.962,2 96,6 6.446 94 Nợ quá hạn 105,7 5,2 174,8 3,4 411 6 Nợ nhĩm 2 (Nợ cần chú ý) 83,7 4,1 143,8 2,8 288 4,2 Nợ nhĩm 3

(nợ dưới tiêu chuẩn) 8,5 0,42 13,2 0,26 50,7 0,74 Nợ nhĩm 4

(nợ nghi ngờ) 5,4 0,26 7,6 0,14 24,6 0,35

Nợ nhĩm 5

(Nợ cĩ khả năng mất vốn) 8,1 0,42 10,2 0,2 47,7 0,71

(Nguồn: NHNNVN – Chi nhánh Cần Thơ)

Nhìn vào bảng 2.11 ta thấy nợ quá hạn (tổng nợ nhĩm 2,3,4,5) tăng qua các năm. Năm 2007 là 174,8 tỉ đồng, tăng số tuyệt đối là 69,1 tỉ đồng, tăng số tương đối là 65,4% so với năm 2006. Năm 2008 là 411 tỉ đồng, tăng 135,1% so với năm 2007. Năm 2008 doanh số cho vay giảm nhưng nợ quá hạn lại tăng so với năm 2007. Nguyên nhân là do một số DNNVV trong năm 2008 làm ăn thua lỗ nên khơng trả nợ đúng hạn cho các NH.

Mặc dù nợ quá hạn đều tăng qua các năm nhưng tỉ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ biến động khơng thuận chiều qua các năm. Năm 2006 nợ quá hạn chiếm 5,2% tổng dư nợ . Năm 2007 tỉ lệ này giảm xuống cịn 3,4%. Năm 2008 tỉ lệ này tăng lên 6%.

2.4.1.2. Phân tích chỉ tiêu nợ xấu/tổng dư nợ

Bảng 2.12: Tình hình dư nợ, nợ xấu của các NHTMCP TP. Cần Thơ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Nợ xấu (tỉ đồng) 49 85 268

Tổng dư nợ (tỉ đồng) 4.247 9.543 11.286

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) 1,15 0,9 2,4

(Nguồn: NHNNVN – Chi nhánh Cần Thơ)

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam thì tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ là chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá CLTD. Ở Việt Nam hiện nay chấp nhận tỉ lệ này bằng hoặc nhỏ hơn 5%.

Nợ xấu là bao gồm các nhĩm nợ: nhĩm 3, nhĩm 4, nhĩm 5, trong đĩ nợ nhĩm 5 là nợ cĩ khả năng mất vốn. Theo bảng 2.12, năm 2006 tổng nợ xấu của các NHTMCP TP.Cần Thơ là 49 tỉ đồng, chiếm 1,15% tổng dư nợ cho vay. Năm 2007 nợ xấu là 85 tỉ đồng, chiếm 0,9% tổng dư nợ. Năm 2008 là 268 tỉ đồng, chiếm 2,4% tổng dư nợ. Nếu so với tỉ lệ nợ xấu của toàn hệ thống NH trên địa bàn thì tỉ lệ nợ xấu của các NHTMCP thấp hơn (xem phụ lục 6). Điều này cho thấy CLTD của các NHTMCP là tốt hơn CLTD của các NHTMNN. Nguyên nhân là do các NHTMCP cho vay khách hàng là DNNVV, khách hàng là cá nhân với quy mơ tín dụng khơng cao và phần lớn là đều cĩ tài sản đảm bảo nên phân tán được rủi ro, trong khi các NHTMNN lại cho vay các DN lớn, DNNN với quy mơ tín dụng lớn và đơi khi khơng cĩ tài sản đảm bảo nên rủi ro thường cao hơn.

Bảng 2.13: Tình hình dư nợ, nợ xấu đối với DNNVV tại các NHTMCP TP. Cần Thơ

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Nợ xấu (tỉ đồng) 22 31 123

Tổng dư nợ (tỉ đồng) 2.042 5.137 6.857

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) 1,1 0,6 1,8

(Nguồn: NHNNVN – Chi nhánh Cần Thơ)

Xét tỉ lệ nợ xấu đối với DNNVV của các NHTMCP trên địa bàn giai đoạn năm 2006 – 2008 nhìn chung luơn dưới 2%, thấp hơn tỉ lệ nợ xấu chung của các NHTMCP trên địa bàn và thấp hơn nhiều so với tỉ lệ nợ xấu được chấp nhận ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể: năm 2006 là 1,1%, năm 2007 là 0,6%, năm 2008 là 1,8%. Điều này cho thấy CLTD đối với DNNVV tại các NHTMCP trên địa bàn khá tốt, các NHTMCP đã cĩ kiểm sốt tốt đồng vốn cho vay đối với loại hình DN này. Tuy nhiên năm 2008 cĩ tăng cao hơn so với các năm trước, nguyên nhân là do kinh tế khĩ khăn, một số DN vay vốn làm ăn thua lỗ khơng trả được nợ cho NH.

Nhìn chung chỉ tiêu nợ xấu đối với DNNVV của NHTMCP tại TP.Cần Thơ là thấp. Tuy nhiên, xét trên từng đơn vị, từng chi nhánh NHTMCP trên địa bàn thì cĩ sự khơng đồng đều về chất lượng nợ đối với các DN này. Các NHTMCP như: Á Châu, Sài Gịn Thương Tín, Đơng Á, Phương Đơng, Sài Gịn Cơng Thương cĩ tỉ lệ nợ xấu dưới mức 2%, trong khi một số NHTMCP khác như: Việt Á, Miền Tây, Xuất Nhập Khẩu, Sài Gịn Hà Nội, Phương Nam…cĩ tỉ lệ nợ xấu từ trên 2% đến 4,2%.

Bảng 2.14: Tình hình dư nợ, nợ xấu đối với DNNVV của một số NHTMCP TP. Cần thơ

Đơn vị tính: Tỉ đồng, %

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

NHTMCP nợ Nợ xấu T ỉ l ệ nợ xấu nợ Nợ xấu T ỉ l ệ nợ xấu nợ Nợ xấu T ỉ l ệ nợ xấu 1. Á châu 92,3 0,037 0,04 284,2 0,04 0,015 472 6,6 1,4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng TMCP thành phố cần thơ , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)