V. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ, BỘ THƯƠNG MẠI, BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TÓM TẮT CHƯƠNG III.
Sau khi nghiên cứu hệ thống các văn bản chính sách của Chính Phủ và xuất phát từ những nghiên cứu từ thực tế trong hoạt động thu mua , chế biến gạo xuất khẩu tại ĐBSCL , xin được đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hoạt động này trong Chương III .
Mục đích của các giải pháp :
• Nhằm mục tiêu mua hết và kịp thời lượng lúa hàng hóa với giá cả có lợi cho
ĐBSCL theo hướng CNH , HĐH song song với việc bảo đảm lợi ích kinh doanh và các hiệu quả kinh tế xã hội khác cho các cty xuất khẩu gạo .
• Bảo đảm an ninh lương thực , đi đôi với việc bảo đảm hiệu quả việc điều hành chỉ
số giá chung của Chính Phủ .
• Giảm bớt các tầng nấc trung gian không cần thiết , nhưng vẫn mở đường tạo một
đường thơng thống cho hạt gạo xuất khẩu tìm đến thị trường thế giới vẫn bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu thị hiếu và khả năng mở rộng thị trường trong tương lai .
• Nâng cao vai trị người nơng dân cùng các tổ chức hợp tác xã trong hoạt động
xuất khẩu , gắn liền người nông dân vào thị trường và hoạt động xuất khẩu .
• Nâng cao vai trị quản lý của Chính Phủ trong hoạt động thu mua , chế biến
thông qua hoạt động đầu tư và tổ chức kinh doanh của các công ty chuyên trách về kho bãi , silo …
Nội dung giải pháp :
1. Xây dựng mới hệ thống các hợp tác xã nông nghiệp mới đáp ứng yêu cầu công
tác sản xuất và kinh doanh lúa gạo xuất khẩu hiện nay tại ĐBSCL .
2. Tổ chức Hiệp Hội các nhà hoạt động thu mua , chế biến nhằm tạo tiếng nói quan
trọng cho hoạt động này trên sàn giao dịch xuất khẩu gạo trong tương lai
3. Tổ chức thực hiện các biện pháp như thu mua lúa non , đầu cơ tồn trữ lượng gạo .
4. Những giải pháp xoay quanh việc chống thất thoát sau thu hoạch .
5. Sau cùng là những kiến nghị đối với Chính Phủ , Bộ Nơng Nghiệp & Phát Triển
Nơng Thơn nhằm có được sự hậu thuẩn mạnh mẽ từ phía Nhà Nước trong những hoạt động hỗ trợ thúc đẩy cự phát triển của hoạt động xuất khẩu gạo của ĐBSCL trong tương lai .
KẾT LUẬN :
Trên đây , chúng ta đã xem xét một cách hệ thống toàn bộ hoạt động thu mua và chế biến lương thực phục vụ cho hoạt động xuất khẩu tại ĐBSCL trong thời gian qua kể từ khi Việt Nam tham gia vào hoạt động xuất khẩu gạo có số lượng đáng kể 1989 , chủ yếu từ năm 1994 đến nay . Thông qua kết quả hoạt động thu mua , chế biến Chính Phủ đã điều hành hiệu quả đảm bảo chỉ số giá chung ổn định là tiền đề tạo một mơi trường đầu tư ổn định thơng thống giúp cho việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngồi nước n tâm tìm đến .
Hoạt động thu mua , chế biến lương thực đã góp phần khơng nhỏ cho việc hồn thành kế hoạch xuất khẩu lương thực hàng năm của Việt Nam trong các năm qua . Thông qua việc xuất khẩu gạo hàng năm, Việt Nam đã thu được ngoại tệ góp phần phát triển kinh tế và có điều kiện để tích lũy đầu tư trở lại cho hoạt động sản xuất lương thực .
Song trong thời gian qua vẫn còn nhiều vướng mắt từ những nguyên nhân chủ quan , cũng như khách quan hoạt động thu mua , chế biến đôi lúc đôi khi chưa được chú trọng đúng mức , chưa nhận được sự quan tâm chỉ đạo từ các cấp các ngành và ngay cả bản thân các công ty xuất khẩu gạo cũng còn chưa đánh giá đúng vai trị của hoạt động này nên đã khơng đầu tư và phát triển trong thời gian dài . Cho đến nay , bài tốn đặt ra cho hạt gạo Việt Nam cần có vị thế xứng đáng và sự phát triển lâu dài trên thị trường nông sản thế giới đã buộc chúng ta phải có những giải pháp tích cực và ngay từ khâu sản xuất chế biến đến việc tìm kiếm thị trường và khách hàng – đầu ra của sản phẩm . Việc xuất khẩu hạt gạo đạt yêu cầu chất lượng quốc tế địi hỏi nhiều cơng sức và trí tuệ của nhiều ngành nhiều người – trong đó khơng thể phủ nhận sự đóng góp có tính quyết định của hoạt động thu mua chế biến .
Từ những nhận thức trên , luận văn đã đưa ra một số giải pháp xoay quanh nội dung làm thế nào có được những biện pháp nhằm làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong hoạt động xuất khẩu gạo , làm thế nào mang lại cho người nơng dân những lợi nhuận chính đáng mà họ phải được hưởng . Những giải pháp được
nêu ra trong luận văn còn đề cập đến việc làm giảm tổn thất sau thu hoạch . Những giải pháp đặt ra cho tất cả các cấp , các ngành từ TW đến cơ sở nhiệm vụ quan trọng nhằm giải phóng sức lao động bằng cách xây dựng một xã hội – công bằng , dân chủ và CNXH mà Đại Hội Đảng đã đặt ra .
Người nơng dân có được những quyền lợi thật sự và được đảm bảo chỉ một khi họ được tập trung liên kết trong tổ chức sản xuất và kinh doanh của bản thân họ – đó là các tổ chức hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp kiểu mới . Các hợp tác xã này phải thật sự là tổ chức của bản thân người nơng dân và vì người nơng dân cũng như nguyên tắc đầu tiên dành cho người gia nhập – đó là hồn tồn tự nguyện . Các hợp tác xã có sẵn trong tay những lợi thế : sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Đảng , Chính Phủ , hoạt động theo luật Hợp tác xã mà Quốc Hội vừa ban hành , các tổ chức kinh tế tài chính , …. Các Viện , Trường : Viện lúa Ơ Mơn , ĐH Cần Thơ … là nơi cung cấp thông tin KHKT khuyến nơng …Như vậy hợp tác xã đã có sẵn trước khi mình ra đời “ Thiên thời , Địa lợi “ và chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào sự vươn lên vượt qua trở ngại tâm lý chính bà con nơng dân trên con đường tìm đến CNH , HĐH nơng thơn ĐBSCL .
Ngoài ra việc xây dựng Hiệp Hội các nhà xay xát , chế biến lúa gạo vào thời điểm này cũng là điều cần đặt ra . Cùng với việc liên kết và phân công lao động trong các thành viên tạo được sức mạnh tổng hợp qua đó hồn thành cho được bài toán 4 triệu tấn gạo xuất khẩu mỗi năm trong thời gian tới . Việc hình thành Hiệp Hội cũng là cơ sỡ hình thành sàn giao dịch gạo xuất khẩu của Việt nam trong tương lai không xa , giúp cho không thể xảy ra hiện tượng tranh mua , tranh bán khi rộ hợp đồng , giúp cho giá gạo theo đúng hướng chỉ đạo của Ban điều hành xuất khẩu gạo của Chính Phủ tránh cho hạt gạo Việt Nam bị ép giá trong mua bán trên thị trường thế giới .
Cùng với các giải pháp liên quan vấn đề về tổ chức , luận văn cũng còn đưa ra các phương thức mua bán nhằm linh động hơn cho các công ty tổ chức thu mua giúp cho mối liên kết giữa người sản xuất – người mua chặt chẽ hơn , tránh những thiệt hại khơng đáng có cho cả hai bên khi bước chân vào thị trường . Sự ra đời của Công ty Nhà nước chuyên doanh kho bãi , hoặc sự liên kết đầu tư các thành phần
kinh tế trong nước tiến hành đầu tư xây dựng và kinh doanh kho bãi , silo là hoạt động phát huy nội lực phục vụ tốt cho việc xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam . Và luận văn cũng đưa ra những giải pháp vể phát triển công nghiệp chế biến gạo phục vụ cho xuất khẩu cũng như những giải pháp nhằm hạn chế tổn thất sau thu hoạch … cũng chỉ nhằm mục tiêu phát triển và hoàn thiện ngành xuất khẩu gạo ngày càng hiệu quả và kinh tế hơn .
Luận văn đã kết thúc song vấn đề cũng cịn đặt ra phía trước gợi mở cho chúng ta hướng tìm hiểu và nghiên cứu như vai trị của Ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong hoạt động thu mua , chế biến gạo xuất khẩu ; hoạt động của các công ty bảo hiểm trong hoạt động mua bán hàng nông sản như lúa gạo khi chưa thu hoạch , các giải pháp mang tính chuyên sâu trong việc hạn chế tổn thất sau thu hoạch … nhằm tiến tới một thị trường lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam rộng mở tạo sức cạnh tranh có hiệu quả trong tương lai .
Biểu số 7 : Tình hình sản xuất lúa và xuất khẩu gạo ĐBSCL : Lương thực hàng ùa ho STT TỈNH Dự kiến SL lúa năm 1998 (1000 tấn) Bình quân lương thực (Kg/người) Tiêu dùng tại tỉnh (1000 tấn) Số lượng (1000 tấn) Tỷ lệ (%) Lượng gạo XK-1997 (1000 tấn) 1. An Giang 2312.90 1083 882.42 1430.48 61.85 535.17 2. Đồng Tháp 1935.80 1196 721.84 1213.96 62.71 347.595 3. Kiên Giang 1929.24 1326 697.44 1231.80 63.85 156.241 4. Cần Thơ 1834.95 930 800.99 1033.96 56.35 219.418 5. Tiền Giang 1547.08 862 686.88 860.20 55.60 350.388 6. Sóc Trăng 1519.54 1169 581.97 937.57 61.70 65.853 7. Long An 1450.00 1054 594.48 855.52 59.00 145.412 8. Vĩnh Long 991.00 860 438.36 552.64 55.77 369.241 9. Trà Vinh 823.76 791 387.65 436.11 52.94 160.029 10. Cà Mau 807.00 710 407.74 399.26 49.47 2618 11. Bạc Liêu 750.00 912 321.27 428.73 57.16 14766 12. Bến Tre 380.30 274 395.4 - 15.10 0.459 CỘNG 16281.57 6916.44 9365.13 57.52 2367.19
Nguồn : * Sở Nông nghiệp & PTNN các tỉnh ĐBSCL. * Bộ Thương Mại
* Tổng số gạo xuất khẩu cả nước 3680550 tấn. Trong đó : + Các Tỉnh xuất trực tiếp : 2367190 tấn.
Bảng số 2 – Lượng gạo xuất khẩu Việt Nam qua các năm : Năm Lượng X K (triệu tấn) Năm sau so năm trước (%) Kim ngạch X K (triệu USD) Năm sau so năm trước (%) Giá X K trung bình (USD/tấn) 1989 1.372.567 -% 310.249 -% 204 1990 1.478.206 + 14,4 275.390 +5,00 188 1991 1.016.845 - 36,4 229.875 -23,0 227 1992 1.953.922 + 89,1 405.132 + 18,1 214 1993 1.649.094 - 11,8 335.651 - 13,4 210 1994 1.962.070 + 15,2 420.861 + 17,3 214 1995 2.025.127 + 0,30 538.838 + 25,0 267 1996 3.047.899 + 50,9 868.417 + 61,2 285 1997 3.682.000 + 19,0 891.342 + 2,50 245 1998 3.793.087 + 5,60 1.006.000 + 17,0 273 1999 4.558.000 + 21,6 1.007.800 - 0,02 235 Nguồn : Bộ Thương Mại
Bảng số 3 – Về chất lượng gạo xuất khẩu ( % so tổng số lượng xuất khẩu năm đó ) .
Năm / phẩm cấp Cấp cao Cấp trung bình Cấp thấp và loại khác 1989 – 1995 (*) 41.20% 14.15% 44.65%
1996 45.50% 11.00% 43.50% 1997 41.00% 9.00% 50.00% 1997 41.00% 9.00% 50.00% 1998 53.00% 11.00% 36.00%
(*) : Số trung bình của 7 năm 1989-1995.
Nguồn : Bộ Thương mại
Bảng số 4 : Về thị trường tiêu thụ từ năm 1995 – 1999 ( % so tổng số xuất khẩu )
Thị trường/năm 1995 1996 1997 1998 1999 Châu Á 66.00 33.30 31.00 73.70 50.93 Châu Phi 17.00 31.00 42.00 7.60 16.73 Trung Đông 6.00 19.00 15.00 11.60 5.50 Châu Mỹ 11.00 15.70 9.00 3.10 22.00 Các thị trường khác 1.00 3.00 4.00 4.84
Nguồn : Bộ Thương Mại .
Bảng 5 : Số lượng gạo xuất khẩu của VN trong tương quan thị trường gạo thế giới qua các năm.
Số lượng (tấn) Năm
Thế giới Việt Nam Thị phần(%)
Kim ngạch (1.000 USD) 1989 13.919.000 1.372.567 9,86 310.249 1990 11.705.000 1.478.206 12,63 275.390 1991 12.059.000 1.016.845 8,43 229.875 1992 14.082.000 1.953.922 13,88 405.132 1993 14.915.000 1.649.094 11,06 335.651 1994 16.465.000 1.962.070 11,92 420.861 1995 20.891.000 2.025.127 9,69 538.838 1996 19.667.000 3.047.899 15,50 868.417 1997 18.788.000 3.682.000 19,60 891.342 1998 27.428.000 3.793.087 13,83 1.006.000 1999 22.995.000 4.558.897 19,83 1.007.724 Dự báo2000 22.981.000 4.300.000 18,71 1.000.000
Nguồn : The Rice Trader và báo cáo tình hình XK gạo và NK phân bón của Bộ Thương Mại ngày 27/8/99 và Báo cáo công tác tháng 12/99 của Hiệp Hội XNK lương thực VN ngày 4/12/99.